3.1. Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến
3.1.3.1. Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
Sau hơn 9 năm áp dụng, BLTTHS năm 2003 đã bộc lộ một số bất cập do các quy định của nó chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, thống nhất. Cụ thể ở những quy định sau:
Thứ nhất, bất cập trong các quy định về đối tượng chứng minh.
Trong một số trường hợp, ngoài những tình tiết bắt buộc chung theo quy định tại Điều 63, khoản 2 Điều 302 và khoản 1 Điều 312 BLTTHS, cơ quan THTT buộc phải làm rõ một số tình tiết khác cơ ảnh hưởng tới việc giải quyết đúng đắn vụ án. Điều 63 BLTTHS không quy định về nhóm các tình tiết gây khó khăn trong thực tiễn hoạt động chứng minh, nếu các chủ thể chứng minh áp dụng máy móc quy định của điều luật này, chỉ làm rõ những vấn đề đã được quy định trong luật mà bỏ qua những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án sẽ không thể có nhận thức đúng đắn về bản chất của vụ án. Thêm vào đó, những vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Điều 63 BLTTHS là cơ sở để TA xác định trường hợp thiếu “Chứng cứ quan trọng đối với vụ án”, bất cập này của luật dẫn đến tình trạng TA và VKS có quan điểm trái chiều trong một số trường hợp TA trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì thiếu những “căn cứ quan trọng đối với vụ án” nhưng không thuộc Điều 63 BLTTHS [20, tr.130]. Do đó, cần thiết phải bổ sung vào Điều 63 quy định về những vấn đề phải chứng minh trong VAHS nhóm “5.
Thứ hai, BLTTHS hiện hành chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về giới
hạn chứng minh.
Khoa học pháp lý đã chứng minh sự cần thiết phải xác định giới hạn chứng minh trong toàn bộ quá trình chứng minh vụ án nói chung và trong hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng. Việc BLTTHS hiện hành chưa có điều luật quy định riêng về giới hạn chứng minh, mà quy định vấn đề này trong điều luật quy định về đánh giá chứng cứ là chưa hợp lý và không rõ ràng. Bởi vì, giới hạn chứng minh phải được xác định trong tất cả các hoạt động chứng minh và đặc biệt là từ giai đoạn thu thập chứng cứ, chứ không phải chỉ được xác định trong hoạt động đánh giá chứng cứ. Các quy định này không phản ánh đúng tầm quan trọng của việc xác định giới hạn chứng minh trong thực tiễn hoạt động chứng minh, làm cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có nhận thức không đầy đủ và thiếu thống nhất về giới hạn chứng minh, dẫn đến xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc gây nên sự không thống nhất giữa TA và VKS trong một số trường hợp trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung (TA cho rằng hồ sơ vụ án còn thiếu những chứng cứ quan trọng, nhưng VKS lại cho rằng chứng cứ đã đầy đủ và không cần điều tra bổ sung thêm mà chuyển nguyên trạng hồ sơ sang TA). Do đó, cần thiết phải bỏ quy định liên quan đến giới hạn chứng minh khỏi điều luật về giới hạn chứng minh, làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể chứng minh xác định giới hạn chứng minh trong hoạt động thực tiễn.
Thứ ba, chưa quy định đầy đủ chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng
cứ ở Điều 65 BLTTHS.
Như đã phân tích ở Chương 2, chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ chính là các chủ thể có trách nhiệm chứng minh trong giai đoạn điều tra theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 65,
các chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình chỉ bao gồm CQĐT và VKS. Vì vậy, còn các cơ quan khác là chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 111 BLTTHS năm 2003 nhưng không được quy định trong Điều 65. Đó là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Do đó, nên bổ sung các chủ thể này vào Điều 65 có trách nhiệm tiến hành thu thập chứng cứ theo đúng thẩm quyền.
Thứ tư, BLTTHS hiện hành chưa có sự phân biệt rõ ràng hai hoạt
động kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ.
Kiểm tra chứng cứ là hoạt động không thể thiếu trong quá trình chứng minh VAHS, nhưng BLTTHS chưa có quy định nào điều chỉnh hoạt động này. Khoản 1 Điều 66 BLTTHS quy định mục đích của hoạt động đánh giá chứng cứ là “xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án của chứng cứ”, nội dung này trùng lặp với nội dung của hoạt động kiểm tra chứng cứ. Dẫn tới trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn còn chưa phân biệt được rõ ràng, nhầm lẫn hai hoạt động này với nhau. Bản chất, đối với từng chứng cứ, hoạt động kiểm tra chứng cứ trả lời câu hỏi “thông tin tài liệu, đồ vật, đã được thu thập có đầy đủ điều kiện để được coi là chứng cứ hay không?”, còn hoạt động đánh giá chứng cứ trả lời cho câu hỏi “thông tin, tài liệu, đồ vật được coi là chứng cứ ấy có giá trị chứng minh hay không? Chứng minh tình tiết nào của vụ án?”.
Những thiếu sót trên của pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS cũng như trong toàn bộ quá trình giải quyết VAHS. Do đó, cần bổ sung vào BLTTHS một điều luật quy định về chủ thể tiến hành và nội dung của hoạt động kiểm tra chứng cứ.
Đồng thời, sửa đổi quy định về nội dung của hoạt động kiểm tra chứng cứ tại Khoản 1 Điều 66 BLTTHS.
Thứ năm, bất cập trong quy định về nguồn chứng cứ.
Quy định của pháp luật về khái niệm chứng cứ và nguồn chứng cứ là cở sở pháp lý quan trọng để các chủ thể chứng minh phân biệt cái gì là chứng cứ và cái gì không đủ điều kiện trở thành chứng cứ trong hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, Điều 64 BLTTHS chưa quy định đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ trong khái niệm chứng cứ, chưa phân biệt rõ ràng hai khái niệm “chứng cứ” và “nguồn chứng cứ”. Khái niệm chứng cứ được quy định tại Khoản 1 Điều 64 BLTTHS mới chỉ đề cập đến tính hợp pháp của chứng cứ ở khía cạnh “được thu thập”, trong khi tính hợp pháp của chứng cứ còn bao hàm cả yêu cầu “được xác định bằng nguồn tương ứng theo quy định của pháp luật”. Khoản 2 Điều 64 BLTTHS quy định về nguồn chứng cứ như sau: “Chứng cứ được xác định bằng:…”, cách quy định này khiến trong khoa học và trong thực tiễn khó phân biệt hai khái niệm “chứng cứ” và “nguồn chứng cứ”.
Ngoài ra, quy định nguồn chứng cứ được ghi nhận chủ yếu bằng văn bản, vật chứng mà chưa thừa nhận các phương tiện khác (ví dụ phương tiện điện tử ghi âm, ghi hình, thẻ nhớ... có khả năng lưu giữ các dấu vết của tội phạm) là chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó thì việc chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện đại cần thiết phải nghiên cứu, đổi mới chế định chứng cứ trong tố tụng hình sự. Việc đổi mới chế định chứng cứ phải xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ, từ nhu cầu điều tra, xử lý đối với các hành vi phạm tội trong tình hình mới để mở rộng các biện pháp chứng minh và nguồn ghi nhận chứng cứ, khắc phục căn bản những vướng
mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành; Bảo đảm phù hợp với việc đổi mới vị trí, vai trò của các chủ thể trong thực hiện các chức năng cơ bản tố tụng hình sự, bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quá trình chứng minh vụ án. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và nền kinh tế, nhiều tội phạm mới cũng xuất hiện. Đặc biệt là những tội phạm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng BLTTHS chưa có những quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ nhằm đấu tranh đối với các loại tội phạm này. BLTTHS cần bổ sung quy định một số nguồn chứng cứ mới cho phù hợp với thời đại công nghệ thông tin khi xuất hiện một số loại tội phạm liên quan đến tin học, mạng internet hoặc việc sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình rất thuận tiện cho quá trình thu thập chứng cứ và người tham gia tố tụng có thể cung cấp nguồn chứng cứ này.