Một số vụ án đình chỉ không đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 130 - 132)

- Điều 54 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án BLTTHS không đưa ra khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

8 Viện kiểm sát ra lệnh bắt

2.3. Một số vụ án đình chỉ không đúng

- Vụ Phạm Phương Duy, sinh năm 1971 có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hậu quả chị Hoa bị chết còn chị Hằng bị thương làm giảm 76% sức lao động. Trong quá trình điều tra CQĐT chưa làm rõ được nguồn gốc xe ô tô do Duy điều khiển. Sau khi tiến hành điều tra thấy bị can thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, tự nguyện bồi thường thiệt hại, căn cứ khoản 1 Điều 25 Bộ luật tố hình sự, CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can miễn trách nhiệm hình sự đối với Phạm Phương Duy. Do công tác THQCT và KSĐT không tốt, dẫn đến việc đình chỉ vụ án vội vàng, chưa làm hết các yêu cầu điều tra. Việc tách xe ô tô gây tai nạn ra để điều tra xác minh sau là không đúng vì đây là xe gây ra tai nạn qua giám định không đủ tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật nên liên quan đến việc xử lý đối với chủ sở hữu phương tiện. Qua kiểm tra thấy trong cùng 1 hồ sơ có hai quyết định đình chỉ điều tra bị can nhưng một quyết định đình chỉ theo Điều 25, một quyết định đình chỉ theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS.

- Vụ Hoàng Quang Vinh có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hậu quả chị Thu bị lốp sau bên phải của xe ô tô đè chết ngay tại chỗ, Vinh bị thương nặng làm giảm 76% sức lao động. Ngày 18/11/2007 CQĐT Công an quận Kiến An đã ra quyết định khởi tố vụ án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để tiến hành điều tra xét thấy: Hành vi của Vinh đã cấu thành tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhưng hiện Vinh bị thương nặng,

nhân thân tốt, hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, căn cứ khoản 1 điều 25 BLHS CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Do việc KSĐT từ đầu không tốt nên VKS không yêu cầu CQĐT khởi tố bị can để điều tra vì lỗi hoàn toàn thuộc về người lái xe mô tô mà chỉ khởi tố vụ án rồi đình chỉ vụ án là không tuân thủ quy định tại Điều 26 BLTTHS.

- Vụ Đào Văn Tuấn, trú tại Kiến Quốc, Kiến Thuỵ, Hải Phòng có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hậu quả ông Nguyễn Văn Hoà bị thương đến ngày 04/8/2006 ông Hoà chết. Ngày 17/7/2007 Công an huyện An Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án và đến ngày 15/11/2007 khởi tố bị can đối với Đào Văn Tuấn về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để tiến hành điều tra. Trong quá trình điều tra Công an huyện An Dương không chứng minh được Đào Văn Tuấn có hành vi phạm tội nên căn cứ vào khoản 2 Điều 107 của BLTTHS ngày 05/8/2008 Công an huỵên An Dương đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với Đào Văn Tuấn về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

- Vụ Vũ Văn Hứa bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Xét thấy: động cơ của Vũ Văn Hứa không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà chỉ để trừ đi khoản nợ mà ông Huy còn đang vay của Hứa trước đó, do vậy chưa đủ cơ sở kết luận Vũ Văn Hứa phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngày 14/4/2004 VKSND quận Hồng Bàng đã áp dụng khoản 2 Điều 89 BLTTHS năm 1988 (khoản 2 Điều 107 BLTTHS năm 2003) ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với Vũ Văn Hứa về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Vụ Giết người xảy ra tại xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng bị hại là anh Phạm Văn Luân sinh năm 1962 và vợ là chị Lê Thị Thu sinh năm 1964 ở đội 11 xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Ngày 27/01/2006 Nguyễn Trọng Êm, sinh năm 1968 ở đội 11, xã Liên Khê, huyện Thuỷ nguyên, Hải Phòng đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đầu thú. Ngày 25/01/2006 CQĐT Công an thành phố đã ra quyết

định khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, đến ngày 18/02/2007 ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Trọng Êm về tội giết người. Quá trình điều tra không chứng minh được Êm có hành vi giết người, ngày 12/7/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã căn cứ tại khoản 2 Điều 164 BLTTHS ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Êm và tạm đình chỉ điều tra vụ án. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bị can ra đầu thú và khai nhận về hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên bị can khi ra đầu thú mắc bệnh tâm thần, khi thực hiện hành vi phạm tội bị hạn chế về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Việc CQĐT đình chỉ điều tra đối với bị can Êm thuộc trường hợp oan, sai. Vì vậy, VKSND thành phố Hải Phòng phải khôi phục danh dự và bồi thường Êm theo Nghị quyết 388.

- Vụ Đoàn Văn Vững, sinh năm 1984, trú tại thôn Đồng Hải, An Dương, Hải Phòng có hành vi giao cấu với chị Đỗ Thị Tuyết Thanh sinh năm 1990, trú tại Tự Lập, Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng làm chị Thanh bị chết. Ngày 1/5/2008 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Dương ra quyết định khởi tố vụ án về tội vô ý làm chết người để tiến hành điều tra, do hết hạn thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm nên căn cứ khoản 2 Điều 164 BLTTHS, ngày 1/11/2008 Công an huyện An Dương đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Việc đình chỉ vụ án là có căn cứ, nhưng việc khởi tố vụ án của Công an huyện An Dương là vội vàng vì sau khi chị Thanh chết, Công an huyện An Dương đã cùng các Cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm tử thi trong khi chưa có kết luận của tổ chức giám định pháp y về nguyên nhân dẫn đến cái chết cho Chị Thanh đã khởi tố vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)