Hoạt động đề ra các yêu cầu điều tra đối với Cơ quan điều tra, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 56 - 58)

tra, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

a. VKS đề ra yêu cầu điều tra

Hoạt động đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra là hoạt động có vị trí quan trọng của công tác THQCT và KSĐT của VKS. Đây cũng chính là hoạt động thể hiện sự chỉ đạo của VKS trong giai đoạn điều tra. Thực tế chỉ ra rằng làm tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, chống bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VKS trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhiều bản yêu cầu điều tra có chất lượng tốt đã nêu cụ thể, chi tiết những vấn đề cần chứng minh cho vụ án, bám sát nội dung vụ án, có tính khả thi, cần thiết, kịp thời, lời văn dễ hiểu, ngắn gọn góp phần định hướng hoạt động điều tra, nhằm nâng cao chất lượng công tác THQCT, KSĐT.

Quá trình KSĐT thấy, việc đề ra các yêu cầu điều tra của VKS còn một số hạn chế sau:

Về hình thức: Chưa thống nhất, các yêu cầu điều tra làm theo hình thức công văn hoặc quyết định chưa đúng mẫu quy định, chưa ghi rõ ngày, tháng ban hành. Một số bản yêu cầu điều tra đánh máy hoặc viết tay không đúng mẫu ban hành kèm theo quy chế công tác THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự.

Về nội dung: Phần lớn các KSV đề ra yêu cầu điều tra còn chung chung, sơ sài, chưa rõ ràng và chưa có tính khả thi cao, thể hiện KSV chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ khi đề ra yêu cầu điều tra.

Một số KSV ở các đơn vị đã yêu cầu điều tra những vấn đề ĐTV đã điều tra hoặc không cần thiết, chưa bám sát tiến độ điều tra nên không kịp thời phát hiện những yêu cầu điều tra mà ĐTV chưa thực hiện hoặc thiếu kiên quyết khi ĐTV không thực hiện hết các yêu cầu điều tra. Nhiều bản yêu cầu điều tra không có giá trị, ĐTV không khai thác, sử dụng được gì từ bản yêu cầu điều tra, dẫn đến tình trạng coi thường yêu cầu điều tra. Có những vụ án phức tạp, KSV thiếu kinh nghiệm, nghiên cứu chưa sâu, yêu cầu điều tra dàn trải, không cần thiết, không thuyết phục. Thậm chí không phát hiện được những vấn đề cần điều tra, dẫn đến nhiều trường hợp phải gia hạn điều tra, trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần hoặc bị Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung. Còn có yêu cầu điều tra chưa đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với việc thu thập chứng cứ để xác định hành vi phạm tội trong vụ án đó.

Vẫn còn tình trạng yêu cầu điều tra của KSV không được thực hiện nghiêm túc. Có trường hợp trong suốt kỳ gia hạn điều tra, ĐTV không thực hiện thêm nội dung gì, hoặc chỉ lấy qua loa một bản cung, sau đó đề nghị gia hạn tiếp. Hoặc điều tra bổ sung không đạt yêu cầu điều tra đề ra trước đó, KSV phải lặp lại yêu cầu điều tra cho đến khi hết số lần trả điều tra bổ sung của VKS theo luật định. Cá biệt có vụ án yêu cầu điều tra chưa sát nội dung vụ án không định hướng hoạt động điều tra dẫn đến vụ án bị kháng nghị hủy bản án yêu cầu điều tra xét xử lại.

b. VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

Trong giai đoạn điều tra, VKS không có trách nhiệm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Mà chủ yếu là thực hiện chức năng giám sát hoạt động thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ án của CQĐT. Tuy nhiên, khi cần thiết để quyết định việc có phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp hay không thì VKS có quyền gặp hỏi người bị tình nghi làm rõ các căn cứ để phê chuẩn bắt khẩn cấp. Theo phân loại tội phạm thì hầu như đã ra quyết định phê chuẩn bắt khẩn cấp, đưa vào tạm giữ là sẽ khởi tố. Do vậy, bên cạnh việc xác định các căn cứ

bắt khẩn cấp của CQĐT thì VKS cũng phải kiểm tra các chứng cứ buộc tội có đảm bảo khởi tố hay không thì mới phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp.

Thực tiễn cho thấy đối với những vụ án phức tạp gặp khó khăn trong việc đánh giá về tội danh hoặc các chứng cứ buộc tội khác, CQĐT vận dụng nguyên tắc phối hợp trong giải quyết vụ án hình sự chuyển hồ sơ sang VKS tham khảo ý kiến. Thông thường trong những trường hợp này, KSV cùng ĐTV thực hiện mọi hoạt động thu thập chứng cứ nhưng chỉ làm cùng ĐTV chứ không được phép ghi tên trong các tài liệu thu thập chứng cứ. Điều này cho thấy, sự bất cập giữa pháp luật và thực tiễn.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đã nêu ở trên là do:

- KSV chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đề ra yêu cầu điều tra, chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự do đó đã không nâng cao được chất lượng công tác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

- Trong một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng phức tạp, dư luận quần chúng quan tâm, KSV chưa làm hết chức trách, nhiệm vụ của mình, chủ quan, bằng lòng với chất lượng hồ sơ của CQĐT đã không trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, khi hồ sơ chuyển sang VKS không thể tự mình tiến hành một số hoạt động điều tra nên đã phải trả hồ sơ cho CQĐT hoặc không tiến hành một số hoạt động điều tra để Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)