Hội nhập quốc tế là một trong những yếu tố mang lại những tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta.“Những kết quả đạt đƣợc từ việc thực hiện các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách tƣ pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật và công cuộc hội nhập quốc tế tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”.[20].
Hội nhập quốc tế cũng là yếu tố tác động tích cực đến việc phát triển nghề luật sƣ tại nƣớc ra, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hoạt động luật sƣ ở nƣớc ta trƣởng thành nhanh chóng, chất lƣợng chuyên môn hành nghề của luật sƣ ngày càng đƣợc nâng cao.Vai trò, vị trí của luật sƣ ngày càng đƣợc xã hội ghi nhận và tôn trọng. Nhìn ở góc độ doanh nghiệp có thể nhận thấy các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam rất lắng nghe và coi trọng ý kiến tƣ vấn pháp luật của giới luật sƣ, đặc biệt là luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Do đó, việc điều chỉnh pháp luật đối với địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam là rất quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập phát triển và nhằm nâng cao địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài.
1.3.2.Đối với việc nâng cao năng lực và kỹ năng hành nghề của luật sư Việt Nam
Trong Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chiến lƣợc phát triển nghề luật sƣ đến năm 2020 đã yêu cầu: “xây dựng và phát triển đội ngũ luật sƣ đủ về số lƣợng, bảo đảm về chất lƣợng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp và nhu cầu của xã hội, bảo đảm ngày càng có nhiều luật sƣ am hiểu pháp luật và tập quán thƣơng mại quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, giỏi kỹ năng hành nghề luật sƣ, có trình độ ngang tầm với các luật sƣ trong khu vực và quốc tế”[20]
Để thực hiện yêu cầu này, hơn ai hết, luật sƣ Việt Nam phải chủ động học hỏi, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế, kỹ năng hành nghề với các đồng nghiệp là luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam với phƣơng châm “học thầy không tày học bạn”. Luật sƣ nƣớc ngoài với lợi thế về ngoại ngữ, kinh nghiệm hành nghề chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho luật sƣ Việt Nam rất nhiều trong quá trình hành nghề tƣ vấn pháp luật quốc tế và pháp luật nƣớc ngoài.Từ năm 2009, Luật sƣ Bill Magennis, Giám đốc Công ty Luật Allens Arthur Robinson (Australia) - một trong những công ty luật nƣớc ngoài hoạt động có hiệu quả nhất ở Việt Nam cũng đã kiến nghị với Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp Hà Hùng Cƣờng đề nghị thành lập trƣờng đào tạo luật ở Việt Nam, cấp bằng quốc tế, góp phần phát triển đội ngũ luật sƣ Việt Nam đủ “tầm” quốc tế[30].
1.3.3.Đối với việc thực thicam kết củaViệt Namđối với khu vực và quốc tế
Điều chỉnh pháp luật đối với địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam sẽ giúp làm sáng tỏ những nội dung Việt Nam đã cam kết trong các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng nhƣ Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO hoặc song phƣơng nhƣ Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Hơn nữa, thông qua việc điều chỉnh pháp luật nàysẽ làm rõ hơn những cam kết này của Việt Nam đã đƣợc nội luật hóa nhƣ thế nào trong các văn bản quy phạm
pháp luật cũng nhƣ trong quá trình thực thi các cơ quan chức năng đã quản lý, hỗ trợ luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam nhƣ thế nào.