.Tuân thủ các nguyên tắc của GATS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 75)

a) Tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Là thành viên WTO, thực hiện nghĩa vụ về đối xử tối huệ quốc, Việt Nam đã đối xử bình đẳng về chính sách pháp luật, về thủ tục hành chính, về các khoản phí, lệ phí…giữa các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nƣớc khác nhau (nếu các nƣớc này đều là thành viên của WTO). Chính phủ Việt Nam cho phép công ty luật Hoa Kỳ lập công ty luật 100% vốn nƣớc ngoài ở Việt Nam. Theo nguyên tắc tối huệ quốc Việt Nam cũng đã cho các công ty luật của các nƣớc thành viên WTO khác nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc… lập công ty luật 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam.

b) Tuân thủ nguyên tắc minh bạch

Thực hiện nguyên tắc này, Việt Nam đã công bố tất cả các quy định, yêu cầu, thủ tục có ảnh hƣởng tới thƣơng mại dịch vụ cho các nƣớc thành viên WTO; công khai các dự thảo, văn bản quy phạm pháp luật (nhƣ luật, pháp lệnh, nghị định, thông tƣ) để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan trong ít nhất 60 ngày.

Cụ thể hóa nội dung này, Điều 57 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định chi tiết việc lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp

“1. Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tƣợng lấy ý kiến và xác định, cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn bản đƣợc ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Trong thời gian dự thảo đang đƣợc lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trƣớc đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã đƣợc chỉnh lý.

Đối với trƣờng hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức đƣợc lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đề nghị góp ý kiến.

2. Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

3. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình để Nhân dân biết.

4. Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định tại Điều này” [18, điều 57].

Nguyên tắc minh bạch này là hết sức quan trọng vì nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất lo ngại khi Việt Nam hay thay đổi chính sách pháp luật, quy định pháp luật tại một số văn bản không rõ ràng, cụ thể.

c) Tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

Việt Nam áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong dịch vụ pháp lý cụ thể là quy định về điều kiện và phạm vi hoạt động đối với nhà cung cấp dịch vụ.

- Về điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nƣớc sở tại: Về cơ bản điều kiện để công ty luật nƣớc ngoài mở chi nhánh tại Việt Namcũng giống điều kiện để công ty luật trong nƣớc mở chi nhánh tại Việt Nam. Ví dụ: phải có đơn đề nghị thành lập chi nhánh, bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sƣ, nhân sự luật sƣ làm trƣởng chi nhánh.

- Về phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã đƣợc phép cung cấp dịch vụ tại nƣớc sở tại: Khi tƣ vấn cho khách hàng, công ty luật nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng đƣợc phát hành các văn bản tƣ vấn pháp luật quốc tế tƣơng tự nhƣ công ty luật Việt Nam.

d) Việt Nam có đưa ra những ngoại lệ nhưng được WTO chấp nhận

Những ngoại lệ đƣợc quy định trong các văn bản liên quan nhƣ Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thƣơng mại quốc tế, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Xuất bản, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật an ninh quốc gia, Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nƣớc, Luật Bƣu chính và một số văn bản dƣới luật khác.

Điều 10 Pháp lệnh của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội số 41/2002/PL- UBTVQH10 ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thƣơng mại quốc tế quy định 5 ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc trong thƣơng mại dịch vụ, cụ thể nhƣ sau: Các ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc đối với các ngành dịch vụ đƣợc quy định trong hiệp định song phƣơng hoặc đa phƣơng mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; các ƣu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nƣớc có chung biên giới nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại dịch vụ giữa Việt Nam với nƣớc này; các ƣu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc quy định trong các hiệp định kinh tế khu

vực, hiệp định về khu vực thƣơng mại tự do và các thoả thuận tƣơng tự khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nƣớc ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ; các trƣờng hợp khác do Chính phủ quyết định.

Liên quan đến việc bảo vệ an ninh, bảo vệ đạo đức, trật tự công cộng, sức khoẻ của con ngƣời và động thực vật, đƣợc quy định tại các điều 15, 21, 27 Luật an ninh quốc gia năm 2004. Điều 3 của Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nƣớc năm 2000, Điều 7 Luật bƣu chính năm 2010, Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015. Ngoài ra còn có quy định tại Luật Thƣơng mại năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014...

2.4.2.Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam theo phương thức “hiện diện thương mại”.

Việt Nam cam kết: Tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam dƣới các hình thức sau: Chi nhánh của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài, Công ty con của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài, Công ty luật nƣớc ngoài, Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam. Hiện diện thể nhân(hình thức cam kết mở cửa thị trƣờng ở mức cao nhất trong 4 hình thức cung cấp dịch vụ theo quy định của GATS) của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc phép tƣ vấn luật Việt Nam nếu luật sƣ tƣ vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng đƣợc các yêu cầu áp dụng cho luật sƣ hành nghề tƣơng tự của Việt Nam. Về hạn chế đối xử quốc gia, Việt Nam cam kết: Không hạn chế.

Còn đối với tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thì đƣợc phép cung cấp những dịch vụ pháp lý nào cho khách hàng Việt Nam?.Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, tổ chức luật sƣ nƣớcngoài

không có hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam chỉ đƣợc quyền cung cấp cho các khách hàng Việt Nam các dịch vụ tƣ vấn pháp lý liên quan đến:

+ Pháp luật nƣớc ngoài (pháp luật của một nƣớc không phải là Việt Nam); hoặc:

+ Pháp luật quốc tế (pháp luật thƣơng mại theo các điều ƣớc quốc tế, tập quán thƣơng mại quốc tế…).

Một vấn đề thực tiễn đặt ra là trong các vụ kiện chống bán phá giádoanh nghiệp Việt Nam đƣợc quyền hay không đƣợc quyền thuê các công ty luật nƣớc ngoài. Với cam kết về dịch vụ pháp lý của Việt Nam, trong các vụ kiện nhƣ thế này ở nƣớc ngoài có liên quan đến pháp luật nƣớc ngoài hoặc một Hiệp định trong khuôn khổ WTO thì doanh nghiệp Việt Nam có quyền thuê công ty luật nƣớc ngoài dù có hay không có hiện diện tại Việt Nam để thực hiện các dịch vụ pháp lý. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong tất cả các vụ kiện hay tranh chấp có liên quan đến pháp luật quốc tế, đặc biệt là luật thƣơng mại quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng có quyền thuê các tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật quốc tế mà không gặp phải rào cản nào.

2.4.3.Ưu tiên cho tổ chức, cá nhân của nước thành viên WTO hoạt động dịch vụ pháp lý

Cụ thể, “theo cam kết với WTO, Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân của nƣớc thành viên WTO thành lập chi nhánh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam hoạt động trong Nhóm các Dịch vụ chuyên môn bao gồm dịch vụ pháp lý ngay từ ngày gia nhập 11/01/2007. Còn đối với Nhóm các Dịch vụ chuyên môn khác nhƣ dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, dịch vụ nghiên cứu thị trƣờng, dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ… thì Việt Nam cam kết cho các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thành lập

doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam sau một thời gian nhất định kể từ ngày gia nhập WTO” [39].

Đánh giá chung Việt Nam đã chuyển hóa đầy đủ, trọn vẹn các cam kết tại GATS vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012. Ví dụ, các cam kết cụ thể của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với phân ngành dịch vụ pháp lý về phƣơng thức “hiện diện thƣơng mại” cho phéptổ chức luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam dƣới các hình thức Chi nhánh của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài, Công ty con của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài, Công ty luật nƣớc ngoài, Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam. Điều này đã đƣợc quy định tại Điều 69 “Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài” Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thìhiện diện thƣơng mại của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc phép tƣ vấn luật Việt Nam nếu luật sƣ tƣ vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng đƣợc các yêu cầu áp dụng cho luật sƣ hành nghề tƣơng tự của Việt Nam. Quy định này đã đƣợc cụ thể hóa tại Điều 76 “Phạm vi hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài” Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở quy định pháp luật của các quốc gia Hoa Kỳ, Xingapo, Hàn Quốc có thể nhận thấy điều kiện để đƣợc hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc này là hết sức khắt khe, chặt chẽ.

-Những điểm tƣơng đồng của Việt Nam đối với các nƣớc

Tƣơng tự nhƣ các nƣớc Hoa Kỳ, Xingapo, Hàn Quốc, là thành viên WTO, Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết khi gia nhập WTO bằng việc đƣa ra những quy định cụ thể về luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong các văn bản quy phạm pháp luật trong nƣớc, từ Hiến pháp đến luật, nghị định,

thông tƣ hƣớng dẫn. Cũng giống với các nƣớc,về quyền hành nghề Việt Nam không cho phép luật sƣ nƣớc ngoài tham gia tranh tụng tại tòa án, chỉ đƣợc phép tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật quốc tế. Về các quyền cƣ trú, đi lại, xuất nhập cảnh, sở hữu tài sản, quyền chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nƣớc ngoài của luật sƣ nƣớc ngoài, về cơ bản các quy định ở các nƣớc Hoa Kỳ, Xingapo, Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm giống nhau.

-Những điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam đối với các nƣớc

Nhìn chung, các quy định pháp luật của Việt Nam thông thoáng hơn pháp luật của một số nƣớc. Ví dụ: Việt Nam không yêu cầu luật sƣ nƣớc ngoài phải tham gia vào đoàn luật sƣ, không yêu cầu luật sƣ nƣớc ngoài phải tham gia kỳ thi tại đoàn luật sƣ. Nếu luật sƣ nƣớc ngoài vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sƣ Việt Nam lần đầu thì chỉ bị Bộ Tƣ pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sƣ, chƣa bị áp dụng chế tài xử lý kỷ luật tại Việt Nam.Còn ở các nƣớc đặc biệt là Hoa Kỳ, thì điều kiện để luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc chính thức hành nghề tại Hoa Kỳ là rất khó khăn, vì phải đạt bằng cấp chứng chỉ tƣơng đƣơng hoặc tốt nghiệp tại trƣờng đƣợc Hiệp hội luật sƣ Hoa Kỳ công nhận và phải đỗ trong kỳ thi của Đoàn luật sƣ của bang. Lĩnh vực hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng không bị bó buộc nhƣ lĩnh vực hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại Xingapo, Hàn Quốc.

Chƣơng 3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊNÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGCỦA LUẬT SƢ

NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3.1.Thực trạng hoạt động hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam

3.1.1.Số liệu hoạt động hành nghề của luật sư nước ngoài

a) Số lượng luật sư nước ngoài

Luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2016 nhƣ sau:

Bảng 3.1. Số luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Nguồn: Cục Bổ trợ Tư pháp

STT Năm Số lƣợng Luật sƣ Ghi chú

1 2013 174

2 2014 130

3 2015 160

4 2016 200

Trong 6 tháng đầu năm 2017, “Bộ Tƣ pháp đã cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sƣ nƣớc ngoài cho 15 trƣờng hợp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sƣ nƣớc ngoài cho 06 trƣờng hợp.” [27]

Bảng 3.2. Số luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam phân bổ theo tỉnh, thành. STT Tỉnh/thành phố Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Ghi chú STT Tỉnh/thành phố Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Ghi chú

1 Hà Nội 56 50 50 2 Đà Nẵng 2 2 3 3 TP. Hồ Chí Minh 116 78 107 4 Các tỉnh thành khác 0 0 0 Tổng số 174 130 160

Nhƣ vậy, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố có số lƣợng các luật sƣ nƣớc ngoài hoạt động nhiều nhất. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ƣơng, là trung tâm kinh tế miền trung nhƣng số lƣợng luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề ở đây rất ít, chỉ từ 2-3 luật sƣ. Còn các tỉnh, thành phố khác không có luật sƣ nƣớc ngoài nào hoạt động hành nghề. Đây là con số mang tính báo động. Tại sao các tỉnh, thành khác của Việt Nam ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, ví dụ nhƣ Bà Rịa–Vũng Tàu, Bình Dƣơng là 2 tỉnh, thành phố có sức thu hút FDI đứng thứ 2 và thứ 3 cả nƣớc xét về quy mô vốn đăng ký lại không có sức thu hút đối với luật sƣ nƣớc ngoài?. Tại sao luật sƣ nƣớc ngoài không hành nghề tại các tỉnh, thành này?. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về luật sƣ nƣớc ngoài cần tìm hiểu nguyên nhân của hiện tƣợng này để có giải pháp đề xuất, khắc phục.

b) Số lượng tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Trong báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sƣ ngày 06/3/2012 của Bộ Tƣ pháp đƣợc đăng tải trên trang web duthaoonline.quochoi.vn đánh giá: “Thi hành Luật Luật sƣ, hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài, tổ chức hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả. Tính đến tháng 10/2011, có 56 tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp Giấy phép thành lập tại Việt Nam trong đó có 33 công ty luật 100% vốn nƣớc ngoài (05 công ty tại thành phố Hà Nội, 28 công ty tại thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)