Danh mục Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 35 - 58)

STT Tên nƣớc Tên điều ƣớc Ngày ký Ngày có hiệu lực

1 Ấn Độ Hiệp định về tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự 8/10/2007 11/17/2008 2 An-giê-ri Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự 14/04/2010 Chƣa có hiệu lực 3 An-giê-ri

(VN - FR - AR)

Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực

dân sự và thƣơng mại 14/04/2010 24/06/2012

4 Anh

(EN - VN) Hiệp định về tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự 13/01/2009 30/09/2009 5 Ba Lan Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

6 Bê-la-rút (RU - VN)

Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự

14/9/2000 18/10/2001

7 Bun-ga-ri Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự, gia đình và hình sự 3/10/1986 Đang có hiệu lực 8 Ca-dắc-xtan

(EN - VN)

Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự 31/10/2011 Chƣa có hiệu lực

9 Căm-pu-chia Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự 21/01/2013 Chƣa có hiệu lực

10 Cu Ba Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự, gia đình, lao động và hình sự 30/11/1984 Đang có hiệu lực 11 Đài Loan Trung

Quốc

Thỏa thuận tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực

dân sự và thƣơng mại 12/4/2010 02/12/2011 12 Hàn Quốc Hiệp định về tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự 15/09/2003 19/04/2005 13 Hung-ga-ri Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự, gia đình và hình sự 18/01/1985 Đang có hiệu lực 14 In-đô-nê-xi-a Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự và

hình sự 27/06/2013 22/01/2016

15 Lào Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự và

hình sự 06/07/1998 19/02/2000

16

Liên Xô (Nga kế thừa) (RU - VN)

Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về

các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 10/12/1981 10/10/1982

17 Mông Cổ Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự, gia đình và hình sự 17/04/2000 13/06/2002 18 Nga (RU - VN) Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự 25/08/1998 27/08/2012 19 Nga

Nghị định thƣ bổ sung Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

23/04/2003 27/07/2012

20 Pháp Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự 24/02/1999 01/05/2001

Xlô-va-ki-a kế thừa) dân sự và hình sự

22 Triều Tiên Hiệp định về tƣơng trợ tƣ pháp trong các vấn

đề dân sự và hình sự 04/05/2002 24/02/2004 23 Trung Quốc Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

dân sự và hình sự 19/10/1998 25/12/1999 24 U-crai-na Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về

các vấn đề dân sự và hình sự 06/04/2000 19/08/2002

25 ASEAN Hiệp định ASEAN về tƣơng trợ tƣ pháp

trong lĩnh vực hình sự 29/11/2004

20/9/2005 (chỉ có hiệu lực giữa các nƣớc đã phê chuẩn) 26 Tây Ban Nha Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực

hình sự 18/09/2015 08/07/2017

27 Hung-ga-ri Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực

hình sự 16/03/2016 30/06/2017

Nguồn: Bộ Ngoại giao

Trong các hiệp định này đều không có quy định chi tiết về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) [5]

Cam kết đối với dịch vụ pháp lý đƣợc quy định tại Phụ lục G của Hiệp định. Việt Nam cho phép 3 hình thức hiện diện thƣơng mại của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đó là văn phòng chi nhánh, công ty 100% vốn đầu tƣ của Hoa Kỳ và liên doanh với các thực thể Việt Nam. Điều 2 chƣơng III của Hiệp định này quy định ngoại trừ yếu tố là các luật sƣ Hoa Kỳ không đƣợc phép ra tham gia tranh tụng tại tòa án Việt Nam, không có giới hạn nào dành cho việc đối xử tƣơng đồng dành cho các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý Hoa Kỳ và Việt Nam.

So với cam kết về dịch vụ trong BTA, cam kết về dịch vụ trong WTO của Việt Nam rộng hơn về diện và sâu hơn về mức độ. Về diện cam kết: Cam kết trong WTO rộng hơn BTA về số ngành dịch vụ. Trong BTA, Việt Nam đã cam kết 8 ngành dịch vụ, gồm 65 phân ngành, còn trong WTO, Việt Nam

loại của WTO. Về mức độ mở cửa: Cam kết mở cửa theo WTO ở mức cao hơn BTA nhƣng không nhiều.

Tuy nhiên, điểm giống nhau giữa cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và tại Hiệp định BTA là không cho phép luật sƣ nƣớc ngoài, tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc tham gia tranh tụng tại tòa án Việt Nam, không đƣợc thực hiện dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan đến pháp luật Việt Nam.

1.4.3.Pháp luật quốc gia

Pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới cũng đã quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sƣ nƣớc ngoài tại quốc gia sở tại. Về quyền, pháp luật các quốc gia tập trung chủ yếu vào quyền hành nghề, quyền tài sản, quyền cƣ trú, đi lại. Về nghĩa vụ, pháp luật các quốc gia quy định yêu cầu luật sƣ nƣớc ngoài có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của quốc gia sở tại, tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sƣ, nộp thuế thu nhập cá nhân. Để làm cơ sở so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật của các nƣớc với pháp luật Việt Nam về luật sƣ nƣớc ngoài, luận văn lựa chọn pháp luật 3 quốc gia để nghiên cứu là: Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Xingapo.

Luận văn lựa chọn 3 quốc gia này để nghiên cứu bởi các lý do sau: Hoa Kỳ là cƣờng quốc số 1 thế giới, hoạt động hành nghề của luật sƣ đã có lịch sử phát triển lâu đời và có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Hoa Kỳ cũng là quốc gia nhập cƣ, thu hút nhiều nhân tài trong các lĩnh vực đến làm việc trong đó có giới trí thức, luật sƣ. Hàn Quốc là quốc gia có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Với phƣơng châm “doanh nghiệp đến đâu, văn phòng luật sƣ đến đó”, đến tháng 7 năm 2017 đã có 6/12 công ty luật lớn của Hàn Quốc đã mở chi nhánh, công ty luật tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật Hàn Quốc về luật sƣ nƣớc ngoài tại Hàn Quốc là hết sức quan trọng để so sánh, đối chiếu, xem xét tính mở cửa về dịch vụ pháp lý của Hàn Quốc nhƣ thế nào. Xingapo là quốc gia phát triển nhất trong Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Xingapo cũng là nơi thu hút nhiều luật sƣ nƣớc ngoài đến làm việc. Vì vậy, việc nghiên cứu quy định về luật sƣ nƣớc ngoài tại Xingapo sẽ là cần thiết và là những kinh nghiệm quý cho công tác quản lý, thu hút luật sƣ nƣớc ngoài vào hành nghề tại Việt Nam. Điểm giống nhau giữa 3 quốc gia Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Xingapo là cả 3 nƣớc này đều là thành viên của WTO, có cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên mức độ, lộ trình mở cửa của các nƣớc là khác nhau.

1.4.3.1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn đứng thứ 3 thế giới về diện tích, đƣợc hợp thành từ 50 tiểu bang. Hoa Kỳ có luật của liên bang và luật của tiểu bang.Luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc quy định ở các đạo luật khác nhau tại các bang của Hoa Kỳ.Ví dụ ở bang Wisconsin, nếu ngƣời nƣớc ngoài tốt nghiệp từ một trƣờng luật nƣớc ngoài nếu có nhu cầu trở thành luật sƣ tại bang Wisconsin thì phải nộp bằng đại học choHội đồng khảo thí Luật sƣ bang Wisconsin kiểm tra. Nhƣng bằng đại học này phải đƣợc cấp tại trƣờng đại học đƣợc Bộ Giáo dục Hoa Kỳ công nhận.Sau đó, ngƣời đó phải đăng ký thi để nhập học tại trƣờng luật đƣợc Hiệp hội Luật sƣ Hoa Kỳ (ABA) công nhận. Sau khi học xong, cá nhân đó mới có thể tham gia kỳ thi doĐoàn Luật sƣ bang Wisconsin tổ chức[35]. Bang Michigan quy định ngƣời nƣớc ngoài tốt nghiệp trƣờng luật ở nƣớc ngoài không đƣợc tham gia vào đoàn luật sƣ bang Michigan[35]. Còn ở bang Minnesota thì Tòa án tối cao bang Minnesota có toàn quyền quy định về việc thực hành nghề luật ở bang Minnesota và đã thông qua Quy định tham gia Đoàn luật sƣ bang Minnesota. Giấy phép hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại bang Minnesota chỉ cho phép luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc tƣ vấn pháp luật quốc tế và pháp luật nƣớc ngoài [23, điều 11].

Luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc quy định tại Đạo luật tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài số 9524 ngày 25/3/2009; Nghị định hƣớng dẫn thi hành Đạo luật tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài số 21661 ngày 05/8/2009. Ngoài ra Liên đoàn Luật sƣ Hàn Quốc cũng ban hành Quy định đăng ký tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài; Bộ luật Đạo đức tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài; Quy định quảng cáo về tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài; Quy định kỷ luật về tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài; Quy tắc thu thù lao khi tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài; Quy định về nghĩa vụ của luật sƣ nƣớc ngoài.

1.4.3.3.Xingapo

Luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc quy định tại Chƣơng 161 Đạo luật về Hành nghề Pháp lý của Xingapo, trong đó có những quy định chi tiết về mối quan hệ giữa luật sƣ với khách hàng, luật sƣ với đồng nghiệp, luật sƣ với truyền thông...

Ngoài ra, ở một số quốc gia khác các cơ quan chức năng đều ban hành luật quy định địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề tại quốc gia sở tại. Ví dụ: tại Nhật Bản, luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc quy định tại luật và quy chế của Liên đoàn Luật sƣ Nhật Bản. Luật về các biện pháp đặc biệt quy định về hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài. Còn quy chế của Liên đoàn luật sƣ Nhật Bản quy định về luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề tại Nhật Bản trong trƣờng hợp nào đƣợc công nhận là hội viên nƣớc ngoài đặc biệt, trƣờng hợp nào là hội viên không chính thức.“Còn tại Vƣơng quốc Anh, Bộ luật về hành nghề luật sƣ của Đoàn luật sƣ England và xứ Wales quy định về luật sƣ nƣớc ngoài tại Phần 704.1 và 704.2. Luật sƣ tranh tụng nƣớc ngoài có thể gia nhập Đoàn luật sƣ với mục đích tạm thời theo quy chế hợp nhất số 40, có quyền tham gia tranh tụng trong giới hạn đã đƣợc quy định trong chứng chỉ hành nghề.”[37]

Chƣơng2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƢ NƢỚC NGOÀITRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI CÁC ĐIỀU ƢỚC

QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI 2.1.Pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài

Pháp luật Việt Nam có quy định về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Việc đƣa ra những quy định này có ý nghĩa, tầm quan trọng nhƣ sau: Thứ nhất, để bảo vệ công lý. Vì luật sƣ, không phân biệt luật sƣ Việt Nam hay luật sƣ nƣớc ngoài đều phải có nghĩa vụ bảo vệ công lý, bảo vệ cái đúng, lẽ công bằng. Thứ hai, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Trong quá trình hội nhập quốc tế, trong “thế giới phẳng”, các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ ở 197 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nghĩa là có 197 sự lựa chọn nhƣng cũng phải tiếp xúc với quy định pháp luật của 197 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Do đó, nhu cầu cần có luật sƣ am hiểu pháp luật quốc tế là hết sức quan trọng, không thể thiếucủa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.Thứ ba, quy định về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam để bảo vệ cộng đồng, mà cụ thể là bảo vệ các giá trị về chuẩn mực và đạo đức của cộng đồng, nhằm tránh việc luật sƣ nƣớc ngoài lợi dụng danh nghĩa hành nghề để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp, chống phá nhà nƣớc, nhân dân. Thứ tƣ, quy định về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam thể hiện sự hội nhập quốc tế của Việt Nam.Thứ năm, quy định nghĩa vụ luật sƣ nƣớc ngoài, tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế VAT đểtạo nguồn thu tài chính hiệu quả của quốc gia.Thứsáu, quy định về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam tạo môi trƣờng thuận lợi để các luật sƣ trong nƣớc đƣợc học tập kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp, bài bản của luật sƣ nƣớc ngoài.

Tuy nhiên, địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam là một khái niệm rộng, liên quan đến phạm vi điều chỉnh của nhiều hệ thống văn bản pháp luật. Nhƣ đã đề cập ở phần mở đầu, trong khuôn khổ của luận văn này, học viên chỉ xin đề cập đến nội dung chính của địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Về quyền của luật sƣ nƣớc ngoài, luận văn tập trung phân tích vào 3 quyền đó là quyền hành nghề, quyền đi lại, cƣ trú và quyền tài sản. Về nghĩa vụ của luật sƣ nƣớc ngoài, luận văn tập trung vào 3 nghĩa vụ đó là nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ tuân thủ quy tắc, đạo đức hành nghề, nghĩa vụ có mặt thƣờng xuyên tại Việt Nam. Do luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam dƣới các hình thức làm việc với tƣ cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nƣớc ngoài tại Việt Nam hoặc làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nƣớc ngoài, tổ chức hành nghề luật sƣ Việt Nam, nên trong phần giới thiệu, phân tích quyền, nghĩa vụ của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam dƣới đây, luận văn sẽ sắp xếp các tiểu mục theo thứ tự: về quyền: phân tích quyền của luật sƣ nƣớc ngoài trƣớc sau đó mới đến quyền của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam; về nghĩa vụ: luận văn phân tích nghĩa vụ của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trƣớc sau đó mới phân tích nghĩa vụ của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

2.1.1. Quyền hành nghề của luật sư nước ngoài

a)Điều kiện cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 quy định luật sƣ nƣớc ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì đƣợc cấp Giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam: Có Chứng chỉ hành nghề luật sƣ đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nƣớc ngoài cấp;Có kinh nghiệm tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài, pháp luật quốc tế;Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc

đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sƣ Việt Nam;Đƣợc tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc đƣợc chi nhánh, công ty luật nƣớc ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sƣ của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó. [15, điều 74].

Giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam của luật sƣ nƣớc ngoài có thời hạn 5 năm và có thể đƣợc gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm.Giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam của luật sƣ nƣớc ngoài thay thế Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về cấp Giấy phép lao động cho lao động là công dân nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam.

Hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam của luật sƣ nƣớc ngoài gồm có:

1.Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam;

2.Giấy tờ xác nhận là luật sƣ của tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 35 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)