Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 58)

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35

Nguồn:Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính

Trƣờng hợp cá nhân không cƣ trú thì họ phải chịu Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công đƣợc xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%. (Khoản 1 điều 18 Thông tƣ số 111/2013/TT-BTC). Trong đó, tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam đƣợc tính theo công thức:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt

Nam = Số ngày có mặt ở Việt Nam x Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công toàn cầu (trƣớc

thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trƣớc thuế) phát sinh tại

Việt Nam 365 ngày

2.1.8.Về nghĩa vụ tuân thủ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sƣ Việt Nam do Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam ban hành ngày 20/7/2011. Quy tắc này gồm 6 chƣơng, 27 quy tắc. Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sƣ quy định

đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sƣ. Mỗi luật sƣ phải lấy Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp này làm khuôn mẫu cho sự tu dƣỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sƣ, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội[10]. Bản quy tắc đã đƣa ra những quy tắc nhƣ trong chƣơng 2 quan hệ với khách hàng khi nhận vụ việc của khách hàng thì luật sƣ không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng; Luật sƣ tôn trọng sự lựa chọn luật sƣ của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng; Luật sƣ có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sƣ; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sƣ; Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ phải xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Khi thực hiện vụ việc của khách hàng,Luật sƣ chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết; Trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sƣ không để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác chi phối đạo đức và ứng xử nghề nghiệp làm sai lệch mục đích của nghề luật sƣ; Luật sƣ không từ chối vụ việc đã nhận, trừ trƣờng hợp bất khả kháng, hoặc pháp luật hay Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sƣ cho phép hoặc đƣợc khách hàng đồng ý; Luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ ký nhận và có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao cho mình; hoàn trả tài liệu, hồ sơ khi khách hàng yêu cầu hoặc khi đã giải quyết xong vụ việc và có thỏa thuận về việc trả lại, trừ trƣờng hợp khách hàng chƣa

thanh toán hết thù lao, chi phí và việc giữ lại tài liệu, hồ sơ phù hợp với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.

2.1.9. Nghĩa vụ khác của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

Trong trƣờng hợp luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề gây ra thiệt hại cho khách hàng thì chi nhánh, công ty luật nƣớc ngoài nơi luật sƣ nƣớc ngoài làm thành viên có nghĩa vụ bồi thƣờng. Ngoài ra, chi nhánh, công ty luật nƣớc ngoài còn có các nghĩa vụ sau: Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động; Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng; Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sƣ hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính; Nhập khẩu phƣơng tiện cần thiết cho hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tƣ và quy định khác của pháp luật có liên quan. (Điều 73 Luật Luật sƣ)

2.2.Vấn đề thực thi và việc bảo vệ các quyền, nghĩa vụ pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

Điều 48 Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; đƣợc bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam”.

Vấn đề thực thi và bảo vệ các quyền, nghĩa vụ pháp lý cơ bản của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam đƣợc ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau của Việt Nam và trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Một hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc Việt Nam đã đƣợc thành lập và tồn tại qua nhiều năm ở các cấp và ngày càng đƣợc củng cố vững mạnh để hỗ trợ cho ngƣời nƣớc

ngoài thực thi và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của họ tại Việt Nam.

Nhìn chung, cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hƣởng chế độ không phân biệt đối xử trong thực thi và bảo vệ các quyền, nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mình tại Việt Nam theo các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong lĩnh vực tố tụng tại các Tòa án Việt Nam hoặc các Trọng tài của Việt Nam, cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hƣởng chế độ Đãi ngộ quốc gia, trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ đã đƣợc pháp luật quy định rõ là chỉ dành riêng cho công dân Việt Nam (chẳng hạn nhƣ trở thành thẩm phán, luật sƣ Việt Nam). Trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hƣởng quy chế Đãi ngộ quốc gia theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý quốc tế, luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc hƣởng quy chế Tối huệ quốc trong mọi phƣơng thức cung cấp dịch vụ; họ không đƣợc tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bào chữa hay đại diện cho khách hàng trƣớc tòa án Việt Nam. Tuy vậy, trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ có dự kiến nếu luật sƣ Hoa Kỳ trong chi nhánh công ty luật Hoa Kỳ tại Việt Nam, công ty luật 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam, công ty luật liên doanh giữa công ty luật Hoa Kỳ và công ty luật Việt Nam, có bằng tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhƣ đối với một luật sƣ Việt Nam tƣơng tự thì sẽ đƣợc tƣ vấn về luật Việt Nam. Quy định này cũng đƣợc Việt Nam cam kết áp dụng cho các thành viên WTO theo văn kiện cam kết của Việt Nam với WTO [9, tr 132-133].

2.3.So sánh pháp luật Việt Nam vớiHoa Kỳ, Hàn Quốc vàXingapo

Hầu hết các bang của Hoa Kỳ chỉ cho phép luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài và luật quốc tế, không đƣợc tƣ vấn pháp luật Hoa Kỳ nhƣ bang Minnesota, Texas, Ohio, Michigan, Georgia, Maryland, Colorado, Alabama, Florida…

Hàn Quốc

Luật sƣ tƣ vấn nƣớc ngoài chỉ đƣợctƣ vấn pháp luật về: Thứ nhất, pháp luật và các quy định của quốc gia cấp phép của luật sƣ đó, không đƣợc tƣ vấn pháp luật Hàn Quốc;Thứ hai, tƣ vấn về điều ƣớc quốc tế của quốc gia cấp phép với Hàn Quốc; tập quán quốc tế đƣợc chấp nhận chung; vàThứ ba, các thủ tục tố tụng trọng tài quốc tế có luật áp dụng là luật của quốc gia cấp phép của luật sƣ đó hoặc công pháp quốc tế và lãnh thổ tài phán của trọng tài là Cộng hòa Hàn Quốc. [29, điều 24]

Xingapo

Xingapo quy định chỉ cho phép các công ty luật, luật sƣ nƣớc ngoài tƣ vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính và ngân hàng.

Việt Nam

Từ khi Nghị định 42-CP năm 1995 ra đời đến khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 còn có hiệu lực thì quyền hành nghề của Luật sƣ nƣớc ngoài không có sự thay đổi rõ rệt. “Luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam đƣợc tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật quốc tế, đƣợc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nƣớc ngoài, đƣợc tƣ vấn pháp luật Việt Nam trong trƣờng hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tƣơng tự nhƣ đối với một luật sƣ Việt Nam, không đƣợc tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trƣớc Tòa án Việt Nam” [15, điều 76].

Nhƣ vậy, so sánh với pháp luật Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Xingapo thì các quy định về lĩnh vực hoạt động hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt

Hàn Quốc, Xingapo. Vì Việt Nam cho phép luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Ngoài ra, Điều 70 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 lại quy định theo hƣớng mở:

Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện

tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác”. Nhƣ vậy, điều 70 Luật Luật sƣ

không đƣa ra quy định cụ thể nội hàm của khái niệm “tƣ vấn pháp luật”. Điều này có nghĩa là Chi nhánh, công ty luật nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam đƣợc quyền tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật Việt Nam.Tuy nhiên, so sánh với quy định của pháp luật Hàn Quốc thì luật sƣ tƣ vấn nƣớc ngoài, văn phòng tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài chỉ đƣợc tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài, “không đƣợc đƣa ra ý kiến pháp lý, lập hợp đồng theo luật bản địa” [38].

2.3.2.Về trình độ chuyên môn và đăng ký hành nghề của luật sư nước ngoài

Hoa Kỳ

Hành nghề luật sƣ tại Hoa Kỳ, tất cả các luật sƣ không phân biệt luật sƣ nƣớc ngoài hayluật sƣ Hoa Kỳ phải gia nhập vào Đoàn luật sƣ của mỗi bang, nơi họ hành nghề tại bang đó. Mỗi bang của Hoa Kỳ và thủ đô Washington DC có những quy định riêng về điều kiện gia nhập vào Đoàn.

Bang New York đƣợc xem là bang có các điều kiện dễ dàng nhất cho luật sƣ nƣớc ngoài gia nhập. Trong khi 23 bang khác yêu cầu tất cả các luật sƣ muốn gia nhập, bất kể quốc tịch nào, phải có bằng luật từ một trƣờng đƣợc Hiệp hội Luật sƣ Hoa Kỳ công nhận.Tuy nhiên, bang New York - một trong những thị trƣờng pháp lý hấp dẫn nhất của Hoa Kỳ - không đƣa ra yêu cầu này. BOLE là ban khảo thí luật sƣ bang New York, có trách nhiệm tổ chứckỳ thi kiểm tra hành nghề luật sƣ ở bang này. Theo đó, các ứng viên phải đáp ứng các quy định tại Mục 520.6 của Quy tắc của Tòa phúc thẩm cho dành choluật sƣ và tƣ vấn viên, luật sƣ nƣớc ngoài phải đáp ứng bốn yêu cầu sau:

1. Ứng viên phải có chứng chỉ pháp luật phù hợp để hành nghề luật sƣ ở nƣớc ngoài.

2. Chứng chỉ pháp luật đƣợc cấp từ một trƣờng luật đƣợc Chính phủ của quốc gia nƣớc ngoài công nhận.

3. Các ứng viên phải hoàn thành một chƣơng trình pháp luật tƣơng đƣơng với bằng học thuật cấp độ đầu tiên của ngành luật tại Hoa Kỳ (Juris Doctor/Doctor of Jurisprudence)tại trƣờng học đƣợc công nhận bởi Hiệp hội Luật sƣ Hoa Kỳ. Giáo dục pháp luật Hoa Kỳ theo thông thƣờng là toàn thời gian 3 năm. Tƣơng tự nhƣ vậy, luật sƣ nƣớc ngoài (ứng viên) cũng phải theo học với thời gian 3 năm.

4. Chƣơng trình học theohệ thống pháp luật Thông luật tại trƣờng luật đƣợc Hiệp hội Luật sƣ Hoa Kỳ công nhận.

Nếu luật sƣ nƣớc ngoài đã đáp ứng các yêu cầu trên, họ còn phải tham gia kỳ thi trực tuyến tại website của tổ chức BOLE với lệ phí nộp đơn 750 USD.

Hầu hết các bang yêu cầu những ngƣời muốn đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề luật sƣ phải có bằng Juris Doctor. “Juris Doctor là bằng tốt nghiệp cấp độ đầu tiên tại Hoa Kỳ; giúp học viên nâng caokỹ năng tiếp cận thực tế để nghiên cứu pháp lý. Juris Doctor cũnglà nền tảng giúp học viênlàm các công việc sau này nhƣ luật sƣ, tƣ vấn pháp lý. Chƣơng trình Juris Doctor cũng giúp học viên thành công trong các kỳ thi pháp luật chuyên môn cần thiết để thực hành pháp luật tại hầu hết các nƣớc”.[34]

Juris Doctor phải do trƣờng luật đƣợc Hiệp hội Luật sƣ Hoa Kỳ (ABA) công nhận cấp và cũng chỉ duy nhất các trƣờng tại Hoa Kỳ mới đƣợc cấp bằng Juris Doctor, hay nói cách khác, không có trƣờng luật nào ngoài Hoa Kỳ có đủ tiêu chuẩn để đƣợc ABA công nhận là đƣợc cấp bằng Juris Doctor.

Luật sƣ nƣớc ngoài muốn hành nghề tại Hoa Kỳ cần phải tham gia kỳ thi, nếu thi đỗ, họ còn phải tham gia vào Đoàn luật sƣ tại bang mà họ hành

nghề. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm và đƣa ra những tiêu chuẩn cao về chất lƣợng đội ngũ luật sƣ nƣớc ngoài hoạt động trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Việc yêu cầu luật sƣ nƣớc ngoài phải tham gia kỳ thi “sát hạch” tại Hoa Kỳ là một minh chứng về điều này.

Hơn nữa, khác với Việt Nam, luật sƣ nƣớc ngoài tại Hoa Kỳ phải tham gia vào Đoàn luật sƣ tại bang mà họ đƣợc cấp phép hành nghề. Còn ở Việt Nam thì không có quy định yêu cầu luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam phải tham gia là thành viên Đoàn luật sƣ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng hoặc thành viên Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam.

Hàn Quốc

Từ tháng 9 năm 2009, các luật sƣ nƣớc ngoài có thể đăng ký hành nghề tại Hàn Quốc với tƣ cách là Luật sƣ Tƣ vấn Nƣớc ngoài (FLC) và các công ty luật nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập và hoạt động các văn phòng đại diện, đƣợc gọi là các Văn phòng Tƣ vấn Pháp luật Nƣớc ngoài (FLCO) tại Hàn Quốc, tùy thuộc vào các điều khoản của Đạo luật về Tƣ vấn Pháp luật Nƣớc ngoài (FLCA).

Đạo luật về Tƣ vấn Pháp luật Nƣớc ngoài chỉ áp dụng đối với các luật sƣ nƣớc ngoài và các công ty luật nƣớc ngoài tƣơng ứng có quốc gia cấp phép và trụ sở đặt tại một quốc gia đã ký kết và phê chuẩn “Hiệp định Thƣơng mại Tự do (FTA) hoặc các hiệp ƣớc thƣơng mại khác” với Cộng hòa Hàn Quốc.

Một luật sƣ nƣớc ngoài chỉ có thể đăng ký với Liên đoàn Luật sƣ Hàn Quốc (KBA) làm Luật sƣ Tƣ vấn Nƣớc ngoài khi trình độ chuyên môn của luật sƣ này đã đƣợc Bộ Tƣ pháp Hàn Quốc chấp thuận. Các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đăng ký hành nghề đối với một Luật sƣ Tƣ vấn Nƣớc ngoài gồm:

Một là, có Giấy phép hành nghề luật sƣ tại quốc gia là một bên của Hiệp định Thƣơng mại Tự do với Cộng hòa Hàn Quốc;

Hai là, có tối thiểu ba năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tƣ vấn pháp luật tại quốc gia cấp phép; và

Ba là, phải cƣ trú tại Cộng hòa Hàn Quốc ít nhất 180 ngày mỗi năm. Trên trang web của Liên đoàn Luật sƣ Hàn Quốc [32] đã đăng tải chi tiết các tài liệu mà Luật sƣ nƣớc ngoài phải nộp để đăng ký hành nghề tại Hàn Quốc nhƣ sau:

Một là, đơn đăng ký tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài;

Hai là, giấy chứng nhận đăng ký thƣờng trú hoặc giấy xác nhận ngƣời ngoại quốc;

Ba là, sơ yếu lý lịch;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)