1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
1.2.3. Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Một là, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện là hết sức quan trọng trong hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, là công cụ đảm bảo giám sát thực hiện quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.Hiến pháp từ năm 1946 đến Hiến pháp 2013 khẳng định: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt Nhân dân thực thi quyền lực nhà nước bằng cách căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật, tình hình thực tế địa phương mà quyết định các biện pháp tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân vừa mang tính đại diện, vừa mang tính quyền lực nhà nước, có giá trị bắt buộc chung đối với các cơ quan, tổ chức và công dân ở địa phương. Như vậy, ngoài chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương thì việc giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện là một trong những biện pháp cần thiết và không thể thiếu được, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân [2].
Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, vậy thì tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân phải được coi trọng, phải bảo đảm sự tham gia thực chất của Nhân dân đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước để mục tiêu cuối cùng là hướng tới quyền lợi thiết thực, chính đáng của Nhân dân. Do đó, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức nhà nước phải đặt dưới sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân thì khi ấy quyền lực nhà nước mới thực sự thuộc về Nhân dân. Hễ ở đâu và chừng nào, quyền giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân bị xem nhẹ hoặc bị xâm hại thì khi ấy quyền lực của Nhân dân không được đảm bảo và thứ quyền lực ấy trở thành hình thức. Chính vì vậy, bắt đầu công cuộc đổi mới, trong
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng ta đã nhận định về Hội đồng nhân dân và xác định yêu cầu đối với Hội đồng nhân dân là "Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, trước hết nêu cao vị trí của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp. Vẫn còn tình trạng cơ quan dân cử các cấp được lựa chọn bầu cử và hoạt động một cách hình thức chủ nghĩa..." [4, tr. 98].
Hai là, giám sát góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện. Thông qua giám sát, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được tiếp cận, nghiên cứu khách quan nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phầntrong việc quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo đúng quy định của pháp luật và ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện là việc nhằm xem xét, đánh giá các quy định của Hiến pháp và pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp có được thực thi nghiêm túc trên địa bàn huyện hay không? Các chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, của tỉnh, của huyện được các cơ quan nhà nước, các địa phương trong huyện triển khai thực hiện như thế nào? Tác động của chính sách đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn ra sao? Mục tiêu của hoạt động giám sát là đánh giá kết quả của quá trình thực hiện các chính sách của các cơ quan nhà nước, kết quả việc giải quyết các ý kiến kiến nghị hợp pháp của cử tri và Nhân dân. Kết quả hoạt động giám sát có thể theo chiều hướng tích cực và ngược lại nhưng mục tiêu cuối cùng là đảm bảo Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện phải được thực thi nghiêm túc, có hiệu quả trên địa bàn huyện.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Theo đó, có thể suy luận rằng, với trách nhiệm đơn vị hành chính - lãnh thổ gắn liền
với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện có trách nhiệm đại diện cho cử tri và Nhân dân giám sát Ủy ban nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn xem có thực hiện nghiêm túc Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện hay không? Nếu có thì thực hiện như thế nào? Kết quả ra sao?.
Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định các vấn đề quan trọng trên địa bàn huyện, biến ý chí của cử tri và Nhân dân trong huyện thành quy phạm pháp luật (Nghị quyết) mang tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi địa phương mình. Thông qua hoạt động giám sát, Hội đồng nhân dân cấp huyện sẽ có thêm các căn cứ khoa học vững chắc, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương mình, đảm bảo tính khả thi của các quyết định, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trong thực tiễn cuộc sống.
Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và Hội đồng nhân dân cấp huyện nói riêng luôn xác định hoạt động giám sát là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Quán triệt nội dung Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, Hội đồng nhân dân cấp huyện đã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giám sát tại địa phương một cách tích cực và đạt được nhiều kết quả rõ nét trong những năm qua.
Ba là, giám sát góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn. Trong một nhà nước pháp quyền thì yêu cầu Hiến pháp, pháp luật phải được thực thi một cách công bằng, bình đẳng và tuân thủ những nguyên tắc, thủ tục đã đề ra. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện góp phần đưa Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện được thực thi một cách nghiêm túc, công bằng, hạn chế tình trạng độc đoán hay lạm quyền trong thực
thi quyền lực nhà nước. Do đó, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân rất quan trọng, là phương thức để yêu cầu các cơ quan hữu quan có trách nhiệm báo cáo, giải trình việc thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, đồng thời, qua giám sát cũng phát hiện, ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực, các hành vi tùy tiện, bất hợp pháp của các cơ quan chức năng cũng như cán bộ, công chức trên địa bàn huyện.
Thông qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận ra được những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong hoạt động của mình, từ đó đưa ra những biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện còn nhằm góp phần hạn chế sự thất thoát lãng phí nói chung, tăng tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Bốn là: Giám sát phát huy vai trò của các đại biểu Hội đồng nhân dân, đặc biệt là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm. Thực tế phần lớn đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện hoạt động kiêm nhiệm nên nhiều trường hợp, thành viên các Ban Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân thường có tâm lý “ỷ lại” cho cơ quan Thường trực Hội đồng nhân dân, các Phó Ban Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Vì vậy, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân nói chung và việc giám sát của các thành viên các Ban hoạt động kiêm nhiệm đôi khi qua loa, chiếu lệ, không chuyên sâu do thiếu kỹ năng, năng lực và bản lĩnh, sự nhiệt tình của người đại biểu đại diện cho Nhân dân. Và từ đó, việc phối hợp, hỗ trợ trong giám sát, phát hiện vấn đề, nêu quan điểm, chính kiến của thành viên các Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với đơn vị chịu sự giám sát sẽ hạn chế. Xu hướng này cần tránh bởi vì hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân là một công cụ quyền lực mang tính chất tập thể, do đó phải được tất cả các đại biểu Hội đồng nhân dân và thành viên các Ban Hội đồng nhân dân tham gia có trách nhiệm. Trách nhiệm giám sát của Hội đồng nhân dân rất quan trọng, không thể giao cho một vài đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách hoặc các "chuyên gia", hoặc những người chỉ muốn giám sát các hoạt động bề nổi, mà cần phải được tất cả các đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia với tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, năng lực trước cử tri và Nhân dân đã bầu ra mình [11].
Năm là, giám sát góp phần đảm bảo quyền làm chủ thực sự của người dân,
góp phần tích cực vào việc kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, đảm bảo công khai minh bạch trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và sử dụng hiệu quả nguồn lực địa phương.