Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 97 - 100)

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân đố

đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

Một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Với vai trò là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra các chủ trương, phương hướng cho toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm

bảo đảm quyền lợi tối cao của cả dân tộc. Đảng lãnh đạo thông qua đường lối và chính sách, Đảng không làm thay hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Hội đồng nhân dân cấp huyện là bộ phận cấu thành trong bộ máy nhà nước ở địa phương, do đó, hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện cũng không nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng. Vì vậy tuân thủ pháp luật cũng là tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng. Thực chất hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện là giám sát thực thi đường lối, chủ trương của Đảng được Luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thể chế hóa. Do đó, giải quyết đúng đắn mối quan hệ Đảng lãnh đạo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền là yếu tố có ý nghĩa trong việc bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện.

Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy thể hiện ở công tác nhân sự của Hội đồng nhân dân huyện là do Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định. Do vậy, để tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân hoạt động thuận lợi, có chất lượng, hiệu quả thì trước hết cần đổi mới công tác nhân sự của cấp ủy trong việc giới thiệu đảng viên ra ứng cử đại biểu Hội đồng đồng nhân dân huyện phải đảm bảo chất lượng, thật sự tiêu biểu.

Việc bố trí, phân công công tác trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban, các Phó trưởng Ban của Hội đồng nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng chí Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân rất thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng nhân dân nên vai trò lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy đối với Hội đồng nhân dân huyện được tập trung, thống nhất và kịp thời hơn. Từ đó Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo Hội đồng nhân dân huyện ngay từ đầu, từ khâu chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, nội dung, chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân.

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm kỳ 2016 - 2021, bộ máy cơ quan Thường trực Hội đồng nhân dân huyện được bổ sung biên chế. Theo đó Thường trực Hội đồng nhân dân có 02 Phó Chủ tịch (thêm 01 Phó

Chủ tịch), 03 Phó Ban chuyên trách (Phó Ban Kinh tế - Xã hội, Phó Ban Pháp chế, Phó Ban Dân tộc). Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện. Đặc biệt, nếu Ban Thường vụ Huyện ủy cơ cấu các Phó Ban chuyên trách là đại biểu có năng lực thực sự, là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện thì chắc chắn hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện sẽ hiệu lực, hiệu quả hơn vì phát biểu, kiến nghị của cấp ủy huyện trong hoạt động giám sát sẽ trọng lượng hơn.

Trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, Ban chấp hành Huyện ủy nên ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện. Đổi mới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy được thể hiện ở việc tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu cũng như từng đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh sự xung đột giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện. Ngoài ra, theo chúng tôi, cần phải có sự đổi mới quá trình xem xét, cho ý kiến vào các báo cáo, tờ trình, đề án của Ban Thường vụ Huyện ủy. Bởi vì, trong thực tế các báo cáo, đề án, tờ trình trước khi trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, sau đó hoàn thiện và trình tại hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy để cho ý kiến, sau đó các Ban của Hội đồng nhân dân huyện mới thẩm tra và trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua tại kỳ họp. Với quy trình này, Hội đồng nhân dân huyện chỉ có vai trò thông qua những vấn đề "đã rồi", việc thẩm tra của các Ban chỉ mang tính hình thức. Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ nghe ý kiến từ phía Ủy ban nhân dân, các thành viên Ban Thường vụ Huyện ủy mà chưa nghe được ý kiến từ cơ quan thẩm tra… Do đó, từ thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy để phát huy được vai trò của Hội đồng nhân dân huyện, đồng thời để tăng tính đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy cần có sự đổi mới quy trình trên, cụ thể: Các báo cáo, đề án, tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện thì các Ban của

Hội đồng nhân dân tham gia ý kiến trước vào các văn bản, sau đó Ủy ban nhân dân huyện mới trình Ban Thường vụ Huyện ủy, sau đó Ủy ban nhân dân huyện tiếp thu, chỉnh sửa và trình Hội đồng đồng nhân dân huyện thông qua tại kỳ họp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)