Hoàn thiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 127 - 129)

Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng là văn bản pháp quy kỹ thuật, tổng hợp trong đó tính kinh tế, tính khoa học, xã hội và an toàn sức khỏe cần phù hợp với các quy định của pháp luật; việc biên soạn, áp dụng chúng vào thực tế đời sống cần dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn, gắn liền với các chính sách vĩ mô về kinh tế, chính trị, xã hội. Qua một thời gian áp dụng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có những đóng góp quan trọng trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, do chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức về môi trƣờng, vì vậy, đã nảy sinh một số bất cập, đòi hỏi hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng phải có sự điều chỉnh, bổ sung định kỳ cho phù hợp. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn môi trƣờng tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cần quy định tổng lượng thải và thời gian xả thải.

Việc quy định mức tổng lƣợng xả thải trong một thời gian nhất định là điều cần thiết, nó liên quan đến khả năng dự báo mức độ ô nhiễm môi trƣờng ở một địa điểm cụ thể. Ngoài ra, tổng lƣợng thải cũng là cơ sở để tính thuế và phí môi trƣờng. Vì thế trong thời gian tới chúng ta cần nghiên cứu và đƣa ra công thức tính tổng lƣợng xả thải để đảm bảo tính công bằng và đánh giá đúng mức phát thải của các đơn vị và có kiểm soát định kỳ mức xả thải theo phƣơng thức đo ở các thời điểm khác nhau. Hƣớng xác định có thể tập trung vào việc đánh giá nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào để tính lƣợng thải đầu ra và từ đó tính đƣợc tổng lƣợng thải theo năm hoặc theo tháng của chủ nguồn

Bên cạnh đó, tƣơng ứng với tổng lƣợng thải nói trên, cần quy định thời điểm xả thải trong hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng. Bởi vì, trong cùng một lĩnh vực hoạt động, cùng một đối tƣợng tác động, nhƣng thải vào khoảng thời gian nào cho hợp lý lại chƣa đƣợc đặt ra trong tiêu chuẩn môi trƣờng. Đồng thời, cần nghiên cứu cách thức khuyến khích các đối tƣợng có hoạt động thải hạn chế xả thải vào những giờ cao điểm, gây quá tải cho sự tự điều chỉnh của hệ thống khí hậu.

Thứ hai, có sự phân biệt về vị trí địa lý và không gian áp dụng.

Tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam về biến đổi khí hậu liên quan rất nhiều đến không khí, tuy nhiên, hiện nay hầu nhƣ vẫn chỉ áp dụng một loại tiểu chuẩn cho tất cả mọi nơi. Điều này dễ dẫn đến hạn chế là không thỏa mãn đƣợc yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý môi trƣờng về lâu dài. Vì thế, trƣớc mắt, chúng ta cần xây dựng tiêu chuẩn môi trƣờng cho các khu vực khác nhau với các đặc trƣng riêng biệt về dân cƣ, khí hậu và mức độ nhạy cảm về biến đổi khí hậu.

Thứ ba, cần nghiên cứu để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn môi trường Cần nghiên cứu để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng giữa các lĩnh vực khác nhau trong đó có chất thải rắn, phát thải khí và các chất gây ô nhiễm. Nên quy định về phát thải trong một số lĩnh vực nhƣ: sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Nhất là trong thời điểm hiện nay, với chính sách dồn điền, đổi thửa đang đƣợc triển khai mạnh mẽ ở nhiều địa phƣơng. Nhiều đề tài về sản xuất sạch trong nông nghiệp, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cần phải đƣợc thúc đẩy nghiên cứu và hỗ trợ triển khai.

Thứ tư, cần tăng chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường

Các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng cần đảm bảo tính dăn đe với các chủ thể vi phạm. Có sự so sánh giữa mức phạt và lợi ích kinh tế của việc phát thải chất ô nhiễm chƣa qua xử lý ra

môi trƣờng.

Thứ năm, đổi mới hệ thống quan trắc môi trường

Việc đổi mới hƣớng tới đảm bảo độ chính xác, liên tục (chuỗi số liệu nhiều năm) đầy đủ và đồng bộ nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)