Kinh nghiệm của Brazil trong việc xây dựng khung pháp lý và triển khai các dự án CDM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 71 - 76)

triển khai các dự án CDM

Brazil là một nƣớc đang phát triển với nền kinh tế đƣợc xếp hạng thứ tám trên thế giới. Đây là quốc gia đầu tiên ký Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Phê chuẩn Nghị định thƣ Kyoto vào năm 2002 nhƣ là một quốc gia không Phụ lục I và là một trong những quốc gia đầu tiên phát triển để thiết lập mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Brazil đƣợc coi là trong bốn quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất toàn cầu, chủ yếu là do nạn phá rừng và chăn nuôi gia súc và tiêu thụ nhiên

liệu hóa thạch là nguồn chính phát thải CH4 và NO2. Mặc dù vậy, Brazil cũng là quốc gia mạnh về CDM với hơn 180 dự án CDM đăng ký. Ngoài ra, Brazil xếp thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ về số lƣợng CERs đƣợc cấp, trong đó các dự án năng lƣợng tái tạo chiếm 55% trong tổng số dự án CDM và chiếm 24% CERs mà Brazil đƣợc cấp. Brazil cũng là quốc gia đầu tiên đƣa ra ý tƣởng quỹ phát triển sạch ở các cuộc đàm phàn ở Kyoto và tham gia sớm trong việc xây dựng CDM. Hiện nay, Brazil là quốc gia có thị trƣờng CDM đứng thứ 3 thế giới, tuy nhiên do chính sách năng lƣợng thì 77% sản lƣợng điện của quốc gia này từ thủy điện.

CDM là lĩnh vực nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn ở Brazil. Ngoài những lợi ích của giảm phát thải, CDM đã mang theo doanh thu cho những ngƣời tham gia dự án và có một tác động không nhỏ về một số khía cạnh của phát triển bền vững. Các dự án CDM thƣờng tạo ra một số cơ hội việc làm, góp phần vào việc nâng cao nhận thức và các tiêu chuẩn về môi trƣờng làm việc, cũng nhƣ tăng năng lực từ việc sử dụng các thiết bị /công nghệ mới. Mặc dù vậy, những lợi ích bền vững địa phƣơng các dự án CDM còn khá hạn chế, và doanh thu CER hiếm khi mang lại lợi ích cho bộ phận dân cƣ có thu nhập thấp. Một trong nhóm dự án mang lại sự phát triển bền vững địa phƣơng là thu hồi khí metan tại các trang trại nuôi lợn và các dự án thu gom khí mê tan từ bãi rác.

Brazil đã thành lập Ủy ban Liên bộ về biến đổi khí hậu toàn cầu bao gồm của các bộ chịu trách nhiệm cho các chính sách ngành liên quan đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc từ các hoạt động của con ngƣời. Thành phần của Ủy ban gồm: Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và cung cấp; Bộ Giao thông; Bộ Mỏ và Năng lƣợng; Bộ Kế hoạch và Ngân sách, quản lý; Bộ Môi trƣờng; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công nghiệp, Phát triển và Thƣơng mại; Văn phòng dân sự của Chủ tịch nƣớc Cộng hoà. Brazil cũng thành lập một Ban Thƣ ký về biến đổi khí hậu và chất lƣợng môi trƣờng - cơ

quan chịu trách nhiệm về các vấn đề biến đổi khí hậu, cũng nhƣ chính sách và các công cụ để điều tiết thị trƣờng carbon.

Bộ trƣởng Bộ Nhà nƣớc về Khoa học và Công nghệ và Môi trƣờng đảm nhận vai trò chủ tịch Ủy ban (Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vị trí của điều hành Ban Thƣ ký của Ủy ban). Ủy ban sẽ yêu cầu sự hợp tác của các cơ quan công quyền khác và khối tƣ nhân cũng nhƣ các tổ chức xã hội trong việc thực hiện phát triển và thực hiện CDM. Chức năng cơ bản của Ủy ban gồm:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất chính sách ngành và các chỉ tiêu có có liên quan để giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và sự thích nghi của quốc gia;

- Cung cấp các thông tin cần thiết cho Chính phủ trong các cuộc đàm phán theo Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và các công ƣớc quốc tế có liên quan mà Brazil tham gia;

- Thiết lập các thỏa thuận với các tổ chức xã hội để thúc đẩy các hành động của Chính phủ và tổ chức tƣ nhân nhằm thực hiện cam kết trong Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và các công ƣớc quốc tế có liên quan mà Brazil tham gia;

- Xác định các tiêu chuẩn đủ điều kiện bổ sung để thực hiện theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), theo quy định tại Điều 12 của Nghị định thƣ Kyoto của Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, theo để xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia;

- Phân tích báo cáo của các dự án giảm phát thải và xác định đủ điều kiện để thực hiện theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) và phê duyệt, khi thích hợp;

Cơ quan thẩm định quốc gia vể CDM (DNA) của Brazil chủ yếu xem xét vấn đề bảo vệ môi trƣờng của các dự án CDM mà không tập trung vào quảng cáo về CDM. Cho dù CDM không ảnh hƣởng nhiều tới chính sách năng lƣợng chung, nhƣng CDM có thể có vai trò quan trọng đối với một ngành nhƣ công nghiệp mía đƣờng. Đối với ngành này, CDM đã hỗ trợ đƣa vào công nghệ đồng phát nhiệt - điện sử dụng bã mía và buôn bán lƣợng điện

dƣ xếp hạng thứ 3 về doanh thu sau các sản phẩm đƣờng và ethanol. Sự tham của các tổ chức phi chính phủ hoạt động về môi trƣờng rất ít liên quan đến CDM. Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu tập trung vào các vấn đề mất rừng và các đàm phán về thỏa thuận quốc tế mới liên quan đến khí hậu. Ở Brazil, cơ quan thẩm quyền quản lý về CDM trong thời gian đầu tập trung vào vấn đề bảo vệ của các dự án CDM đã gặp thử thách khi các lợi ích về kinh doanh đã sử dụng áp lực chính trị đối với các phƣơng pháp đo đếm đƣờng cơ sở carbon trong xây dựng mạng lƣới điện.

Trong hệ thống pháp luật của Brazil không quy định vấn đề đánh thuế với số tiền thu đƣợc từ việc bán CERs vì điều đó sẽ làm mất tính hấp dẫn của các dự án CDM. Quy định pháp luật thuế của Brazil cho phép miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của các khoản tín dụng carbon từ một số loại thuế liên bang. Các dự án luật cũng cho phép việc tạo ra các quỹ để đầu tƣ vào các dự án CDM, các dự án công nghiệp tìm cách giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Một vấn đề mà các nhà lập pháp đặt ra là, có nên cho phép các chủ đầu tƣ mua bảo hiểm cho dự án CDM của mình hay không? Thực tế rủi ro về tài chính trong dài hạn là có thể xảy ra, bởi lẽ chu trình của dự án CDM ít nhất phải mất 7 năm, trong khi đó các khoản vay từ ngân hàng và các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thể chƣa làm phát sinh lợi nhuận. Hơn nữa, chƣa chắc các dự án CDM mà chủ đầu tƣ triển khai đã đƣợc cấp CERs. Vì thế, nhiều chủ dự án mong muốn có thể kiểm soát rủi ro tài chính của mình bằng việc mua bảo hiểm cho khả năng không đƣợc cấp CERs. Tuy nhiên, nếu cho phép mua bảo hiểm cho dự án CDM thì vô hình chung sẽ tạo ra sự mâu thuẫn với mục đích ban đầu của CDM và tạo ra một "thị trƣờng hai tầng" làm ảnh hƣởng đến việc tiêu chuẩn hóa các khoản tín dụng carbon và gây thêm sự phức tạp cho một thị trƣờng vốn đã phức tạp, làm ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của thị trƣờng. Một sáng kiến đƣợc coi là thúc đẩy cho sự phát triển của CDM là dán nhãn "Tiêu chuẩn chất lƣợng vàng" đƣợc đƣa ra vào năm 2003, nhằm tìm cách kích

thích sự phát triển năng lƣợng tái tạo và các dự án năng lƣợng đạt hiệu quả cao hơn so với các yêu cầu tiêu chuẩn, với sự nhấn mạnh đặc biệt khi họ đóng góp vào sự phát triển bền vững. Phƣơng pháp mua lại Tiêu chuẩn Vàng đƣợc thực hiện trong chu trình dự án CDM thƣờng xuyên. Tiêu chuẩn vàng cuối cùng của dự án có thể mua bảo hiểm cho CERs của mình. Chính phủ Brazil cũng đƣa ra một kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu để tăng cƣờng các cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án CDM. Những cơ chế này cải thiện năng lực tài chính cần thiết để phát triển và thực hiện dự án CDM, nhƣng không áp đặt bất cứ nghĩa vụ để thực sự thực hiện các dự án cụ thể hoặc thực hiện các hoạt động cụ thể. Vì vậy, cơ chế tài chính này không có nguy cơ làm suy yếu khả năng đáp ứng các tiêu chí bổ sung của các dự án CDM.

Nghiên cứu về CDM ở Brazil cũng cho thấy, CDM đã không đƣợc triển khai trong lĩnh vực phát thải khí nhà kính nhiều nhất ở Brazil đó là nạn phá rừng. Ngoài ra, sự bất bình đẳng kinh tế là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất của Brazil. Nó đƣợc thể hiện ở chỗ: các dự án CDM của Brazil khẳng định những đóng góp tích cực để phân phối thu nhập, tuy nhiên, thực tế CDM không mang lại lợi ích cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Lợi nhuận CDM là chủ yếu là phân phối giữa các cổ đông của công ty cổ phần - bộ phận dân số giàu có, hoặc ngƣời nƣớc ngoài và các công ty nƣớc ngoài. Cho đến nay, CDM đã đƣợc một phƣơng tiện cho các dự án quy mô lớn để nhận đƣợc các lợi ích từ việc loại bỏ các phát thải khí nhà kính. Nó không phải là một công cụ để phát triển các dự án quy mô nhỏ đóng một tác động cho những ngƣời nghèo nhất và dễ bị tổn thƣơng nhất ở Brazil. Chu trình dự án CDM là một quá trình quan liêu, mất nhiều thời gian và tốn kém. Nó là một quá trình đòi hỏi một số lƣợng đáng kể các nguồn lực tài chính trƣớc khi đăng ký dự án. Tại Brazil, nghĩa vụ chứng minh tài chính của dự án đề nghị CDM làm tăng thêm rủi ro tài chính cho chủ đầu tƣ. Đây cũng là một vẫn đề mâu thuẫn không chỉ đối với pháp luật của Brazil mà còn của rất nhiều nƣớc phát triển các dự án CDM.

Nhƣ vậy, theo pháp luật của Brazil, chính sách thuế hoàn toàn dành các ƣu đãi cho các dự án CDM. Chính phủ không quy định việc thu thuế thu nhập với các khoản thu từ việc bán CERs. Một điều đáng quan tâm và nghiên cứu học tập là các quy định về dán nhãn "Tiêu chuẩn Chất lƣợng vàng" cho các dự án CDM và mua lại Tiêu chuẩn Vàng đƣợc thực hiện trong chu trình dự án CDM thƣờng xuyên, đồng thời cho phép mua bảo hiểm với các dự án rủi do từ các dự án CDM ở giai đoạn tiêu chuẩn vàng cuối cùng. Đây là một sáng tạo của các nhà lập pháp Brazil nhằm khuyến khích và tăng độ hấp dẫn của các dự án CDM. Về thủ tục hành chính trong việc triển khai các dự án CDM, Việt Nam cũng cần nghiên cứu để hoàn thiện nhằm hạn chế những rào cản với các dự án này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)