Tình hình chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 117 - 121)

Nhƣ đã đƣợc nhắc đến ở trên, việc chúng ta tham gia nghị định thƣ Kyoto mang tính cơ hội hơn là gánh vác một trách nhiệm. Nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện trách nhiệm của các nƣớc thuộc nhóm I, Nghị định thƣ Kyoto chấp nhận một hệ thống cho phép thƣơng mại hóa lƣợng khí thải cắt giảm gọi là "cap and trade system" nhằm giúp các nƣớc thuộc nhóm I linh hoạt hơn khi tiến hành các biện pháp cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, biện pháp này còn đƣợc gọi là cơ chế phát triển sạch - CDM. Cơ chế Phát triển sạch cho phép và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nƣớc, tƣ nhân của các nƣớc phát triển đầu tƣ thông qua các dự án giảm phát thải khí nhà kính dạng cơ chế phát triển sạch tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tất nhiên, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nƣớc, tƣ nhân, tổ chức phi chính phủ... ở Việt Nam đều có thể tham gia Cơ chế phát triển sạch. Thông qua dự án, nhà đầu tƣ đƣợc nhận chứng chỉ Giảm phát thải - CERs. Theo các quy định mà nghị định thƣ Kyoto đƣa ra, trong khuôn khổ chƣơng trình CDM, CERs là một loại hàng hoá có thể chuyển giao, mua bán trên thị trƣờng. Theo quy định, 1 CERs tƣơng đƣơng 1 tấn CO2 và quy đổi các loại khí thải khác nhƣ: 1 tấn CH4 đƣơng 21 tấn CO2, 1 tấn N2O bằng 310 tấn CO2... Các nƣớc phát triển rất cần mua CERs để giảm bớt việc phải cắt giảm phát thải tại nƣớc họ theo cam kết trong Nghị định thƣ.

Theo những tin tức đã công bố, đến tháng 12/2004, Việt Nam đã hoàn thành việc hƣớng dẫn việc triển khai Cơ chế phát triển sạch. Hiện nay, Việt Nam đang là 1 trong 10 nƣớc đƣợc đánh giá là có tiềm năng về CDM với 56 dự án CDM đăng ký. Nhóm nghiên cứu Chiến lược quốc gia về cơ chế phát triển sạch, do Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng mới công bố, dự kiến Việt Nam

có thể thu nhập thêm đến 250 triệu đôla từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Tuy nhiên, thu nhập chính xác còn phụ thuộc vào giá mua bán trên thị trƣờng.

Việc buôn bán CERs trong các dự án dựa trên cơ sở giảm phát thải theo cam kết của Nghị Định thƣ Kyoto đã tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua. Hiện nay, các tổ chức cũng nhƣ các nƣớc có nhu cầu mua CERs lớn nhất là Ngân hàng Thế giới, các công ty của Nhật Bản, Hà Lan. Ngoài ra còn có một số nƣớc Châu Âu cũng đang trong quá trình xúc tiến các chƣơng trình CDM trong những năm 2003-2004. Đây cũng là một trong những thị trƣờng có nhu cầu lớn về CERs. Kinh doanh buôn bán các sản phẩm CERs là hình thức hoàn toàn mới trên thị trƣờng. Hiện nay, giá của CERs trên thị trƣờng vào khoảng 14 USD/tấn CO2 tƣơng đƣơng.

Trƣớc đây khi Nghị định thƣ chƣa có hiệu lực, thị trƣờng CMD (mua bán CERs) đã hình thành nhƣng việc tham gia rất khó khăn. Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, sau khi Nghị định thƣ có hiệu lực, nhu cầu về chuyển nhƣợng quyền giảm phát thải thông qua mua bán CERs tăng lên rất nhanh. Càng đến gần thời kỳ cam kết cắt giảm khí nhà kính đầu tiên (2008 - 2012) theo Nghị định thƣ, các nƣớc phát triển càng chịu nhiều sức ép. Với những nền kinh tế phát triển, việc giảm phát thải khí nhà kính trong nƣớc sẽ tốn những khoản tiền lớn hơn nhiều so với việc đầu tƣ ở các nƣớc đang phát triển. Với các thế mạnh của mình, đƣợc đánh giá là một trong 10 nƣớc có tiềm năng nhất về CDM, hoàn toàn có thể khẳng định việc tham gia nghị định thƣ Kyoto là một cơ hội lớn của Việt Nam. Nhƣ đƣợc phân tích ở trên, bảo vệ môi trƣờng thuộc về trách nhiệm của tất cả các chủ thể, thế nhƣng thông qua cơ chế của chƣơng trình phát triển sạch của nghị định thƣ Kyoto, nó đã trở thành một cơ hội thuận lợi cho chúng ta. Ngoài ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng, theo ƣớc tính ban đầu, Việt Nam có thể thu đƣợc lợi ích kinh tế từ các dự án CDM thuộc các lĩnh vực năng lƣợng, nông nghiệp, lâm nghiệp, đạt mức tối đa khoảng 250 triệu USD trong giai đoạn cam kết đầu tiên. Hơn thế nữa, thông

qua các dự án CDM còn tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, có cơ hội tiếp nhận công nghệ mới thân thiện với môi trƣờng. mặt khác, thông qua cơ chế này, còn tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với nhiều dự án đầu tƣ lớn cho sự phát triển kinh tế trong nƣớc. hiện nay, chƣơng trình này đƣợc xem là một lĩnh vực đầu tƣ mới, chi phí thấp.

Về tình hình thực hiện CDM tại Việt Nam, trƣớc khi Nghị định thƣ có hiệu lực, Việt Nam đã triển khai các dự án nghiên cứu chiến lƣợc quốc gia về CDM với sự tài trợ của quốc tế. Tháng 4 năm 2003, Ban Tƣ vấn - Chỉ đạo về CDM với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành do Vụ trƣởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng) làm Trƣởng ban, đã đƣợc thành lập. Dự án Thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông (Bà Rịa - Vũng Tàu) với sự tham gia của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, Công ty Dầu khí Việt - Nhật, Công ty ConocoPhillips Gama (Anh quốc)... Với chi phí thực hiện ƣớc tính khoảng 73 triệu USD, dự án sẽ loại trừ gần 6,74 triệu tấn CO2 trong 10 năm và đem lại lợi ích kinh tế rất lớn khi các bên tham gia dự án đƣợc nhận CERs. Dự án mẫu về đổi mới nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng trong nhà máy bia tại tỉnh Thanh Hóa với sự tham gia của Công ty bia Thanh Hóa, Tổng Công ty rƣợu bia nƣớc giải khát Hà Nội, Viện Nghiên cứu rƣợu bia nƣớc giải khát, Công ty Mayekawa Nhật Bản... Với chi phí thực hiện 3,64 triệu USD, dự án có khả năng giảm lƣợng phát thải 104.760 tấn CO2 trong 10 năm. Theo các nhà nghiên cứu, tiềm năng CDM của Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực năng lƣợng (nhƣ sản xuất điện theo công nghệ sạch hơn, chuyển đổi từ nhiệt điện sang thuỷ điện, điện sức gió hoặc điện mặt trời, tiết kiệm năng lƣợng), trong lâm nghiệp (nhƣ trồng rừng, tái tạo rừng).

Cho tới tháng ngày 10/02/2011, cơ quan có thẩm quyền quốc gia của Việt Nam (DNA) là Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã phê duyệt 147 văn kiện thiết kế dự án (PDD) (xem Phụ lục 3) trong đó 52 PDD đã đƣợc Ban Chấp hành quốc tế về CDM cho đăng ký, công nhận là dự án CDM tại Việt Nam với tổng lƣợng giảm phát thải của 52 dự án trong thời kỳ tín dụng: 24.070.409

tấn CO2 tƣơng đƣơng (xem Phụ lục 4). Tính đến ngày 02/7/2010 DNA cấp thƣ xác nhận ý tƣởng (PIN) cho 25 dự án (xem Phụ lục 1). Từ ngày 14/7/2010 đến 10/2/2011 đã cấp thƣ phê duyệt bốn PoA (xem Phụ lục 2). Theo kết quả của dự án “Nghiên cứu chiến lƣợc quốc gia của Việt Nam về CDM (NSS)” thì khoản thu nhập kinh tế tối đa dự kiến có thể đạt khoảng 250 triệu USD trong giai đoạn I thực thi cam kết từ năm 2008 đến năm 2012 [70].

Tính đến ngày 15/6/2010, Việt Nam Việt Nam xếp thứ 11 thế giới về số lƣợng dự án CDM đƣợc EB đăng ký và ở vị trí thứ 8 về lƣợng chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính đƣợc chứng nhận (CERs) đƣợc EB cấp, với tổng lƣợng CERs đã nhận là 4.487.743 chứng chỉ (mỗi CERs bằng một tấn CO2 tƣơng đƣơng). Đến nay, con số là 52 dự án trong thời kỳ tín dụng: 24.070.409 tấn CO2 tƣơng đƣơng với 24.070.409 CERs sẽ đƣợc cấp. Nếu nhân với giá của CERs trên thị trƣờng vào khoảng 14 USD/tấn CO2, có nơi ở châu Âu hiện tại 1 CERs có giá 13-14 euro thì số tiền thu về sẽ là: 336.985.726 USD tƣơng đƣơng 336.985.726 euro với mức giá hiện tại (xem phụ lục 4).

Tính đến ngày 17/5/2011, Bộ tài nguyên và môi trƣờng Việt Nam (DNA Việt Nam - cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm về xét duyệt các tiêu chuẩn dự án CDM ở Việt Nam) đã cấp 172 Thƣ phê duyệt tài liệu theo CDM, trong đó có 56 dự án đƣợc EB cho đăng ký là dự án CDM với tổng tiềm năng giảm phát thải khoảng 25,2 triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng trong thời kỳ tín dụng. Với 56 dự án đã đƣợc EB cho đăng ký thì Việt Nam xếp thứ 6 trên thế giới về số lƣợng CERs đƣợc cấp cho các nƣớc thực hiện dự án và nhƣ vậy tổng lƣợng CERs của Việt Nam đã đƣợc cấp là 6.646.339 chứng chỉ. Đồng thời, với kết quả này Việt Nam đƣợc xếp thứ 7 trên thế giới về số lƣợng dự án CDM đƣợc EB đăng ký. Nếu quy đổi với mức giá CERs trên thị trƣờng thì sẽ tƣơng đƣơng 93.048.746 USD mà chúng ta đã nhận. Nếu tính với 25.2 triệu tấn CO2

dự kiến thì con số sẽ là 352.800.000 USD.

Trong tổng số 56 dự án của Việt Nam đƣợc EB phê duyệt thì chiếm tỷ lệ cao nhất là các dự án thủy điện với 42 dự án tƣơng đƣơng với 75%, còn lại

là các dự án về thu hồi khí metan tại bãi rác, điện gió, trồng rừng sinh khối... Nhƣ vậy các dự án thuộc các nhóm: tiêu thụ năng lƣợng, chuyển tải năng lƣợng, công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế tạo, khai mỏ hoặc khai khoáng, giao thông… đòi hỏi công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trƣờng còn rất hạn chế và đây cũng chính là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam - một nƣớc đang phát triển bị tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu và các chính sách thƣơng mại toàn cầu, chúng ta cần thiết phải có những định hƣớng về thƣơng mại trong bối cảnh nền “kinh tế xanh”. Trong đó nên chú trọng đến việc tiếp cận với các công nghệ liên quan đến khí hậu, cải cách chính sách nhằm kích thích đầu tƣ công nghệ sạch và chuyển giao công nghệ để tiếp cận các cơ chế của biến đổi khí hậu và thƣơng mại quốc tế. Đồng thời xây dựng nền tảng hợp tác về biến dổi khí hậu và thƣơng mại giữa các nhà đàm phán, các nhà hoạch định chính sách và những ngƣời khác trong khu vực tƣ nhân. Nhƣ vậy, tham gia Nghị định thƣ Kyoto sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam kêu gọi đầu tƣ từ các nƣớc phát triển nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)