Thời hạn loại bỏ CFC theo Nghị định thƣ Montreal (Nguồn: www.lanhdhkk.com.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 42 - 43)

các biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS). Các bên không nhập khẩu hay xuất khẩu các chất đã bị hạn chế ra khỏi quốc gia không tham gia công ƣớc. Mặt khác, hàng năm các thành viên cần cung cấp số liệu thống kê cho Ban thƣ ký về việc làm giảm các chất nguy hại của nƣớc mình, cũng nhƣ việc xuất hay nhập khẩu các chất đã bị kiểm soát. Các thành viên cũng phải cũng nhau hợp tác, đặc biệt là theo nhu cầu của các nƣớc đang phát triển, nhằm tăng cƣờng nghiên cứu, phát triển và trao đổi thông tin và làm tăng thêm nhận thức của công chúng trong việc bảo vệ tầng ôzôn.

Nghị định thƣ cũng cho thấy có sự đánh giá mục tiêu giảm các chất bị kiểm soát ít nhất 4 năm một lần, bắt đầu từ năm 1990. Một cơ chế tài chính bao gồm một " Quỹ đa phƣơng" do các nƣớc phát triển đóng góp đƣợc thiết lập nhằm cung cấp cho các nƣớc đang phát triển sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính. Bất kỳ một bổ sung nào của Nghị định thƣ đƣợc 2/3 nƣớc thành viên ủng hộ, gồm 50% số nƣớc tiêu thụ chính thì có giá trị cho tất cả các nƣớc thành viên tuân theo. Công ƣớc Viên về bảo vệ tầng ôzôn 1985 và Nghị định thƣ Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn 1987 đã và đang đƣợc ghi nhận là một thành công của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trƣờng toàn cầu tạo ra sự biển đổi khí hậu do tầng ôzôn bị phá hủy gây nên. Đến nay đã có hơn 170 quốc gia phê chuẩn Công ƣớc.

Nhận thức rõ vai trò của việc bảo vệ tầng ôzôn, từ tháng 1 năm 1994 Việt Nam đã chính thức tham gia Công ƣớc Viên và Nghị định thƣ Montreal, đồng thời phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung sau đó của Nghị định này và xây dựng “Chƣơng trình Quốc gia về bảo vệ tầng ôzôn” với sự điều hành của Văn phòng ôzôn trƣớc đây và Vụ Hợp tác Quốc tế hiện nay (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng). Từ nhiều năm nay chƣơng trình đã đƣợc triển khai hiệu quả dƣới nhiều hình thức nhằm hạn chế phát thải CFC vào khí quyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)