Những vấn đề còn bất cập, tồn tại trong quá trình phân cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 89 - 94)

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG

2.5.2. Những vấn đề còn bất cập, tồn tại trong quá trình phân cấp

- Chưa phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ, ngành và các cơ quan chuyên môn ở địa phương

+ Cấp Trung ương: Quan điểm, nhận thức về quản lý nhà nước còn khác nhau: nhiều Bộ có xây dựng chuyên ngành vừa làm quản lý dự án đầu tư vừa làm quản lý nhà nước. Việc quản lý xây dựng luôn gắn liền với đầu tư, nguồn vốn; tình trạng cơ quan quản lý nhà nước "đóng 2 vai" (Quản lý nhà nước và Chủ đầu tư) đã và đang dẫn đến những bất cập, phức tạp trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng;

Giữa Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn tồn tại một số nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn chưa được phân định rõ về quản lý khai thác khoáng sản, quản lý quy hoạch phát triển điểm dân cư nông thôn, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

+ Cấp địa phương: Quá trình triển khai thực hiện các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở một số địa phương như việc thực hiện Nghị định 171/2004/NĐ-CP và Nghị định 172/2004/NĐ-CP chưa đồng bộ, cịn chậm, quy định Sở Tài ngun, mơi trường và nhà đất Hà Nội quản lý nhà ở là không phù hợp với Nghị định 171/2004/NĐ-CP và Thông tư 01/2004/TTLT/BXD- BNV.

Giữa các sở có xây dựng chuyên ngành như Sở Xây dựng, Sở Giao thơng cơng chính, Sở Kiến trúc quy hoạch, Sở Tài nguyên Môi trường và

Nhà đất vẫn tồn tại một số nội dung chồng chéo hoặc chưa phân định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn.

- Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện phân cấp quản lý còn hạn chế Việc thực hiện đổi mới phân cấp về nhiệm vụ, quyền hạn cho Uỷ ban nhân dân các cấp tiến triển chậm, chưa làm tăng được hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước. Trước yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới, những cải cách bước đầu trong phân cấp thẩm quyền, nhiệm vụ giữa trung ương- địa phương vẫn cịn có nhiều bất cập, đáng chú ý là: Cấp Bộ còn nắm giữ nhiều chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền có thể và cần phải phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong khi đó lại bỏ sót, hoặc chuyển giao xuống cấp dưới nhiều nhiệm vụ, thẩm quyền thuộc chức năng quản lý vĩ mơ của mình; cịn chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa Bộ Xây dựng và các Bộ có xây dựng chuyên ngành, hoặc có phân cấp về chức năng nhiệm vụ nhưng lại không phân cấp về thẩm quyền; nhiều vấn đề quản lý nhà nước chỉ giao việc nhưng lại không cho kinh phí và biên chế hành chính... nên khó khăn trong thi hành cơng vụ; Nhà nước vẫn cịn nắm giữ nhiều cơng việc mà nhân dân có thể tự làm, nhất là các dịch vụ cơng...

Tình hình nêu trên dẫn đến cơng tác quản lý ở Trung ương trở nên quá tải, trong khi đó bộ máy chính quyền địa phương trở nên thụ động, mất tính chủ động sáng tạo, làm kém hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành xã hội và phục vụ nhân dân.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại đó là do thiếu tổ chức, bộ máy và con người quản lý. Hiện nay, hệ thống tổ chức của ngành xây dựng ở cấp tỉnh là Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc- Quy hoạch. Tuy nhiên, biên chế về con người, năng lực ở cấp Sở còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Ở cấp huyện thì hầu hết chỉ có một đến hai cán bộ làm công tác quản lý về xây dựng giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện và thường được ghép vào các phịng khác, về trình độ năng lực đa số

có con người để quản lý hoạt động xây dựng trong khi hoạt động xây dựng hàng ngày diễn ra ở các cơ sở. Do đó, để pháp luật về xây dựng thực sự có hiệu lực và mang tính khả thi thì cần thiết phải có hệ thống tổ chức bộ máy đồng bộ, đủ năng lực giúp Uỷ ban nhân dân các cấp (bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) thực hiện việc quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định 171/2004/NĐ-CP và Nghị định 172/2004/NĐ-CP, trong đó các văn bản này đã quy định cụ thể và thống nhất về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gồm có Sở và cơ quan tương đương Sở) và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện (gồm có phịng và cơ quan tương đương phòng). Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn đã được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2004/TTLT/BXD- BNV, trong đó Sở Xây dựng, Sở Giao thơng - Cơng chính, Sở Quy hoạch- Kiến trúc đều là các cơ quan tham mưu cho tỉnh. Các Sở chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Như vậy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương đã được quy định đầy đủ, thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và của Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng.

Qua khảo sát tại 16 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Sơn La, Bắc Cạn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang

cho thấy hầu hết Ủy ban nhân dân các tỉnh đã ban hành văn bản phân cấp cho các quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã thực hiện quản lý nhà nước lĩnh vực xây dựng. Tuỳ theo đặc điểm, điều kiện, khả năng của mỗi địa phương mà các quyết định về phân cấp, uỷ quyền ở các mức độ khác nhau. Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện nơi có đủ năng lực về cán bộ đều mong muốn phân cấp hơn nữa; các huyện vùng sâu, vùng xa việc thực hiện phân cấp gặp nhiều khó khăn và phải có sự trợ giúp của các cơ quan chuyên môn của tỉnh. Đối với cấp xã các địa phương đều cho rằng phân cấp cần phải tính đến điều kiện thực tế của từng khu vực, nhiều nội dung quản lý nhà nước lĩnh vực xây dựng phân cấp tới cấp xã là chưa thích hợp.

Đặc biệt phải nói đến yếu tố con người: Năng lực, trình độ kiến thức quản lý nhà nước về xây dựng của cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp cơ sở (cấp huyện, cấp xã) còn yếu và thiếu, đang là vấn đề bức xúc, ví dụ: năm 2004 qua 7 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình tại 6 tỉnh, thành phố do Bộ Xây dựng tổ chức chỉ có khoảng 10% cán bộ lãnh đạo và chun mơn cấp xã là có trình độ từ trung cấp trở lên. Từ năm 2005 đến nay, số lượng và chất lượng của cán bộ, công chức cấp cơ sở đã tăng lên (chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2005 đã tổ chức được 69 lớp với 8.448 lượt người tham gia) nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tế.

Trong những năm gần đây, các tổ chức tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng được thành lập theo Luật Doanh nghiệp tiếp tục tăng. Cả nước có khoảng 20.000 doanh nghiệp thuộc các loại hình: trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã tham gia hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp loại hình này là đa ngành, đa nghề, trong đó có hoạt động xây dựng nên hầu hết các Sở Xây dựng địa phương không nắm bắt và kiểm sốt được tình hình hoạt động cũng như

năng lực hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp này. Các Sở Xây dựng cũng chưa quản lý được hoạt động của các nhà thầu nước ngoài hoạt động trên địa bàn. Phần lớn các nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã thực hiện tốt các quy định đã ban hành những vẫn còn một số nhà thầu chưa chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam như không xin giấy phép thầu, không sử dụng thầu phụ Việt Nam, đưa người nước ngoài vào thực hiện một số cơng trình khi chưa được phép…

Một hạn chế nữa hiện nay là năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, cịn bng lỏng quản lý, ở một số địa phương, năng lực đội ngũ công chức làm quản lý xây dựng còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực theo quy định, một bộ phận cán bộ, công chức quản lý xây dựng còn cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân và xã hội. Thời gian vừa qua, một số cán bộ lãnh đạo trong quản lý xây dựng Thành phố Hà Nội đã bị xử lý bằng hình thức kỷ luật từ cảnh cáo đến cách chức do buông lỏng quản lý gây mất trật tự xây dựng đô thị.

- Tổ chức thực hiện còn chậm

Tuy nội dung phân cấp quản lý nhà nước đã được cụ thể hoá trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhưng việc triển khai thực hiện chưa được thông suốt, đồng bộ; những khác biệt về năng lực trình độ, điều kiện tự nhiên xã hội khi áp dụng một cơ chế, quy định thống nhất cũng dẫn đến một số khó khăn trong triển khai thực hiện. Chủ trương phân biệt quản lý nhà nước theo địa bàn đơ thị, nơng thơn, xác định tiêu chí phân loại đơn vị hành chính lãnh thổ đã được đề ra nhưng triển khai chậm.

Bên cạnh đó, cơng tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên. Quy định về chế độ báo cáo và nộp báo cáo chưa được thi hành triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)