Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 68 - 71)

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG

2.4.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Vật liệu xây dựng

liệu xây dựng

Trong lĩnh vực lập, thẩm định, trình duyệt, phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng các địa phương mức độ phân cấp như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên, do chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cấp phép với cơ quan quản lý quy hoạch, giữa địa phương với Trung ương, nên hiệu lực quản lý theo quy hoạch khơng cao.

Luật Khống sản năm 1996 và Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khống sản cịn một số điều bất cập, sự phân công, phân cấp giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài ngun khống sản là Bộ Tài ngun và Mơi trường với Bộ sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý quá trình khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản này chưa cụ thể, rõ ràng. Thủ tục cấp phép khảo sát, thăm dò, thủ tục cấp phép khai thác còn phức tạp là nguyên nhân gây nên hiệu lực quản lý nhà nước không chặt chẽ, nhiều sơ hở, kém hiệu lực mà lại phiền hà cho doanh nghiệp, cho người sử dụng.

Nghị định 36/2003/NĐ-CP quy định rõ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng bao gồm:

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước về Vật liệu xây dựng.

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các chương trình dự án quốc gia và các cơng trình quan trọng khác thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng;

- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi đã phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về lĩnh vực vật liệu xây dựng;

- Thống nhất quản lý các hoạt động thẩm định, đánh giá về công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng sử dụng trong cơng trình xây dựng.

Tuy vậy, sự phân cơng quản lý tài nguyên sản xuất vật liệu xây dựng với tài nguyên khác giữa các ngành chưa thống nhất trên phạm vi cả nước, có sự chồng chéo làm ảnh hưởng đến việc tổ chức lập và quản lý sản xuất vật liệu xây dựng theo quy hoạch.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng hiện nay cịn bất cập, chưa có hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Ở cấp Trung ương, Bộ Xây dựng có Vụ vật liệu xây dựng, nhưng cả nước chỉ có 04 Sở Xây dựng có phịng quản lý vật liệu xây dựng. Nhiều sở khơng có cán bộ chun trách theo dõi lĩnh vực vật liệu xây dựng, những Sở có cán bộ chuyên trách thì phần lớn đào tạo không đúng chuyên ngành vật liệu xây dựng hoặc chỉ là cán bộ kiêm nhiệm. Ở cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã mơ hình tổ chức rất khác nhau và hầu như khơng có cán bộ chun trách theo dõi lĩnh vực vật liệu xây dựng. Do thiếu hệ thống tổ chức xuyên suốt nên các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng khi về đến Sở Xây dựng rất ít được triển khai.

Một số địa phương nhiệm vụ quản lý vật liệu xây dựng được giao cho Sở Xây dựng, có địa phương giao cho Sở Công nghiệp hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng thiếu cán bộ chuyên trách.

Việc phân cấp cấp phép đầu tư các dự án phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng vẫn chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan dẫn đến một số lĩnh vực vật liệu xây dựng phát triển không theo quy hoạch.

Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ quy định phân cơng trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hố khơng giao trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng cho Bộ Xây dựng, thực tế cho thấy Bộ Khoa học và Công nghệ chưa đủ lực lượng, kinh nghiệm quản lý trong

lĩnh vực này, trong khi đó Bộ Xây dựng khơng đủ cơ sở pháp lý để quản lý sản phẩm hàng hố do ngành mình quản lý sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho các hoạt động xây dựng. Việc phân công quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng như quy định tại Nghị định số 86/CP là chưa hợp lý. Điều này đã được Chính phủ quy định lại tại Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá nhưng chậm được hướng dẫn triển khai.

Mặt khác, thiếu cơ sở pháp lý để có thể phân cấp cho Sở Xây dựng các địa phương theo dõi, quản lý tình hình sản xuất, kinh doanh của khối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)