2.1 Tổng quan về quận Đống Đa của thành phố Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của quận Đống Đa
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch) [39].
Nhìn chung, về địa hình quận Đống Đa là tương đối bằng phẳng. Trước đây, có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị san lấp. Đến nay, vẫn tồn tại một số hồ lớn như: hồ Đống Đa, hồ Ba Mẫu, hồ Văn Chương, hồ Văn Miếu, hồ Hố Mẻ, hồ Kim Liên, hồ Ba Giang, hồ Láng Thượng, hồ Nam Đồng, hồ Linh Quang,…Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa. Theo số liệu thống kê năm 2011, Quận
Đống Đa có diện tích tự nhiên khoảng 9,96km2[39].
*Lịch sử hình thành:
Quận Đống Đa là một phần đất của Kinh thành Thăng Long, phần đất ở nội thành qua các thời kỳ lịch sử đã nhiều lần thay đổi địa dư và tên gọi. Quận Đống Đa nằm trên nền đất xưa, vốn thuộc khu phía Tây huyện Thọ Xương cũ, tỉnh Hà Nội. Từ thuở sơ khai, Đống Đa chưa được gọi là quận, mà được gọi là “Khu phố Đống Đa”. Sau đó, đến năm 1961, được gọi tắt là “Khu Đống Đa”, bao gồm các khu vực sau: Khu phố Đống Đa cũ; Các khối từ 2 đến 14, từ 15 đến 20, từ 22 đến 25 của khu phố Ba Đình cũ; Khu Bệnh viện Bạch Mai của khu phố Bạch Mai cũ; Khu Công nghiệp Thượng Đình; Xã Phương Liên (quận 7 ngoại thành); Các thôn Khương Trung, Khương Thượng (thuộc xã Tam Khương, quận 7 ngoại thành); Các thôn Thái Hà, Thịnh Quang (thuộc xã Thái Thịnh, quận 6 ngoại thành); các thôn Thịnh Hào, Hoàng Cầu (thuộc xã Thống Nhất, quận 6 ngoại thành) và Xóm Chùa của thôn Láng Hạ (thuộc xã Trung Thành, quận 6 ngoại thành) [34].
Tên “Khu Đống Đa” được dùng suốt từ năm 1961 cho đến tháng 6 năm 1981 mới chính thức được đổi là quận Đống Đa với 24 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang
Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ, Nguyễn Trãi, Phương Liệt, Thượng Đình, Thanh Xuân [39].
Ngày 13/10/1982, theo Quyết định số 173-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận Đống Đa thành lập thêm 2 phường là Phường Thanh Xuân Bắc và Phường Kim Giang. Phường Thanh Xuân Bắc gồm diện tích và nhân khẩu của : thôn Phùng Khoang (xã Trung Văn), thôn Cự Chính (xã Nhân Chính) thuộc huyện Từ Liêm và thôn Triều Khúc (xã Tân Triều) thuộc huyện Thanh Trì. Còn Phường Kim Giang gồm diện tích và nhân khẩu của thôn Kim Giang, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì và đoạn đường ven sông Tô Lịch (từ phường Thượng Đình tới Đại Kim). Như vậy, sau khi điều chỉnh theo Quyết định số 173-HĐBT, quận Đống Đa có 26 phường.
Ngày 22/11/1996, theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ, điều chỉnh toàn bộ diện tích và nhân khẩu của 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt chuyển sang trực thuộc quận Thanh Xuân.
Đổi tên Phường Nguyễn Trãi thành phường Ngã Tư Sở. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Đống Đa còn lại 21 phường như ngày nay.
*Đất đai:
* Thực trạng quỹ đất
Quận Đống Đa thuộc khu vực trung tâm của thành phố Hà Nội với diện tích đất tự nhiên xấp xỉ khoảng 9,96 km2 (chính xác theo kết quả thống kê năm 2013 diện tích trên toàn quận Đống Đa là 995,76ha). Với đặc trưng là một quận nội đô, nên đất của quận Đống Đa chủ yếu được sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, chiếm khoảng 97,94 % tổng diện tích tự nhiên, đất dành cho nông nghiệp chiếm rất ít, chỉ khoảng 2,06% và không có đất cho lâm nghiệp. Trên địa bàn quận hiện không còn đất chưa sử dụng.
Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu các loại đất chính ở Quận Đống Đa năm 2013
TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1 Đất nông nghiệp NNP 20,47 2,06
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2,10 0,21
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 0,00 0,00
1.1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2,10 0,21
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 18,37 1,84
2 Đất phi nông nghiệp PNN 975,29 97,94
2.1 Đất ở OTC 442,02 44,39
2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 442,02 44,39
2.2 Đất chuyên dung CDG 505,37 50,75
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 58,59 5,88
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 16,71 1,68
2.2.3 Đất an ninh CAN 2,86 0,29
2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 70,20 7,05
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 357,00 35,85
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,93 0,29
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,14 0,11
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 23,29 2,34
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,55 0,06
Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai quận Đống Đa năm 2013
* Quận Đống Đa hiện có 20,47 ha diện tích đất nông nghiệp chiếm 2,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bằng diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 2,10 ha chiếm 10,26% diện tích đất dành cho mục đích nông nghiệp và chiếm 0.21% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Diện tích này chủ yếu là các thửa đất xen kẹt bên cạnh các thửa đất ở, đất của các hợp tác xã cũ còn tồn tại, đất của các tổ chức kinh tế.
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt: 18,37 ha/20,47 ha chiếm 89,74% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 1,84% tổng diện tích đất tự nhiên chủ yếu
Nhận xét: Do quận Đống Đa được đặc trưng bởi hệ thống sông ngòi, hồ, ao dày đặc, các thửa đất nông nghiệp nằm xen kẹt bên các thửa đất ở, hợp tác xã cũ nên chủ yếu diện tích đất nông nghiệp của quận tập trung cho việc nuôi trồng thủy sản thay vì trồng các loại cây hàng năm.
* Đất phi nông nghiệp có diện tích: 975,29 ha chiếm 97,94 % tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm các loại đất sau:
- Đất ở đô thị 442,02 ha chiếm 44,39 % tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất chuyên dùng 505,37 ha chiếm 50,75 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: +Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 58,59 ha, chiếm tỷ lệ 5,88% tổng diện tích đất tự nhiên.
+Đất quốc phòng 16,71 ha chiếm 1,68 % tổng diện tích đất tự nhiên. +Đất an ninh 2,86 ha chiếm tỷ lệ 0,29 % tổng diện tích đất tự nhiên.
+Đất có mục đích kinh doanh phi nông nghiệp 70,2 ha, chiếm tỷ lệ 7,05 % tổng diện tích đất tự nhiên.
+Đất có mục đích công cộng chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất chuyên dùng, diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng là 357,0 ha chiếm tỷ lệ 35,85% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,93 ha chiếm 0,29% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất nghĩa trang nghĩa địa 1,14 ha chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 23,29 ha, chiếm 2,34% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khác 0,55 ha chiếm 0,06% tổng diện tích đất tự nhiên[23]
*Tình hình biến động đất đai
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 1996 (năm điều chỉnh địa giới hành chính để quận Đống Đa còn 21 phường như ngày nay) đến năm 2013, quận Đống Đa không có quá nhiều biến động về đất đai. Dưới sự tác động của việc tăng trưởng, phát triển nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa cao của quận, số lượng đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp bị giảm đi, chuyển sang mục đích phi nông nghiệp và những đất chưa được sử dụng nay đã được tận dụng tối đa. Sự biến động trong
diện tích của từng loại đất quận Đống Đa giai đoạn 1996-2013 được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.2: Biến động diện tích các loại đất quận Đống Đa giai đoạn 1996-2013
STT Loại đất Diện tích đất năm 1996 (ha) Diện tích đất năm 2013 (ha) Tăng(+) Giảm (-) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 995,76 995,76 0 1 Đất nông nghiệp 23,50 20,47 -3,03
2 Đất phi nông nghiệp 970,62 975,29 +4,67
3 Đất chưa sử dụng 1,64 0 -1,64
Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai quận Đống Đa năm 2013
Cùng với biến động mục đích sử dụng đất, trên địa bàn Quận còn có nhiều dạng biến động khác như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, chia tách thửa đất (tách hộ gia đình), cho thuê đất,…