Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần chung BLHS năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 42 - 51)

1.4. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình

1.4.1. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần chung BLHS năm

năm 1999

Bộ luật hình sự 1999 đã đưa nội dung Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự lên Điều 12 của chương III. Tội phạm. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự khơng chỉ liên quan đến người chưa thành niên phạm tội mà cịn có ý nghĩa trong việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của tội phạm, là một trong những vấn đề đầu tiên cần phải xác định khi làm rõ các vấn đề liên quan đến người thực hiện tội phạm. Tiếp tục kế thừa, hoàn thiện và bổ sung những quy định trong BLHS 1985 kết hợp với thực tiễn công tác đấu tranh phịng chống tội phạm, theo đó tại Điều 12 BLHS 1999 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Như vậy, quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên, về cơ bản vẫn được giữ nguyên như quy định tại Điều 58 của BLHS 1985. Đó là người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên về kỹ thuật lập pháp đã có sự chuẩn hóa, thể hiện bằng việc, luật hình sự xá định đây là lứa tuổi cơ bản chịu trách nhiệm hình sự nên đã quy định tại khoản 1.

Riêng về trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có điểm sửa đổi cơ bản là thay đổi phạm vi xử lý hình sự với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trước đây, theo Điều 58 BLHS 1985, quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Điều đó cũng có nghĩa là những người ở lứa tuổi trên khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng (cả cố ý và vô ý) và những tội phạm nghiêm trọng do vô ý.

Việc phân loại tội phạm, theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 BLHS 1985 thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng.

Trong lần pháp điển hóa luật hình sự này, trách nhiệm hình sự của những người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 1999 như trên với nội dung họ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khơng phụ thuộc nó được thực hiện bởi lỗi cố ý hay vơ ý).

Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 8 trong BLHS 1999 thì việc phân loại tội phạm đã có sự thay đổi so với BLHS 1985, tội phạm được phân chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy được quy định là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy được quy định là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy được quy định là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy được quy định là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

So sánh hai quy định trên đây thì thấy luật hình sự hiện hành đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở lứa tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi về hình thức lỗi. Sau khi BLHS 1999 có hiệu lực pháp luật, nếu một người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mặc dù với lỗi vô ý vẫn khơng được loại trừ trách nhiệm hình sự và họ vẫn bị áp dụng hình phạt cao nhất tới 15 năm (nếu là tổng hợp hình phạt thay vì 12 năm như quy định của BLHS 1985).

Đồng thời về so sánh về khung hình phạt thì BLHS 1999 lại thu hẹp phạm vi xử lý , trong BLHS 1985 người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình cịn trong BLHS 1999 người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 7 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Điểm sửa đổi này trong chính sách hình sự mới đối với người chưa thành niên có ý nghĩa cực kỳ to lớn thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta. Chính vì vậy mà trong Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 về việc thi hành Bộ luật hình sự của Quốc hội đã quy định:

“Không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ

thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hỗn thi hành án, thì được miễn chấp hành tồn bộ hình phạt”

Nội dung trên cũng được hướng dẫn tại Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28-01-2000 về việc triển khai thực hiện mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 của Quốc hội "Về việc thi hành Bộ luật hình sự":

“Tuỳ từng giai đoạn tố tụng mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải áp dụng điểm c hoặc điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 và các điều tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự để quyết định đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ vụ án đối với những người sau đây:

a. Người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm;

b. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù đối với tội phạm mà người đó đã thực hiện.

4. Việc miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án trước ngày cơng bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 khơng quy định là tội phạm và đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội bị kết án trước ngày cơng bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về những tội mà Bộ luật Hình sự này quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù, được thực hiện như sau:

a. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, thì cơ quan thi hành án phạt tù hoặc cơ quan thi hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp qn khu nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại;

b. Đối với người đang chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, thì cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại;

c. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế, thì chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc thời hạn quản chế còn lại;

d. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền cơng dân, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, thời hạn tước một số quyền cơng dân cịn lại;

đ. Đối với người bị xử phạt tù, xử phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hỗn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại hoặc miễn chấp hành tồn bộ hình phạt;

e. Đối với người bị xử phạt bằng các hình phạt khác đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hỗn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại hoặc miễn chấp hành tồn bộ hình phạt.

5. Người được nêu tại Mục 4 Nghị quyết này đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại hoặc được miễn chấp hành tồn bộ hình phạt, thì đương nhiên được xố án tích; nếu họ có u cầu, thì Chánh án Tồ án đã xét xử sơ thẩm vụ án đối với họ cấp giấy chứng nhận xố án tích cho họ.”

Sau khi BLHS 1999 được ban hành trước khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể vẫn áp dụng cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự được hướng dẫn chi tiết tại nội dung A, mục IX trong Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05-01-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự như đã trình bày ở phần trên.

Về cơ bản cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong BLHS 1999 là áp dụng tính tuổi đủ, tuổi trịn. Trong trường hợp có điều kiện để xác định ngày tháng năm sinh thì tính đến ngày tháng năm sinh của người đó.

Việc xác định độ tuổi của người chưa thành niên thông thường dựa trên một số giấy tờ pháp lý như Giấy khai sinh, Giấy chứng sinh, Sổ hộ khẩu, hộ tịch của họ. Khi xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án cần phải xác định đúng tuổi của họ cũng như trình độ phát triển về thể chất, tinh thần và mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của họ. Trong trường hợp bị cáo khơng được khai sinh thì phải kiểm tra Sổ hộ tịch, nếu khơng có thì phải tiến hành điều tra kết luận tuổi của người phạm tội theo nguyên tắc được quy định trong Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20-6-1992 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát, Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về lý lịch của bị can, bị cáo và Công văn số 81/2002/TANDTC được thay thế bởi Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT -VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 12 tháng 07 năm 2011 về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, trong đó tại Điều 6 Chương 2 quy định: “ Xác định tuổi của bị can, bị cáo:

Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn khơng xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:

1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

5. Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.”

Đây chính là một trong những nội dung của nguyên tắc “suy đốn vơ tội” được áp dụng có lợi cho người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, Tịa án chỉ xét xử khi có đủ các căn cứ kết luận bị cáo là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trong các văn bản hướng dẫn cũng nêu rõ thực hiện đầy đủ các biện pháp những vẫn không xác định được tuổi của bị can, bị cáo hoặc có căn cứ co thấy các giấy tờ pháp lý khơng đáng tin cậy thì cần trưng cầu giám định tuổi của bị can, bị cao. Kết luận giám định đó được dùng làm căn cứ để xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo cũng như việc áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt đối với họ.

Trong pháp luật hình sự hiện hành, phần lớn các quốc gia trên thế giới cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự:

Tại Mỹ, độ tuổi của trách nhiệm hình sự được thành lập theo quy định của pháp luật nhà nước. Chỉ có 13 tiểu bang đã thiết lập độ tuổi tối thiểu, khoảng từ 6 đến 12 tuổi. Hầu hết các bang dựa vào pháp luật chung, nắm giữ từ 7 tuổi đến 14 tuổi, trẻ em khơng có thể được coi là chịu trách nhiệm nhưng có thể được tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)