Tác động xã hội của vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 84 - 87)

2.3. Đánh giá việc áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua

2.3.3. Tác động xã hội của vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua

gian qua

Tình trạng tội phạm do các lứa tuổi khác nhau gây ra trong thời gian qua và trách nhiệm hình sự họ phải gánh chịu có tác động rất lớn đến xã hội trong thời gian qua.

Trước hết là tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Tội phạm do lứa tuổi này gây ra ngày càng tăng cả về số lượng lẫn tính chất mức độ nghiêm trọng của nó. Hàng chục vụ án giết người, cướp tài sản do người chưa thành niên gây ra với phương thức thủ đoạn hết sức mạnh động, dã man, tàn bạo đã làm bàng hoàng và phẫn nộ nhiều tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên với quy định hiện hành của luật hình sự về trách nhiệm hình sự đó với người chưa thành niên, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi tối đa chỉ phải chịu 12 năm tù, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chỉ phải chịu tối đa 18 năm tù dù họ phạm tội đặc biệt như thế nào và phạm bao nhiêu tội đi chăng nữa. Do sự không tương xứng giữa hậu quả cho xã hội do họ gây ra và trách nhiệm hình sự họ phải gánh chịu nên xã hội đã có những phản ứng với những quy định hiện hành của pháp luật hình sự nhà nước ta và đã đặt ra vấn đề cần thay đổi chính sách hình sự đối với người chưa thành niên, nếu không sẽ tạo thành một hiệu ứng tiêu cực trong xã hội đối với lứa tuổi này.

Bên cạnh đó, một bộ phận trong xã hội vẫn cho rằng việc người chưa thành niên phạm tội vẫn là cá biệt, đặc biệt là lứa tuổi từ 14 đến dưới 15, thậm chí là dưới 16 vẫn chưa hồn chỉnh về phát triển nhân cách, tâm sinh lý và trình độ hiểu biết xã hội, cho nên cần có các biện pháp để giáo dục họ mà không năng về trừng phạt như hiện nay.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta trong thời gian qua liên quan đến vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ năm 2007 đến năm 2011 thấp nhất là 14 tuổi và cao nhất là 82 tuổi. Trong đó độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi là phổ biến chiếm 96% tổng số người phạm tội bị xử lý.

- Tội phạm có xu hướng được trẻ hóa, tỉ lệ người phạm tội từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi ngày càng tăng. Đặc biệt, người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng đặc biêt nghiêm trọng ngày càng tăng, hậu quả tác hại gây ra cho xã hội là rất lớn và làm chấn động dự luận xã hội.

- Người từ 12 đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

- Thực tiễn áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cho thấy, với những quy định cụ thể của pháp luật cùng với trình độ của người tiến hành tố tụng ngày càng được nâng cao, việc áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cơ bản được tiến hành đúng yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số trường hợp vẫn chưa áp dụng đúng nguyên tắc và quy định cụ thẻ của pháp luật như khơng tính tuổi trịn mà tính tuổi đến, khơng xác định tuổi vào thời điểm thực hiện hành vi mà xác định vào thời điểm phát hiện, bị tố cáo... Đặc biệt, căn cứ pháp lý để tính tuổi chưa có sự thống nhất nên q trình áp dụng cịn nhiều tùy tiện.

- Trong chương này, tác giả cũng đã phân tích những thuận lợi, khó khăn của q trình xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tác động của vấn đề này đến trật tự, an toàn xã hội trong thời gian qua.

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TUỔI

CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.1. Dự báo tình hình có liên quan đến vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự

3.1.1. Xu hướng độ tuổi của những người thực hiện hành vi xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ trong thời gian tới

“Tội phạm được trẻ hóa” – đó là vấn đề được các phương tiện thơng tin đại chúng đề cập đến rất nhiều. Nghiên cứu thực tiễn và các vấn đề xác hội có liên quan cũng có sơ sở khao học để tác giả dự báo rằng, trong thời tới người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào các quan hệ

được luật hình sự bảo vệ ở những người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ chiếm tỉ lệ cao dần so với các độ tuổi cao hơn. Thậm chí hành vi nguy hiểm của lứa tuổi từ 12 đến dưới 14 cũng sẽ diễn biến phức tạp. Sở dĩ có xu hướng đó là xuất phát từ những nguyên sau:

- Điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao, với chế độ

ăn uống đầy đủ, thể lực của con người sẽ sớm hoàn thiện, các giai đoạn phát triển tâm sinh lý của con người cũng sẽ diễn ra sớm hơn trước đây.

- Hoạt động giáo dục ngày các được cải tiến và nâng cao, giúp con người tiếp cận nhanh hơn với tri thức, hoàn thiện nhân cách. Hơn nữa, với các phương pháp giáo dục tích cực sẽ giúp tính tự lập trong xử sự của con người phát triển sớm. Thực chất, đây là mặt tích cực của nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên đối với những người phát triển lệch lạc nhân cách, đây lại là yếu tố đẩy họ sớm đi vào con đường phạm tội.

- Những mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục tác động xấu đến xã hội trong đó có phát triển nhân cách của giới trẻ. Với lối sống thực dụng, giới trẻ sớm tiếp cận sống với đồng tiền, những ham muốn bản năng của cá nhân được kích thích, các mối quan hệ xã hội diễn ra nhanh hơn. Trong khi lứa tuổi thiếu niên và vị thành niên chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội khó để nhận biết đúng sai rất dễ hoạt động theo bản năng, ham muốn cá nhân.

- Cùng với tồn cầu hóa về kinh tế là sự tồn cầu hóa về tội phạm, tồn cầu hóa về thơng tin. Sự phát triển của internet đã vượt ngồi tầm kiểm sốt của các cơ quan quản lý Nhà nước, trẻ em sớm tiếp cần với những thông tin lệch lạc, nhạy cảm, thiếu lành mạnh. Cùng với đó, các trị chơi có tính bạo lực tràn lan trên mạng đã sớm hình thành ở trẻ em lối xử sử bằng bạo lực và sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết mọi mâu thuẫn. Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết vô tội vạ trên game được mơ tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngồi đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi game. Một số phạm nhân

phạm tội giết người bị nghiện game online mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc cho biết cách hành xử bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn cơng thực ngồi đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo.

- Mâu thuẫn gia đình và tình trạng li hơn tăng đã đẩy một số trẻ em vào con đường bụi đời. Trong xã hội chúng ta, bố mẹ là tấm gương, hình tượng để con cái noi theo học hỏi. Tuy nhiên, khi bố mẹ thường xuyên cãi vã, chửi bới nhau, ẩu đả, thiếu tôn trọng nhau sẽ gây ảnh hưởng xấu trong mắt con cái. Người trẻ, đặc biệt là tuổi dưới 18 là độ tuổi đang hình thành nhân cách nên những tác động xấu từ gia đình, xã hội hay mơi trường xung quanh đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em. Li hôn là thảm họa đối với trẻ em. Tổ ấm gia đình bị phá vỡ, trẻ em mất thăng bằng về tâm lý, cùng với việc thiếu sự chăm sóc giáo dục của cả bố và mẹ rất dễ lệch lạc nhân cách. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có đến 46% đối tượng phạm tội có gia đình phức tạp, trong nhà có người thân dính líu đến các hoạt động phạm pháp, 18% có hồn cảnh bố mẹ ly dị. Chỉ 4% phạm nhân có xuất thân trong gia đình bình thường trong thời gian qua.

Chính những yếu tố trên sẽ dẫn đến tình trạng các hành vi nguy hiểm cho xã hội của người chưa thành niên sẽ tăng cao. Đặc biệt các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên gây ra sẽ chiếm tỉ lệ ngày càng tăng như giết người, cướp tài sản...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)