hình sự bảo vệ nhưng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự do tác động của yếu tố độ tuổi
Đối tượng mà tác giả đề cập đến ở đây chính là những người đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng hành vi của họ không bị coi là tội phạm vì họ chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Xét về cơ cấu thì chúng ta phải đánh giá tình trạng của tất cả những người từ dưới 14 tuổi thực hiện hành vi phạm phạm tội và nhưng người từ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do vơ ý. Nhưng do khơng có số liệu thống kê của các cơ quan chức năng nên không thể đánh giá hết mà tác giả chỉ có thể phân tích thơng qua số liệu các đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng do chưa đủ tuổi chịu TNHS.
Đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn, phân tích số liệu từ năm 2006 đến nay cho thấy, những đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm khách thể bảo vệ của luật hình sự, nhưng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự do yếu tố độ tuổi là những đối tượng từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiều của tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Cho thấy: Năm 2006: 499 đối tượng; năm 2007: 376 đối tượng; năm 2008: 462 đố tượng, năm 2009: 427 đối tượng; năm 2010: 456 đối tượng, năm 2011: 348 đối tượng.
Nhìn vào số liệu cho thấy, các đối tượng này có số lượng tăng giảm tùy theo ong lứa tuổi này chủ yếu vẫn là các từng năm. Nghiên cứu hành vi vi phạm nổi bặt của các đối tượng này cho thấy hành vi vi phạm mà họ thực hiện chủ yếu là trộm cắp tài sản và gây rối trật tự công cộng.
Đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, xét theo cơ cấu độ tuổi, số liệu thống kê của Tổng cục thi hành án cho thấy như sau:
Năm
Độ tuổi 2006 2007 2008 2009 2010 2011
12 - dưới 14 333 280 300 273 315 159
14 – dưới 16 1583 1559 1523 1376 1318 934
Nhìn vào số liệu cho thấy, nhóm đối tượng từ 12 đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra ít. Tuy nhiên hầu hết các đối tượng này khi bị đưa vào trường giáo dưỡng hầu như đã trở thành các đối tượng phạm pháp có tính chất thường xun. Một yếu tố nữa cần chú ý ở độ tuổi này là hành vi của họ nhiều trường hợp đã gây ra hậu quả rất lớn và thậm chí là đặc biệt lớn như giết người, cướp tài sản. Thống kê số liệu về hai tội phạm này do lứa tuổi từ 12 đến dưới 14 tuổi như sau:
Năm Hành vi
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Giết người 23 15 14 16 18 18
Cướp tài sản 90 80 97 127 94 81
Đây là hai hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự đều xác định là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, nhưng nhìn vào số liệu có thể thấy hàng năm những người ở lứa tuổi học lớp 6, lớp 7 nhưng đã gây ra hàng trăm vụ. Có những vụ án đã gây tác động mạnh đến dư luận xã hội và ảnh hưởng rất xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội như vụ:
Vũ Văn Cần sinh ngày 15 tháng 12 năm 1995 giết người tại xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2008, Phạm Văn Thọ - 9 tuổi là hàng xóm của Cần, cầm chiếc điện thoại di động Nokia của bố sang nhà Cần chơi. Cần rất mê chơi game. Vì thế khi thấy chiếc điện thoại di động, Cần nghĩ cách để chiếm đoạt. Đến ngày 2 tháng 9, Cần dụ cháu Thọ ra vườn mía sau nhà chơi. Khi đi, Cần mang theo một chiếc chày. Ra đến vườn mía, lợi dụng lúc thọ khơng để ý, Cần đã lấy chày mang theo đập vào đầu Thọ gục xuống. Sau đó cần nhét nạn nhân vào bao tải, đánh đến chết để lấy chiếc điện thoại. Tính đến thời điểm phạm tội, Cần mới 13 tuổi 8 tháng 17 ngày.
Khi bị bắt, khuôn mặt Cần không chút biến sắc, quanh co chối tội và tuyệt nhiên khơng có biểu hiện sợ sệt. Có lẽ với những người phạm tội ở cái tuổi này, nó chưa hiểu hết được cái giá phải trả của tội giết người.
Thực trạng người dưới 14 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ diễn biến phức tạp, trong đó các hành vi đặc biệt nghiêm trọng ngày càng phổ biến đã làm cho những người có trách nhiệm quản lý, duy trì trật tự xã hội khơng khỏi lo lắng. Nếu không xử lý nghiêm minh, sẽ không bảo đảm tính răn đe làm cho hành vi nguy hiểm của lứa tuổi này tiếp tục tăng là mối nguy hại cho xã hội. Sự trẻ hóa của hành vi phạm tội đã làm cho Nhà nước và cả xã hội quan tâm.