Về thời điểm tính tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 70 - 73)

2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua

2.2.2. Về thời điểm tính tuổi

Thời điểm tính tuổi người phạm tội là vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện hay vào thời điểm vụ việc được phát hiện hay vào thời điểm xử lý vụ việc. Về nguyên tắc, xác định năng lực của chủ thể là xác định vào thời điểm thực hiện hành vi. Vì vậy tuổi được xác định vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Xung quanh vấn đề này, trong thực tiễn xuất hiện các tình huống sau đây:

- Một người thực hiện hành vi phạm tội liên tục, nhưng trong đó các hành vi cụ thể được thực hiện ở các độ tuổi khác nhau theo quy định của BLHS. Trong đó có những thời điểm người thực hiện hành vi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có những thời điểm người đó đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong những trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng thường lấy độ tuổi ở hành vi cuối để xem xét trách nhiệm hình sự của họ. Tuy nhiên để xem xét trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, cần phải xác định hậu quả do người đó gây ra trong tất cả các lần thực hiện hành vi. Nghiên cứu hồ sơ các vụ án có hành vi dạng này thấy rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng đều không tách biệt hậu quả gây ra và thời điểm đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và thời điểm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vơ hình chung, cách giải quyết này đã truy cứu trách nhiệm hình sự cả những hành vi người đó thực hiện khi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. - Tuổi của người bị hại vào thời điểm thực hiện hành vi đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Nhưng đến thời điểm phát hiện vụ việc thì tuổi của người bị hại đã quá tuổi mà luật quy định nếu xâm hại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tiễn cho thấy những vụ việc như thế này thường liên quan đến các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, người chưa thành niên.

Như vụ Phạm Mạnh Kỳ bị tố hiếp dâm vợ, ở xã Phú Túc huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Vụ việc xảy ra như sau: Ngày 21 tháng 3 năm 2002, Phạm Mạnh Kỳ sinh ngày 28 tháng 12 năm 1983 và Trần Thị Diễm Trinh sinh ngày 02 tháng 12 năm 1987 kết hôn với nhau. Đám cưới giữa Phạm Mạnh Kỳ và cô Trần Thị Diễm Trinh diễn ra rất đầm ấm, bà con làng xóm, chính quyền địa phương cũng đến dự chúc mừng hạnh phúc cho đơi trẻ. Ngày 19 tháng 9 năm 2002 họ có con đầu lịng. Cuộc hơn nhân của họ được gia đình và lành xóm vun vén ủng hộ. Mặc dù gần 10 năm chung sống như vợ chồng, mối quan hệ giữa Kỳ và Trinh được họ hàng, bà con

làng xóm chấp nhận theo phong tục tập quán nhưng 2 người này vẫn chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2008 bắt đầu xảy ra mâu thuẫn, Trinh có quan hệ ngoại tình với người khác. Hết chịu nổi cảnh sống bị đàm tiếu, tháng 11 năm 2009, anh Kỳ gửi đơn lên TAND huyện Krông Pa xin ly hôn. Nhưng lấy lý do anh Kỳ và Trinh chưa đăng ký kết hơn, tịa đã khơng thụ lý vụ kiện. Rồi bố mẹ của Trinh bất ngờ viết đơn lên Công an huyện tố cáo Kỳ hãm hiếp con gái mình là Diễm Trinh. Họ còn cho biết, Trinh cũng viết đơn tố cáo chồng mình đã hành hạ thể xác vợ trong thời gian gần 10 năm chung sống. Và ngày 5 tháng 8 năm 2010, Công an huyện Krông Pa đã ra hai quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Kỳ.

Vụ án trên cũng đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề liên quan đến độ tuổi để xác định trách nhiệm hình sự đặc biệt là tuổi của người bị hại. Xét hành vi giao cấu với trẻ em của Kỳ vào năm 2002 là hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vào thời điểm đó kết hơn, Trinh chỉ mới 14 tuổi 3 tháng 20 ngày. Cịn Kỳ khi đó đã 20 tuổi 7 tháng 12 ngày. Có nếu lấy ngày sinh con của Trinh để tính thời điểm thực hiện hành vi giao cấu đầu tiên, thì thời sớm nhất là ngày 19 tháng 11 năm 2001. Khi đó, Trinh mới 13 tuổi 11 tháng 13 ngày. Cịn Kỳ khi đó mới 17 tuổi 11 tháng 20 ngày. Thiếu 10 ngày nữa mới đủ tuổi thành niên.

Với những tình tiết trên có thể xác định như sau:

Nếu lấy thời điểm giao cấu dẫn đến có thai là thời diểm có căn cứ nhất thì Kỳ khơng phạm tội vì chưa thỏa mãn điều kiện của chủ thể tội phạm này là “người đã thành niên”.

Cũng với căn cứ đó, nếu chứng minh được các hành vi giao cấu của Kỳ đối với Trinh từ ngày 19 tháng 11 đến ngày 28 tháng 12 năm 2001 Kỳ cũng không phạm tội.

Nhưng những hành vi giao cấu giữa Kỳ đối với Trinh từ ngày 29 tháng 12 năm 2001(thời điểm Kỳ đủ 18 tuổi) đến trước ngày 02 tháng 12 năm 2003(thời điểm Trinh đủ 16 tuổi) là hành vi phạm tội “ Giao cấu với trẻ em” theo quy định tại Điều 115 BLHS 1999.

Đến thời điểm mâu thuẫn xảy ra là năm 2008, cũng như vào thời điểm 5- 2010, khi bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, mẹ của Trần Thị Diễm Trinh và Trinh làm đơn tố cáo Kỳ mặc dù thời hiệu xử lý theo quy định của pháp luật vẫn còn, nhưng

hành vi của Phạm Mạnh Kỳ khơng cịn gây nguy hiểm cho bị hại Trần Thị Diễm Trinh nữa.

Như vậy, với sự phân tích nêu trên cho thấy, một hành vi diễn ra liên tục như vậy nhưng ở những thời điểm khác nhau thì trách nhiệm của người thực hiện hành vi là khác nhau. Điều này đỏi hỏi phải có quan điểm thống nhất về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)