2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua
2.2.3. Căn cứ xác định tuổi
Nghiên cứu cách tính tuổi của người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cho thấy, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc lấy căn cứ nào, ưu tiên căn cứ nào để xác định tuổi. Hơn nữa thực tiễn xã hội Việt Nam cũng gây khó khăn khơng ít cho việc xác định tuổi trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
Trong thực tiễn các cơ quan có thầm quyền thường dự vào các căn cứ sau đây để xác định ngày sinh làm căn cứ tính tuổi của người phạm tội cũng như tuổi của người bị hại trong quá trình giải quyết các vu án: Giấy chứng minh nhân dân; giấy khai sinh gốc; bản sao giấy khai sinh; giấy chứng sinh; sổ hộ tịch; sổ hộ khẩu; học bạ; các loại văn bằng, chứng chỉ; lí lịch cá nhân do cơng an cơ sở cấp, lời khai của đương sự.v.v... Thực tế cho thấy dựa vào các căn cứ này cũng phát sinh nhiều tính huống dẫn đến những khó khăn và sai sót nhất định khi xác định độ tuổi của các đương sự.
- Giấy chứng minh nhân dân: Đây là căn cứ phổ biến nhất, vì hầu hết tất cả
các trường hợp, ngay từ khi tiếp cận người phạm tội người tiến hành tố tụng đều yêu cầu xuất trình chứng minh thư nhân dân. Nếu đương sự có giấy chứng minh thì đó được xác định là căn cứ để xác định tuổi của họ. Rất nhiều trường hợp khi có gấy chứng minh nhân dân thì các cơ quan tiến hành tố tụng khơng xác minh gì thêm để xác định tuổi của họ nữa. Chỉ những trường hợp khơng có giấy chứng minh nhân dân mới xác minh theo các nguồn khác. Xét về giá trị pháp lý, giấy chứng minh nhân dân là một trong các loại giấy tờ có thề tin cậy được. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp một người có nhiều giấy chứng minh nhân dân trong đó ngày tháng năm sinh khác nhau, thậm chí giấy chứng minh nhân dân chỉ ghi năm sinh mà không ghi cụ thể ngày tháng, giấy chứng minh khơng được cấp đúng trình tự thủ tục. Những yếu tố đó gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
đồng thời nó có thể bị lợi dụng để lách luật tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, hiện nay theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam phải từ đủ 15 tuổi trở lên mới làm gấy chứng minh nhân dân, trong khi đó tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ dủ 14 tuổi. cộng với nhiều trường hợp, cơng dân Việt Nam khơng có gấy chứng minh nhân dân nên thực tiễn khơng thể vào đó để chứng minh độ tuổi của người phạm tội khi giải quyết vụ án hình sự.
- Giấy khai sinh gốc: Đây là một trong các loại giấy tờ có giá trị pháp lý cao
nhất dùng để xác định tuổi. Tuy nhiên nghiên cứu hồ sơ các vụ án cho thấy, tỉ lệ các vụ án trong đó dựa vào loại gấy tờ này không cao như chứng minh nhân dân.Yếu tố này xuất phát từ thực tiễn là để thu thập loại giấy tờ này rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Cho nên, khi có các loại giấy tờ khác thay thế, các cơ quan tiến hành tố tụng không thu thập giấy khai sinh gốc nữa. Trên thực tế, khi sử dụng giấy khai sinh gốc để xác định độ tuổi cũng tồn tại một số vấn đề như một người có hai giấy khai sinh gốc: Về nguyên tắc một người chỉ được cấp một gấy khai sinh gốc nhưng trong nhiều trường hợp một người lại xuất trình ra nhiều giấy khai sinh gốc khác nhau với ngày tháng năm sinh khác nhau mà nếu dựa vào chúng thì vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội là khác nhau.Điển hình như vụ án sau: Đây là vụ án một thiếu niên chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng đã bị tuyên mức án 2 năm tù chỉ vì một sai sót hộ tịch. Theo cáo trạng của Viện KSND huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) ngày 17-12-2008, Nguyễn Văn Duân (SN 1992), Lê Xuân Hùng (SN 1994) và Phạm Văn Sơn (SN 1993) đều trú tại thơn Hải Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa dã phạm tội cướp tài sản nên cần phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật để răn đe, giáo dục. Tuy nhiên, đối với trường hợp Lê Xuân Hùng có hai giấy khai sinh. Theo giấy khai sinh số 64(quyển 1 năm 2004) thì Lê Xuân Hùng sinh ngày 19 tháng 6 năm 2005, còn theo giấy khai sinh số 33 (quyển 1, năm 2009) có ngày tháng năm sinh là 8-6- 1994 (lệch với giấy khai sinh trong trước một tuổi). Nếu xác dịnh tuổi của Hùng theo hai giấy khai sinh thì trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi cướp tài sản là khác nhau.
Nếu theo giấy khai sinh số 64 đăng ký năm 2004 thì khi thực hiện hành vi cướp tài sản Hùng mới chỉ mới 13 tuổi 6 tháng. Ở tuổi này, người phạm tội chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu theo giấy khai sinh số 33 đăng ký năm 2009 thì khi thực hiện hành vi Hùng đã 14 tuổi 6 tháng, đủ tuooikr chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.
Sau đó Hùng được xác định tuổi theo giấy khai sinh số 33 và bị truy tố. Đến ngày 19-6-2009, TAND huyện Hoằng Hóa đã xét xử Hùng cùng Duân, Sơn. Hùng bị tòa tuyên 24 tháng tù cho hưởng án treo.
- Bản sao giấy khai sinh: Trong nhiều vụ án, căn cứ để xác định tuổi của các
đương sự trong vụ án là bản sao giấy khai sinh. Xét về gía trị trong các giao dịch thì bản sao và bản gốc có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên do qua trình cấp bản chính và bản sao trong thực tiến không giống nhau nên dẫn đến nhiều sai sót. Có nhiều trường hợp, nhiều địa phương cấp xã cấp bàn khống bản sao giấy khai sinh cho công dân. Khi cần sử dụng, họ chỉ việc điền các thơng tin vào để đưa vào hồ sơ, Chính điều này đã làm xuất hiện trên thực tế nhiều trường hợp sử dụng bản sao giấy khai sinh để trốn tránh trách nhiệm hình sự. Như vụ: Tối 22/3/2009, Tâm và anh bà con là Huỳnh Thanh Vũ nhậu cùng nhóm bạn tại một quán gần nhà (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Sau đó xảy ra mâu thuẫn với anh Phương và Long ngồi gần đấy. Tức giận, Tâm kêu Vũ chở về lấy dao “đâm chết mấy thằng đó”.
Cha của Tâm, thấy Phương đánh con mình cũng xơng đến gây gổ với Phương và Long. Vừa quay lại quán, thấy anh Phương đang giằng co với cha, Tâm lao đến đâm nhiều nhát khiến anh Phương chết tại chỗ. Khi anh Long chạy đến can ngăn cũng bị hung thủ đâm liên tiếp và chết tại bệnh viện. Sau khi bỏ trốn, ngày 23/3/2009, Tâm và Vũ ra đầu thú.
Theo Hội đồng xét xử, toàn bộ giấy tờ của Huỳnh Quyết Tâm như hộ khẩu, CMND, lời khai lý lịch, đơn xin xem xét… đều thể hiện bị cáo sinh năm 1990 (khi phạm tội đã đủ 18 tuổi).
Với hành vi phạm tội trên, tháng 8/2009, TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt Tâm mức án tử hình, Vũ nhận 20 năm tù cùng về tội “giết người”. Không đồng ý với bản án, hai bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, cịn gia đình bị hại lại kháng cáo địi tăng mức án với Vũ.
Hai tháng sau, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử.
Hơm đó, cha của Tâm đã xuất trình một bản sao giấy khai sinh của bị cáo sinh năm 1991, trễ hơn 1 năm so với hồ sơ vụ án (mọi giấy tờ đều thể hiện Tâm sinh năm 1990). Điều này có nghĩa, khi phạm tội Tâm chưa tròn 18 tuổi và theo quy định của pháp luật sẽ không phải nhận án tử hình. Do vậy, Hội đồng xét xử đã phải hỗn phiên tịa vì cần làm rõ một số vấn đề.
Trong trường hợp này, nếu Dùng bản sao giấy khai sinh làm căn cứ xác đinh tuổi thì Tâm thốt án tử hình. Nếu dùng các loại giấy tờ khác thay thế thì Tâm bị tử hình.
Với việc cấp bản sao giấy khai sinh khơng đúng trình tự thủ tục xảy ra tràn lan như hiện nay đã gây khơng ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định độ tuổi. Đồng thời nó cũng đã bị bị nhiều trượng hợp lợi dụng để trốn tội, trốn hình phạt nặng.
- Giấy chứng sinh: Có thể nói rằng, giấy chứng sinh là căn cứ có giá trị pháp lý cao nhất để xác định tuổi của các đương sự. Bở vì mỗi người chỉ có thể có một giấy chứng sinh duy nhất được cấp vào thời điểm được sinh ra. Có những trường hợp, do có giấy chứng sinh để xác định chính xác độ tuổi khi phạm tội nên đã tránh được hình phạt tử hình như trường hợp của Nguyễn Hồng Nhàn (ngụ huyện Thoại Sơn, An Giang). Do khơng có tiền tiêu xài, chiều 1tháng 9 năm 2009, Nhàn rủ Nguyễn Văn Thật (SN 1992) và Huỳnh Công Khanh (SN 1993) là bạn học cùng nhau giả vờ thuê taxi sau đó đi đến chỗ vắng người để giết, cướp tài sản. Sau khi bàn bạc xong, khoảng 23h cùng ngày, cả ba đón xe taxi Vinasun do anh Trần Minh Phương điều khiển. Khi đến đường số 5, thuộc phường Bình Trị Đơng (Bình Tân), thấy vắng người Nhàn kêu anh Phương dừng xe. Khi chiếc xe vừa dừng lại, Nhàn dùng tay kẹp cổ anh Phương kéo về băng ghế sau để Thật rút dao khống chế để cướp. Trong lúc bị kẹp cổ, anh Phương cố xoay lưng để thốt thì bị Thật dùng dao đâm một nhát vào lưng bên trái rồi bước xuống xe. Lúc này, trong xe, Khanh bị anh Phương đạp một phát trúng vào người nên cũng bỏ xuống xe theo Thật. Trong xe lúc này chỉ còn Nhàn và anh Phương, thấy người này chống cự đến cùng, Nhàn liền lấy dao đâm 3 nhát cho đến khi nạn nhân gục xuống ghế. Với
hành vi phạm tội như trên, Nhàn và đồng bọn bị truy tố và xét xử về các tội "giết người" và "cướp tài sản". Theo giấy khai sinh trong hồ sơ vụ án, Nhàn sinh năm 1991 nhưng tại phiên tịa sơ thẩm TAND thành phố Hồ Chí Minh xử cuối tháng 9 năm 2010, mẹ của Nhàn khai, khai sinh gốc của Nhàn là SN 1992 và hiện tại bà vẫn còn giữ tờ giấy khai sinh này. Tuy nhiên, Hội dồng xét xử đã bỏ qua lời khai này của mẹ Nhàn và sau đó vẫn tuyên Nhàn mức án cao nhất là tử hình Sau khi bản án được tun, Nhàn có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tịa phúc thẩm ngày 18 tháng 2, ngồi gia đình bị cáo, Tịa cịn triệu tập nhân chứng là bà Phạm Thị Viết, người đỡ sanh cho bị cáo. Trước tòa, bà Viết khai, bà đỡ sinh bị cáo vào năm 1992, có giấy chứng sinh đàng hồng. Sau đó, gia đình mới lên xã làm giấy khai sinh lại. Mẹ bị cáo Nhàn thì có lời khai, bà có 14 đứa con, Nhàn là đứa con út. Lúc mới sinh, tên trong giấy chứng sinh của Nhàn là Nguyễn Hồng Nhãn, sinh năm 1992. Đến năm 2007, cha của Nhàn mới đi làm giấy khai sinh. Sau 12 năm mới làm giấy khai sinh cho con nên cha Nhàn không nhớ rõ năm sinh nên làm sai và thay đổi tên từ Nhãn sang Nhàn. Thực tế, Nhàn chính là người tên Nhãn trong giấy chứng sinh. Tòa cấp phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại. Giám định cho thấy, giấy chứng sinh là giấy chứng sinh gốc phù hợp với lời khai của bà Viết là người đỡ đẻ. Sau đó Nhàn bị tuyên phạt 18 năm tù.
Như đã nói ở trên, đây là loại giấy tờ có độ tin cậy cao nhất để xác định độ tuổi của các đương sự nhưng trên thực tế giấy này thường khơng được lưu lại bản chính vì nó chỉ có giá trị để làm giấy khai sinh và sau khi thu lại, chính quyền cũng khơng lưu lại giấy này. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp khơng có giấy chứng sinh do sinh tại nhà hoặc tại những nơi khơng có giấy chứng sinh.
- Sổ hộ tịch: Trong nhiều trường hợp, do khơng có các loại giấy tờ để chứng
minh độ tuổi hoặc các giấy tờ khác nhau lại cho các ngày tháng năm sinh khác nhau, các cơ quan tiến hành độ tuổi đã phải đến chính quyền nơi người đó cư trú để xác định ngày sinh từ sổ hộ tịch. Tuy nhiên không phải khi nào sổ hộ tịch cũng là biện pháp cuối cùng cho việc xác định ngày sinh khi khơng có các loại giấy tờ để chứng minh độ tuổi. Bởi vì chỉ những trường hợp đăng ký khai sinh mới có tên
trong sổ hộ tịch. Cùng với nó là nhiều trường hợp, do chiến tranh thiên tai, hoặc vì một lý do nào đó, sổ hộ tịch bị mất thì cúng khơng thể dựa vào đó được.
- Lý lịch cá nhân do Công an cơ sở sơ đương sự cư trú cấp: trong nhiều vụ
án, khi bắt đối tượng, do khơng có bất kỳ giấy tờ tùy thân gì để xác dịnh độ tuổi, nên khi yêu cầu Công an cơ sở cung cấp lý lich cá nhân đương sự. Cơ quan tiến hành tố tụng đã dựa vào đó để xác định ngày tháng năm sinh của họ. Tuy nhiên, lý lịch tư pháp mà Công an cơ sở nắm giữ nhiều trường hợp cũng khơng hồn tồn chính xác mà chỉ trên cơ sở bản tự khai trước đây của người đó hoặc xác minh nghiệp vụ nên chưa thể đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc.Vì vậy dựa vào đó rất có thể dẫn đến sai lầm.
- Lời khai của đương sự: Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, trong
nhiều trượng hợp, có thể vì những ngun nhân khách quan hoặc chủ quan, trong hồ sơ các vụ án đã khơng có bất kỳ một loại giấy tờ nào để chứng minh về nhân thân, lại lịch của người phạm tội mà các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ dựa vào lời khai của họ trong các bản khai để vẽ nên lý lịch cá nhân. Với nhiều nguyên nhân khác nhau, lời khai của đương sự không thể là căn cứ tin cậy để đưa ra kết luận. thậm chí có những trường hợp đã kết án một người với tên tuổi của người khác. Như trong vụ án xảy ra chiều ngày 01tháng 12 năm 2008, tại khu vực chợ Mơ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, công an phát hiện một phụ nữ bán heroin cho các con nghiện.
Tại cơ quan, người này khai tên Cồ Thị Cúc. Theo lời khai, cơ quan điều tra đã về quê Cúc ở Nam Định để xác minh. Chính quyền địa phương khẳng định có người tên là Cồ Thị Cúc bỏ nhà lên Hà Nội sống lang thang. Nhưng ảnh cô gái do Cơ quan điều tra đưa ra thì họ khẳng định khơng phải là Cúc. Vì bị can khơng nhớ về gia đình, quá trình xác minh nhân thân không thu được kết quả, các cơ quan tố tụng Hà Nội đã phải dựa vào những gì mà Cúc khai. Vụ án mua bán trái phép ma túy được đem ra xét xử. Tháng 4 năm 2009, TAND thành phố Hà Nội tuyên Cúc 11 năm tù.
Vụ việc chỉ bị phát hiện do trước khi bị bắt thi hành án, cơ ta có thai và trong khi thụ án ở trại giam số 5 Cồ Thị Cúc sinh một bé trai, đặt tên là Cồ Tuấn Anh. Cúc gửi con về cho mẹ để làm thủ tục đi học. Do vướng mắc khi nhập hộ khẩu,
người mẹ đã để lộ thân phận thật của mình. Cơ ta khơng phải Cồ Thị Cúc mà là Đỗ Thị Thanh Thủy, hộ khẩu quận Đống Đa, Hà Nội.
Tương tự như vậy là vụ Bùi Quốc Hoàng, thường trú tại xã Kim Long, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) phạm tội hiếp dâm và cướp tài sản đi tù với tên là Phạm Văn Linh ở Bình Thuận. Tháng 9 năm 2009, TAND huyện Tuy Đức đã xử sơ thẩm, tuyên phạt Linh ba năm sáu tháng tù về tội hiếp dâm. Linh bị bắt đi thụ án Còn phần dân sự, Thi hành án dân sự huyện Tuy Đức (Dăk Nông) đã ủy thác cho cơ quan thi hành án ở tỉnh Bình Thuận tống đạt quyết định, yêu cầu gia đình