Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần các tội phạm BLHS năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 51 - 66)

1.4. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình

1.4.2. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần các tội phạm BLHS năm

BLHS năm 1999

Phần tội phạm cụ thể trong BLHS 1999 bao gồm 276 điều luật với 272 điều luật quy định về các tội phạm và 4 điều luật khác (Điều 92, Điều 277, Điều 292, Điều 315). Phần lớn các điều luật đều không quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự cụ thể, tức là chỉ cần đạt độ tuổi theo theo quy định tại phần chung, cụ thể tại điều 12: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong các tội phạm cụ thể thì điều luật thường khơng quy định tội phạm nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mà căn cứ vào mức cao nhất của các khung hình phạt trong các điều luật để xác định tội phạm thuộc loại nào từ đó xem xét có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay khơng.

Ví dụ: Trong tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 thì khoản 1, Khoản 2 quy định khung hình phạt cao nhất là đến 7 năm tù, như vậy tội phạm theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 138 là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, do đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng tại Khoản

3, Khoản 4, Điều 138 lại quy định mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 15 năm tù, 20 năm tù, tù chung thân do đó Khoản 3, Khoản 4, Điều 138 là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội trộm cắp tài sản được thực hiện hình thức lỗi cố ý vậy người từ đủ 14 trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi được quy định trong Khoản 3, Khoản 4 Điều 138 BLHS. Trong BLHS 1999 có 104/272 điều luật quy định tội phạm cụ thể mà chủ thể chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên: tội giết con mới đẻ Điều 94, khơng cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Điều 102, tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác Điều 108, các tội xâm phạm quyền từ do, dân chủ từ Điều 123 đến Điều 132..., bên cạnh đó cũng có những tội danh mà người thực hiện chỉ cần đủ 14 tuổi trở lên, đó là những Điều luật mà tất cả các khung hình phạt đều là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như tội cướp tài sản Điều 133, tội giết người Điều 93, tội hiếp dâm trẻ em Điều 112...

Riêng đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, mặc dù phần lớn là các tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tuy nhiên về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trong Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, tại phần nội dung một số vấn đề chung của phần các tội phạm hướng dẫn áp dụng vấn đề về tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở chương các tội xâm phậm an ninh quốc gia:

“Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nói chung, đối với người tuy đã đủ điều kiện về tuổi như đã nói ở trên, cần xem xét hồn cảnh phạm tội và nhận thức của họ đối với tội phạm. Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, nếu do bị mua chuộc, dụ dỗ, nhận thức chính trị khơng có hoặc rất non kém thì khơng áp dụng hình phạt, mà nên áp dụng biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phịng ngừa (như đưa vào trường giáo dưỡng theo Điều 62). Chỉ cần áp dụng hình phạt đối với trường hợp người phạm tội đã có nhận thức chính trị và đã gây hậu quả nghiêm trọng.”

Trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS 1999 cịn có những quy định riêng biệt về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó khơng phải tội phạm nào tuổi chịu trách

nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc 16 tuổi trở lên mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm có thể là ở mức khác nhau.

Về tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148 BLHS) theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-9-2001 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an – TAND tối cao - VKSND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV “các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình" của BLHS năm 1999, tại mục 4.5 có hướng dẫn:

“Chủ thể của tội tảo hơn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đã đủ tuổi kết hơn theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình. Theo quy định tại Điều 9 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 thì tuổi kết hơn đối với nam là từ 20 tuổi trở lên, tuổi kết hôn đối với nữ là từ 18 tuổi trở lên.”

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội tảo hơn khác biệt với những tội phạm khác trong bộ luật, theo quy định của BLHS thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tính tuổi đủ, ví dụ như “đủ 14 tuổi”, “đủ 16 tuổi”... cịn trong tội tảo hơn thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi “từ 18 tuổi” hoặc “từ 20 tuổi”, hay còn gọi là tuổi “đến”. Tuổi kết hơn và cách tính tuổi kết hơn cịn được quy định cụ thể tại điểm a mục 1 Nghị quyết 02/2000/QĐ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000: “ Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Theo quy định này thì khơng bắt buộc nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hơn; do đó, nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18 mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hơn”. Ví dụ một người giới tính nữ sinh ngày 01/01/1990 thì bắt đầu từ ngày 02/01/2008 là bắt đầu bức sang tuổi 18. Chính vì vậy tuổi chịu trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội tảo hơn là từ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ 20 tuổi trở lên đối với nam.

Có 3 điều luật mà BLHS quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 18 tuổi trở lên, tội giao cấu với trẻ em Điều 115 và tội dâm ô với trẻ em Điều 116. Khoản 1 của 2 Điều luật trên quy định: “Người nào đã thành niên mà...” nếu đem so sánh với quy định trong BLHS 1985 thì trong tội dâm ơ với trẻ em điều 202b lần đầu tiên BLHS quy định tuổi chiu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người đã thành niên.

Lần đầu tiên BLHS quy định tuổi chiu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người đã thành niên, việc quy định này đã thống nhất về chính sách hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em, theo đó chỉ có thể coi là chủ thể của tội phạm này khi người thực hiện hành vi phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

Ngoài ra trong phần các tội phạm cụ thể, mặc dù không quy định trực tiếp tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm nhưng thông qua những quy định trong điều luật, tuổi chịu trách nhiệm hình sự phải nằm trong một khoảng giới hạn nhất định, có những tội danh mà tuổi chủ thể nằm trong một giới hạn, để có thể nắm bắt được cần viện dẫn một số ngành luật khác.

Cụ thể, trong tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 BLHS), tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ (Điều 260 BLHS), chương XXIII Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Chủ thể thực hiện các tội phạm nói trên phải là những người đạt độ tuổi theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự thông qua ngày 30-12-1981, sửa đổi bổ sung lần thứ nhất ngày 21-12-1990, lần thứ hai ngày 22-6-1994 và lần mới nhất 14-6-2005, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam thông ngày 21-12-1999, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên được ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 27-8-1996, Nghị định 83 của Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2001 về đăng ký nghĩa vụ quân sự...

Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự Điều 259 BLHS quy định: “Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện...”. Chủ thể thực hiện tội phạm phải là người trong độ tuổi phải làm nghĩa vụ quân sự; đó là:

“Tháng 4 hàng năm, theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công dân nam từ đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự...” (Điều 20 Luật nghĩa vụ quân sự); “Những người sau đây, trừ những người quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định này, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự:

1. Công dân nam giới từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi.

2. Phụ nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có chun mơn cần phục vụ cho quân đội. Danh mục ngành, nghề chuyên môn do phụ nữ đảm nhiệm cần phục vụ cho quân đội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.” (Điều 7 Nghị Định 83/2001/NĐ-CP về

đăng ký nghĩa vụ quân sự). Vậy, hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự chủ thể phải là người từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi.

Đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, “Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi” (Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự), với hành vi này thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;

Với hành vi không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, đối tượng gọi tập trung huấn luyện có thể là quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và binh sĩ dự bị do đó độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở phạm vi rộng hơn, tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này thấp nhất là từ đủ 18 tuổi trở lên như đã phân tích, tuy nhiên hạn tuổi cao nhất, theo quy định tại K1, Điều 13 Luật sĩ quan quân đội nhân dân, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan nói chung là 65 tuổi, tuy nhiên tại K3 quy định trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị Điều 260 BLHS quy định: “Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp...”. Theo Điều 2 Luật nghĩa vụ quân sự: “Công dân phục vụ trong nghạch dự bị gọi là quân nhân dự bị”, “Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và sĩ quan, binh sĩ dự bị” (Điều 2 Pháp lệnh dự bị động viên), theo Điều 13 Luật sĩ quan quân đội nhân dân, hạn tuổi cao nhất đối với sĩ quan dự bị là 65 tuổi, những quân nhân dự bị khác có hạn tuổi thấp hơn. Do đó, tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị là từ đủ 18 tuổi đến 65 tuổi.

Theo quy định tại Điều 315 cũng như các Điều luật trong chương XXIII Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, phần lớn các tội phạm quy định trong chương này tuổi chịu trách nhiệm hình sự nằm trong một giới hạn nhất định. Đối với trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội là sĩ quan tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện thì theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan quân đội nhân dân như đã phân tích, tuổi chịu trách nhiệm hình sự thường là từ đủ 17 tuổi đến 65 tuổi, trừ những trường hợp đặc biệt.

Trên đây là những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong phần các tội phạm cụ thể trong BLHS hiện hành, những quy định này đã tiến đến hoàn thiện chính sách hình sự, phân hóa trách nhiệm hình sự đối với những độ tuổi nhất định, góp

phần có hiệu quả vào thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 1

Trên cơ sơ nghiên cứu những vấn đề lí luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trong chương này, tác giả trình bày những nội dung cơ bản sau đây:

- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi nhằm xác định khi một người phát triển đến độ tuổi đó mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc loại trách nhiệm, mức trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do mình gây ra. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do BLHS quy định và về nguyêt tắc được xác định là tuổi tròn. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được xác định từ khi sinh ra đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.

- Phân tích làm rõ cơ sở khoa học về sự phát triển tâm sinh lý của con người và cơ sở thực tiễn của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Phân tích sự phát triển tâm sinh lý cho thấy, từ 6 tuổi con người bắt đầu nhận thức được và có sự đánh giá về hành vi của mình. Từ 11 tuổi bắt đầu có tính tự quyết định và lựa cho chọn hành vi trước các tình huống của xã hội. Tuy nhiên do sự phát triển thiếu cân đối giữa các hệ của cơ thể nên trong xử sự của họ vẫn còn nhiều yếu tố cảm tính và mang tính bột phát. Từ 15 tuổi, con người nhân thức đầy đủ hơn về giá trị của các hành vi của mình. Họ có thể đánh giá được sự tác động của xử sự do mình thực hiện đến các yếu tố xung quanh, tự chủ trong quyết định thực hiện hành vi. Tuy nhiên do chưa phát triển hoàn thiện về cả thể chất và tinh thần, nên họ vẫn chưa hoàn toàn nhận thức đầy đủ và quyết định chính xác hành vi của mình, đặc biệt là nhận thức về tính nguy hiểm của hành vi. Từ 18 tuổi trở lên, con người phát triển bình thường có thể hồn tồn tự chỉ trong việc thực hiện hành vi của mình cả về lý trí, ý chí lẫn xử sự trên thực tế.

Thực tiến đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vẫn đang nằm dưới sự giám sát của gia đình, nhà trường và xã hội vì vậy tỉ lệ lứa tuổi này xâm phạm vào các quan hệ được luật hình sự bảo vệ vẫn cịn rất ít. Hoạt động của họ vẫn chứa đựng nhiều yếu tố cảm tính, trước những điều kiện hồn cảnh cụ thể. Nhưng thực tiễn cũng đã cho thấy một số trường hợp, hành

vi của những người ở lứa tuổi này cũng đã gây ra cho xã hội những thiết hại rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng. Những người từ 16 tuổi trở lên là lứa tuổi phổ biến nhất thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm và các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

- Qua nghiên cứu quy định của luật hình sự qua các giai đoạn phát triển của Nhà nước ở Việt Nam, cho thấy, tất cả các quy định của luật hình sự các thời kỳ đều có những quy định liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong giai đoạn phong kiến, các quy định chưa cụ thể rõ ràng. Chỉ từ năm 1945 trở về sau này, các quy định của luật hình sự mới có các quy định cụ thể về tuổi chịu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)