Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 35)

2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra

Xác định đƣợc thiệt hại trong BTTHNHĐ đƣợc coi là một trong những điểm cốt lõi và quan trọng cần phải biết trƣớc tiên. Mức độ của thiệt hại trên thực tế sẽ quyết định phạm vi trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trong Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2006 của Nhà xuất bản Đà Nẵng, thiệt hại đƣợc hiểu là những sự mất mát về ngƣời, về của cải vật chất hoặc tinh thần. Khái niệm thiệt hại theo pháp luật dân sự Việt Nam là sự giảm sút các lợi ích tài sản hoặc các lợi ích nhân thân so với tình trạng hiện hữu hoặc sự giảm sút các lợi ích mà chủ thể bị thiệt hại sẽ chắc chắn có đƣợc trong tƣơng lai trong một điều kiện bình thƣờng nếu không có việc gây thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, để xác định đúng thiệt hại nhằm ấn định mức bồi thƣờng cụ thể cho chủ thể gây thiệt hại lại là một vấn đề không hề đơn giản.

Điều 361 BLDS 2015 quy định:

1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Quy định trên cho thấy thiệt hại gồm có hai loại:

- Thiệt hại về vật chất: Gồm thiệt hại vật chất do tài sản, do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: các lọai thực hiện này đƣợc quy

định cụ thể trong BLDS từ các Điều 589 đến 592. Ngòai các Điều luật này, BLDS 2015 còn có các quy định mới đƣợc bổ sung tại các Điều 606 và 607 về bồi thƣờng do xâm phạm thi thể và xâm phạm mồ mả dẫn đến cách hiểu rằng còn có những dạng thực hiện khác. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi mà mồ mả và thi thể không thể đƣợc coi là tài sản theo nghĩa truyền thống cũng nhƣ thực tế. Trong số các thiệt hại về vật chất có hai loại thiệt hại. Thứ nhất là thiệt hại trực tiếp, là những thiệt hại bên bị thiệt hại đã phải gánh chịu. Thứ hai là thiệt hại gián tiếp, là những lợi nhuận mà họ bị mất do việc vi phạm. Nhƣ vậy, khái niệm về tổn thất phải gánh chịu cần đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Nó bao gồm việc hƣ hao tài sản của bên bị thiệt hại, hoặc là việc bên này phải gánh chịu những nghĩa vụ, khi bên này, do không đƣợc nhận đƣợc lợi ích từ bên có nghĩa vụ, buộc phải hoàn thành công việc của mình. Thiệt hại về lợi nluận, hoặc còn gọi là hậu quả thiệt hại, là những lợi nhuận mà đáng lẽ bên bị vi phạm đã có đƣợc, nếu nhƣ thỏa thuận đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Việc xác định thiệt hại về lợi nhuận này thƣờng là dự đoán, nên việc xác định chính xác cũng rất khó kliăn. Ví dụ: A - một cá sĩ, huỷ bỏ hợp đồng với B - ngƣời tổ chức chƣơng trình. A phải bồi thƣờng thiệt hại cho B không nhũng chi phí mà B đã trả cho việc chuẩn bị buổi hoà nhạc, mà cả thiệt hại về lợi nhuận do việc huỷ bỏ buổi hoà nhạc này.

- Thiệt hại về tinh thần: Theo Điểm 1.1, Mục 1, Phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán ngày 08/7/2006 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTHNHĐ, các thiệt hại tinh thần đƣợc hiểu nhƣ sau:

+ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân đƣợc hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà ngƣời bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà ngƣời thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thƣơng, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị

giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải đƣợc bồi thƣờng một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu (mô tả qua các tình huống phát tán ảnh khỏa thân để đánh ghen, việc hủy họai khuôn mặt dẫn đến khó khăn trong giao tiếp hay trong họat động nghề nghiệp …).

+ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) đƣợc hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải đƣợc bồi thƣờng một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Lƣu ý là sự giảm sút uy tín này thực sự có ảnh hƣởng đến họat động bình thƣờng của tố chức, đó có thể là uy tín và thu nhập trong kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hình ảnh xã hội của các tổ chức từ thiện.

Nguyên tắc của việc tính toán thiệt hại là những thiệt hại về vật chất (thiệt hại về tài sản) hoặc là những chi phí những thu nhập thực tế bị giảm sút hay bị mất do có sự thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đƣa đến. Hoặc là những lợi ích vật chất thực tế khác bị mất đido ngƣời vi phạm đã gây ra cho ngƣời bị thiệt hại. Một số luật gia Sài Gòn trƣớc đây và một số luật gia phƣơng tây cho rằng việc xác định thiệt hại phải có đủ ba điều kiện sau đây:

- Sự thiệt hại phải là sự đụng chạm đến quyền lợi chính đáng. Tức là quyền lợi đó phải phù hợp với quy định của pháp luật.

- Sự thiệt hại phải chắc chắn hoặc có đủ các yếu tố để ƣớc lƣợng nó là có thật hoặc sẽ có trên một cơ sở khoa học.

- Sự thiệt hại phải trực tiếp, vì rằng pháp luật không thể bắt buộc ngƣời gây thiệt hại phải gánh chịu tất cả hậu quả của hành vi của mình một cách vô tận

(không có giới hạn) mà chỉ là thiệt hại trực tiếp do kết quả của hành vi có lỗi và trái pháp luật.

Một số án lệ của Pháp còn xác định thiệt hại thành một khoản tiền nhất định và ngƣời có hành vi xâm hại đến các giá trị tinh thần nhƣ: tôn giáo, tín ngƣỡng phải bồi thƣờng. Tuy nhiên, quan điểm này cũng gặp phải những chỉ trích của dƣ luận xã hội [17].

Còn trong pháp luật Việt Nam hiện hành, thiệt hại với tƣ cách là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng phải có các đặc tính sau:

- Là thiệt hại thực tế: thiệt hại là có thực, có thể nhận thức đƣợc và không phải là các thiệt hại có tính chất tƣởng tƣợng và cũng không phải là các sự giảm sút lợi ích mà không chắn chắn có đƣợc.

- Thiệt hại phải có thể đƣợc tính thành tiền: dù qua bất kỳ phƣơng tiện nào và cách thức tính toán nào thì thiệt hại phải đƣợc tính tóan thành một lƣợng tiền tệ nhất định, làm cơ sở đầu tiên cho việc bồi thƣờng.

- Thiệt hại phải có quan hệ mật thiết với hành vi gây thiệt hại: nói cách khác quan hệ giữa hai yếu tố này là không tách biệt quá xa. Pháp luật Anh - Mỹ có nhiều quy định và án lệ về vấn đề này.

Mọi thiệt hại đều tồn tại khách quan, không phụ thuộc ý thức chủ quan của ngƣời đánh giá. Song, việc đánh giá thiệt hại khách quan lại đƣợc thông qua ý thức chủ quan của con ngƣời. Nghĩa là, con ngƣời sống trong thế giới khách quan, bị thế giới khách quan đó tác động, chi phối nên khả năng đánh giá thiệt hại khách quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, không có nghĩa là những ngƣời có thẩm quyền đánh giá thiệt hại trong các vụ án có thể tùy tiện đánh giá mà việc đánh giá đó phải diễn ra một cách khách quan dựa trên cơ sở khoa học. Trên thực tế, trong hầu hết các vụ việc có tranh chấp liên quan đến bồi thƣờng luôn có xu hƣớng và xung đột về ý chí và lợi ích giữa bên bị thiệt hại và bên gây

thiệt hại. Bên bị thiệt hại có xu hƣớng làm tang mức độ thiệt hại. Ngƣợc lại, bên gây ra thiệt hại lại có xu hƣớng làm giảm mức độ thiệt hại. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với những ngƣời làm công tác giám định chuyên môn và những ngƣời làm công tác áp dụng pháp luật thực sự phải công tâm, khách quan đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra và áp dụng các quy phạm pháp luật vào các vụ án cụ thể. Bên cạnh đó, thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần có đặc tính khác nhau nên không thể sử dụng cùng cách đánh giá chung duy nhất áp dụng cho mọi trƣờng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)