Thực tiễn áp dụng luật thông qua một số vụ việc điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 83 - 88)

3.2.1. Vụ án thứ nhất

Vụ án dân sự giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Hà – Đại diện hợp pháp của cháu Vũ Phƣơng Anh, ngƣời bị thiệt hại về sức khỏe với bị đơn là Trƣờng tiểu học Hải An.

Nội dung vụ án như sau:

Khoảng 15h20 ngày 15/01/2016, trong giờ ra chơi, tại trƣờng tiểu học xã Hải An xảy ra việc cháu Lê Ngọc Tuấn nô đùa cùng cháu Nguyễn Hữu Quốc Bảo. Trong khi nô đùa, Tuấn đã dùng thƣớc gỗ bị gãy ném vào cháu Bảo và không may trúng mắt trái của cháu Vũ Phƣơng Anh khiến mắt cháu Phƣơng Anh tổn thƣơng nặng. Cháu Phƣơng Anh đã đƣợc thầy cô giáo đƣa đến trạm y tế sơ cứu đồng thời báo ngƣời thân đứa cháu lên tuyến trên điều trị tại bệnh viện mắt

trung ƣơng. Sau thời gian phẫu thuật và hồi sức, cháu đã đƣợc gia đình đƣa về để tiếp tục đi học. Sau khi cháu ra bệnh viện gia đình yêu cầu nhà trƣờng cung cấp thẻ học sinh để làm thủ tục bảo hiểm y tế cho cháu, nhà trƣờng không kịp thời cung cấp thẻ để trình bệnh viện, do đó cháu không đƣợc hƣởng quyền lợi Bảo hiểm y tế tại bệnh viện. Quá trình điều trị mất nhiều thời gian và chi phí. Theo bệnh án chẩn đoán ra viện đối với mắt trái của cháu Phƣơng là: chấn thƣơng vỡ nhãn cầu. Tại biên bản giám định y khoa Hội đồng giám định y khoa Thanh Hóa kết luận: mắt trái của cháu mù sau chấn thƣơng vỡ nhãn cầu, quyết định tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể là 41%. Chị Hà đã làm đơn khởi kiện yêu cầu trƣờng Tiểu học Hải An bồi thƣờng thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm cho cháu Phƣơng Anh với các khoản phí điều trị, chi phí hợp lý khác, bồi dƣỡng sức khỏe, bồi thƣờng tổn thất tinh thần là 1.008.000.000 đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 16/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị Hà, buộc trƣờng tiểu học Hải An phải có nghĩa vụ bồi thƣờng cho cháu Vũ Phƣơng Anh số tiền 109.874.751 đồng. Bác yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn bồi thƣờng số tiền 1.008.000.000 đồng.

Tòa án nhận định đây là vụ kiện bồi thƣờng thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm phát sinh từ việc cháu học sinh trong giờ ra chơi đã dùng thƣớc để chơi đùa không may gây thƣơng tích cho bạn. Ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại đều dƣới 15 tuổi, do đó mẹ cháu Phƣơng Anh là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên và đại diện hợp pháp khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu. Đối với cháu Lê Ngọc Tuấn, lẽ ra cháu Tuấn là ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng, nhƣng vì cháu chƣa đủ 15 tuổi là ngƣời chƣa có năng lực bồi thƣờng. Cháu gây thiệt hại trong thời gian trƣờng học trực tiếp quản lý, do đó nhà trƣớc phải chịu trách nhiệm do hành vi trái pháp luật có lỗi do ngƣời dƣới 15 tuổi thực hiện.

Quyết định bồi thƣờng thiệt hại trên của Tòa án đã cụ thể hóa quy định về năng lực bồi thƣờng thiệt hại tại khoản 3 Điều 599 của BLDS 2015.

Quá trình giáo dục học sinh trong nhà trƣờng đƣợc thực hiện thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục dạy học trong và ngoài lớp. Các cháu học sinh trong giờ ra chơi, đây là trong thời gian học tịa trƣờng, nhà trƣờng trực tiếp quản lý, phải có trách nhiệm quản lý học sinh. Hoạt động vui chơi của các cháu cũng là một hoạt động giáo dục. Các loại hình hoạt động ngoài giờ nhƣ vui chơi trong nhà trƣờng cũng giúp các cháu phát triển thể lực, góp phần phát triển đạo đức, nhân cách, nhà trƣờng cần có những giải pháp quản lý tốt học sinh trong giờ ra chơi, tổ chức cho các cháu vui chơi đúng cách, tránh cho các cháu có những trò chơi nguy hiểm.

Nhà trƣờng không phải bồi thƣờng nếu chứng mình mình không có lỗi trong quản lý tuy nhiên trong trƣờng hợp này nhà trƣờng không chứng minh đƣợc là đã nhắc nhở nhiều lần đối với hành vi của cháu Tuấn, chƣa có việc liên hệ với gia đình để cùng nhà trƣờng giáo dục, nhắc nhở cháu, Nhà trƣờng không chứng mình đƣợc mình không có lỗi trong việc quản lý học sinh cho nên trƣờng tiểu học Hải An phải bồi thƣờng thiệt hại xay ra đối với cháu Phƣơng Anh là đúng theo quy định pháp luật.

Việc ngƣời chƣa thành niên dƣới 15 tuổi gây thiệt hại thì không phải trong mọi trƣờng hợp cha, mẹ của ngƣời gây ra thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng, đó là trƣờng hợp “người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” (khoản 1 Điều 621). Thời gian mà ngƣơi dƣới 15 tuổi học tại trƣờng học chính là thời gian mà theo quy định của nghề nghiệp trƣờng học phải có trách nhiệm quản lý, giáo dục ngƣời chƣa thành niên dƣới 15 tuổi, do vậy trong thời gian ngƣời ngƣời dƣới 15 tuổi học tại trƣờng học mà gây ra thiệt hại thì nhà trƣờng sẽ phải chịu trách

nhiệm bồi thƣờng vì nhà trƣờng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, nếu trƣờng học chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong việc quản lý và trong việc để thiệt hại xảy ra thì trƣờng học sẽ không phải bồi thƣờng và trong trƣờng hợp này thì cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời chƣa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Việc chứng minh không có lỗi để giải trừ trách nhiệm bồi thƣờng là nghĩa vụ của nhà trƣờng và việc chứng minh này không dễ chút nào vì thông thƣờng lỗi trong các trƣờng hợp này là lỗi suy đoán. Trong thời gian học tại trƣờng mà ngƣời dƣới 15 tuổi gây thiệt hại thì suy đoán là nhà trƣờng đã không thực hiện tốt chức năng quản lý của họ.

Một trƣờng hợp nữa, là nếu nhƣ ngƣời dƣới 15 tuổi gây thiệt hại trên đƣờng đi học về thì trách nhiệm thuộc về ai? Trong khoảng thời gian này, trƣờng hợp không có trách nhiệm quản lý vì học sinh đã ra khỏi trƣờng nên trách nhiệm không thuộc về họ, nhƣng trong thời gian đó ngƣời gây thiệt hại cũng chƣa về đến nhà, vậy cha mẹ có trách nhiệm gì trƣớc thiệt hại mà con họ gây ra không? Khoản 3 Điều 599 quy định “Nếu trường học… chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi… phải bồi thường”. Theo cách hiểu của điều luật này thì, nếu trƣờng học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thƣờng. Từ đây có thể suy ra nếu ngƣời dƣới 15 tuổi gây thiệt hại trên đƣờng đi học về, thì trách nhiệm không thuộc về trƣờng học mà cha mẹ của ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng cho con họ. Mặc dù ngƣời dƣới 15 tuổi chƣa về đến nhà. Nhƣng theo quy định của khoản 3 Điều 599 chỉ cần chứng minh đƣợc họ không có lỗi thì ngay cả khi ngƣời dƣới 15 tuổi đang học ở trƣờng mà gây thiệt hại thì cha mẹ họ cũng phải bồi thƣờng.

3.2.2. Vụ án thứ hai

Vụ án dân sự giữa nguyên đơn là anh A (sinh năm 1983) với bị đơn là ông B (sinh năm 1949) và bà C (sinh năm 1950). Nội dung vụ việc nhƣ sau: Chiều ngày 10/9/2016 cháu K là con trai anh A chơi ở cổng nhà ông B. Khi đó có cháu H con của anh D (cháu của ông B) và cháu E con của anh F. Các cháu chơi đùa với chó của cháu D nuôi. Bất chợt chó của của D xông tới cắn vào bắp chân cháu K dẫn đến cháu K mất nhiều máu và phải vào viện khâu vết thƣơng. Sau khi sự việc xảy ra gia đình ông B đã bồi thƣờng cho gia đình anh A số tiền 1.000.000 đồng. Anh A cho rằng số tiền đố là không thỏa đáng nên đã yêu cầu ông B anh F và anh D bồi thƣờng cho gia đình anh số tiền 10.000.000 đồng.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 26/4/2017 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ nhận định trách nhiệm BTTH ở đây thuộc về anh D và chị F là bố mẹ của cháu H. Anh D vừa là chủ nhà, vừa là ngƣời giám hộ cho cháu H nên anh D và chị I phải có trách nhiệm bồi thƣờng cho gia đình anh A.

Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định về ngƣời chƣa thành niên dƣới 15 tuổi gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật mà chƣa quy định trách nhiệm của những ngƣời này khi tài sản thuộc quyền sở hữu của họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, Theo quy định tại Điều 586 BLDS năm 2015 thì ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hai, hoặc ngƣời giám hộ có thể phải chịu trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, Điều 586 chỉ có thể áp dụng đối với trƣờng hợp thiệt hại là do hành vi của con ngƣời gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản của họ gây ra thì quy định này đƣa ra áp dụng là không phù hợp áp dụng. Vì, cha mẹ không thể bị coi là có lỗi trong việc tài sản của con gây thiệt hại ở mọi trƣờng hợp, trừ khi tài sản của con đang nằm trong sự quản lý của cha, mẹ thì có thể bị

suy đoán là có lỗi trong việc quản lý và sử dụng tài sản, lúc này cha, mẹ mới phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời ngƣời bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 12." Ngƣời ta chỉ đƣợc hƣởng dụng và sử dụng các vât thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân" và Điều 186 BLDS năm 2015 quy định "Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội". Nhƣ vây, ngƣời có tài sản đƣợc quyền hƣởng lợi từ tài sản thì có trách nhiệm bồi thƣờng khi tài sản của mình gây thiệt hại. Nếu tài sản gây ra thiệt hại đang do ngƣời khác quản lý thì chủ sở hữu của tài sản là ngƣời chƣa thành niên hoặc ngƣời mất năng lực hành vi dân sự cũng nhƣ cha mẹ hay ngƣời giám hộ của họ không bị coi là có lỗi nên trách nhiệm trong trƣờng hơp này không thuộc về họ .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)