2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên
2.1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại
Theo quan điểm triết học, quan hệ nhân quả đƣợc hiểu là mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tƣợng trong tự nhiên và trong xã hội. Qua định nghĩa có thể thấy quan hệ nhân quả là yếu tố khách quan, tồn tại ngoài ý thức của con ngƣời. Nó là mối quan hệ nội tại tất yếu giữa các sự kiện, hiện tƣợng nối tiếp nhau trong một không gian và trong khoảng thời gian xác định. Do vậy, giữa nguyên nhân và kết quả phải có mối liên hệ nội tại, tất yếu. Tính tất yếu thể hiện: hành vi là nguyên nhân đƣơng nhiên xuất hiện kết quả nhất định: gây ra thiệt hại thực tế. Nguyên nhân và kết quả phải xảy ra trong một không gian xác định, nối tiếp nhau trong một thời gian nhất định và bao giờ nguyên nhân cũng phải diễn ra trƣớc kết quả.
Quan hệ nhân quả có ý nghĩa quan trọng trong kết luận trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Cho nên, khi xem xét và đánh giá mối quan hệ nhân quả cần phân biệt nguyên nhân với điều kiện, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Chỉ khi nào xác định đƣợc rõ ràng rằng hành vi trái pháp luật của ngƣời gây thiệt hại có ý nghĩa quyết định trong việc làm phát sinh thiệt hại thực tế, thì ngƣời đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Mối quan hệ nhân quả là sự liên hệ mật thiết giữa hai hiện tƣợng có sự tác động, chuyển hóa lẫn nhau, trong đó một hiện tƣợng là nguyên nhân, hiện tƣợng còn lại là kết quả của nguyên nhân.
Trong khoa học pháp luật dân sự không đƣa ra lý luận riêng về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại xảy ra. Mối quan hệ nhân quả trong pháp luật dân sự đƣợc xây dựng trên cơ sở cặp phạm trù nhân quả của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin để xem xét trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Theo đó, mối quan hệ nhân quả ở đây đƣợc hiểu là mối quan hệ giữa hành vi khách quan - hành vi trái pháp luật - với hậu quả - thiệt hại thực tế xảy ra. Nếu coi hành vi trái pháp luật là biểu hiện của nguyên nhân thì thiệt hại xảy ra là biểu hiện của kết quả và biểu hiện cho mối liên hệ ấy chính là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại xảy ra. Về nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trƣớc thiệt hại trong một không gian và khoảng thời gian xác định. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì chúng ta phải loại trừ khả năng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra. Trong pháp luật dân sự, việc làm rõ mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải đáp các câu hỏi sau khi xem xét trách nhiệm bồi thƣờng, đó là:
- Nếu nhiều ngƣời gây thiệt hại cho một ngƣời hoặc cả ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại có lỗi thì mức bồi thƣờng thiệt hại đƣợc xác định nhƣ thế nào?
Trƣớc khi BLDS đƣợc ban hành, Thông tƣ số 173/UBTPTANDTC ngày 23/3/1972 của Toàn án nhân dân tối cáo hƣớng dẫn BTTHNHĐ đã có hƣớng dẫn cho việc xem xét mối quan hệ nhân quả khi giải quyết việc bồi thƣờng thiệt hại:
Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật, hay ngược lại, hành vi trái pháp luật thực sự là nguyên nhân trực tiếp, hoặc nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra.
Có trường hợp tuy hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại và được coi là quan hệ nhân quả với thiệt hại.
Trên thực tế, để xác định mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại xảy ra tƣơng đối phức tạp, biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau. Có hai dạng phổ biến là: Dạng nhân quả đơn trực tiếp và dạng nhân quả kép trực tiếp. Nếu nhƣ ở dạng nhân quả đơn trực tiếp thì việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng sẽ rất đơn giản, vì ở đó chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân. Và thiệt hại xảy ra chính là hậu quả trực tiếp từ nguyên nhân hành vi trái pháp luật đó.
Còn dạng nhân quả kép trực tiếp thì việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng sẽ rất khó khăn, phức tạp hơn, vì ở đó có nhiều hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân đối với một thiệt hại xảy ra. Mặt khác, trong dạng quan hệ nhân quả kép, có trƣờng hợp một thiệt hại xảy ra có thể do nhiều hành vi trái pháp luật của một chủ thể hoặc nhiều chủ thể khác nhau làm phát sinh hậu quả thiệt hại hoặc có trƣờng hợp mà thiệt hại xảy ra lại do một hành vi trái pháp luật khác xen vào. Ví dụ: A bị D dùng gạch đập vào đầu. A bị thƣơng đƣợc đƣa đi
cấp cứu. Trên đƣờng đi cấp cứu, xe chở A bị tai nạn do va chạm với xe do K điều khiển khiến A bị tử vong. Trong trƣờng hợp này, rõ ràng hành vi của D là hành vi trái pháp luật có mối liên hệ với cái chết của A. Nhƣng A sẽ không chết nếu xe chở A không va chạm với xe của K. Hậu quả cái chết của A là do va chạm với xe do K điều khiển chứ không phải do hành vi gây thƣơng tích của D.
Ngoài ra, khi xem xét mối quan hệ nhân quả, cần phân biệt giữa nguyên nhân với điều kiện: Nguyên nhân chính là vấn đề trực tiếp gây ra thiệt hại; điều kiện không phải là cái trực tiếp gây ra thiệt hại nhƣng nó có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình thiệt hại xảy ra. Trong mối quan hệ nhân quả, nguyên nhân là yếu tố quyết định, còn điều kiện là yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả. Có nhiều trƣờng hợp dù nguyên nhân diễn ra nhƣng không có kết quả nếu không có những điều kiện nhất định. Về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn, trong mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thì hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân quyết định, làm phát sinh thiệt hại. Mặt khác thiệt hại xảy ra theo chiều hƣớng nào lại còn phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố khách quan khác.
Thực tế, giữa nguyên nhân và điều kiện có mối quan hệ tƣơng tác qua lại, hoàn đổi với nhau, không có việc hiện tƣợng này chỉ đóng vai trò là nguyên nhân, còn hiện tƣợng kia chỉ đóng vai trò là điều kiện. Những thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải do một nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân không tồn tại độc lập mà kết hợp với nhau sinh ra kết quả. Nếu thiếu một trong các nguyên nhân thì kết quả không xảy ra. Nhƣng vị trí, vai trò tác động của mỗi nguyên nhân đối với kết quả có thể là khác nhau, nó tạo ra vai trò khác nhau của từng nguyên nhân. Trong những điều kiện thực tế hoàn cảnh khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra để xác định
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đòi hỏi những ngƣời làm công tác áp dụng pháp luật phải xem xét một cách khách quan và toàn diện trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả mới có thể đảm bảo giải quyết các vụ việc đúng pháp luật.