Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 80 - 83)

nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra

3.1.1. Những điểm đã đạt được

Hệ thống pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra tương đồi hoàn thiện

Pháp luật dân sự quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời chƣa thành niên gây ra đã trải qua chặng đƣờng dài phát triển cùng với lịch sử phát triển của đất nƣớc. Pháp luật Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu qua các thời kỳ lịch sử, pháp luật cũng mang tính kế thừa tinh hoa, tiến bộ của pháp luật thời kỳ trƣớc, mặc dù ở mỗi thời kỳ, pháp luật có nội dung, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp điều chỉnh khác nhau và ở mức độ cáo, thấp khác nhau.

Nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh loại quan hệ này nhƣng chủ yếu và tập trung nhất là BLDS và các văn bản pháp luật hƣớng dẫn thi hành những quy định của BLDS về trách nhiệm BTTHNHĐ. BLDS là kết quả của trí tuệ và kỹ thuật lập pháp của các nhà lập pháp Việt nam. Trong đó đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn và cũng toàn diện hơn so với các vãn bản quy định về loại trách nhiệm này trƣớc đó. Điều này đã góp phần làm minh thị hơn những quy định của pháp luật, đề cáo ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và các tổ chức trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc xã hội về những thiệt hại trái pháp luật và cũng là cãn cứ chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên bị xâm phạm một cách co hiệu quả nhất.

Sự quan tâm về hoạt động hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra của Đảng và Nhà nước

Trong xã hội mặc dù Nhà nƣớc là cơ quan quản lý nhƣng việc đề ra các chủ trƣơng, đƣờng lối trong đó có chủ trƣơng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do ngƣời chƣa thành niên gây ra nói riêng, pháp luật dân sự nói chung phụ thuộc khá nhiều vào chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền. Ở các quốc gia phát triển, cơ chế đảng cầm quyền gắn liền với cơ chế tổ chức vận hành quyền lực nhà nƣớc. Đảng cầm quyền mặc dù không trực tiếp ra quyết định về quản lý nhà nƣớc nhƣng thông qua việc thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực của đảng cầm quyền chi phối quyền lực nhà nƣớc.

Thông qua vai trò lãnh đạo của mình, những ngƣời trong đảng cầm quyền đã thực hiện quyền lực nhà nƣớc một cách gián tiếp nhƣng có tính khả thi rất cáo. Trong thời gian gần đây, Đảng và nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách đƣờng lối thể hiện sự quan tâm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do ngƣời chƣa thành niên gây ra cũng nhƣ pháp luật dân sự nói chung. Chính ý chí và sự quyết tâm của đảng cầm quyền sẽ đƣợc các cơ quan quyền lực nhà nƣớc thể chế hoá thành pháp luật về về trách nhiệm BTTH do ngƣời chƣa thành niên, đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật này khi đƣợc ban hành.

Theo quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013: Đảng Cộng sản Việt Nam - đại biều trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí minh làm nền tảng tƣ tƣởng, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, BLDS 2015 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành. Có thể khẳng định sự lãnh

đạo của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định kết quả của hoạt động thực thi pháp luật về trách nhiệm BTTH do ngƣời chƣa thành niên.

Ý thức pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tƣ tƣởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con ngƣời đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con ngƣời, cũng nhƣ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức xã hội. Sự thể hiện tập trung của ý thức pháp luật là hệ tƣ tƣởng pháp luật, có nghĩa là hệ thống các quan điểm pháp luật dựa trên những lập trƣờng khoa học và xã hội nhất định. Ý thức pháp luật có 3 nội dung sau: i) Sự hiểu biết về pháp luật; ii)Thái độ đối với pháp luật; iii) Khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật.

Thông qua ý thức pháp luật của mình, các chủ thể có thẩm quyền áp đặt hay tác động đến quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do ngƣời chƣa thành niên gây ra hay nói cách khác, cho ra đời những quy định về trách nhiệm BTTH do ngƣời chƣa thành niên gây ra thể hiện đƣợc những tƣ tƣởng, quan điểm của họ. Với tƣ tƣởng của giai cấp tiến bộ là cơ sở hình thành những quy định về trách nhiệm BTTH do ngƣời chƣa thành niên gây ra nhằm bảo đảm lợi ích chung cho xã hội, mà trƣớc hết là lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong xã hội.

3.1.2. Những vướng mắc còn tồn tại và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành tựu đã đƣợc ghi nhận thì chế định giải quyết tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra còn có một số vấn đề đáng quan tâm. Thực tiễn giải quyết tranh chấp có rất nhiều vƣớng mắc, nhất là khi áp dụng để giải quyết từng vụ án cụ thể còn rất nhiều bất cập, chƣa đảm

bảo yêu cầu nhƣ chúng ta mong muốn. Đặc biệt là việc xác định năng lực BTTHNHĐ, có nhiều vấn đề luật chƣa điều chỉnh đến hoặc có điều chỉnh nhƣng không rõ ràng cho nên trong quá trình áp dụng thiếu sự đồng nhất giữa các Tòa án mặc dù cùng một vấn đề, đó là chƣa kể đến sự tùy nghi của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vì bị ảnh hƣởng, chi phối bởi ý chí chủ quan của các Thẩm phán.

Vì vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời chƣa thành niên đôi khi chƣa đúng, quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại trong một số trƣờng hợp chƣa đƣợc đảm bảo. Đặc biệt là vấn đề nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời và toàn bộ trong một số vụ án không có tính khả thi nhƣng chƣa có một cơ chế nào để đảm bảo. Hoặc việc xác định trách nhiệm liên đới, xác định tài sản… nhƣ thế nào luật cũng chƣa điều chỉnh. Các vụ án sau đây đã phản ánh phần nào những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về xác định năng lực BTTHNHĐ của ngƣời chƣa thành niên gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)