Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)

2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên

2.1.2. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

Hành vi trái pháp luật đƣợc hiểu là xử sự của con ngƣời trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không phù hợp với các quy định của pháp luật. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại là hành vi gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật đó có thể là vi phạm điều cấm của pháp luật, hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng những gì mà pháp luật yêu cầu chúng ta phải thực hiện và hậu quả dẫn tới gây thiệt hại Con ngƣời là chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại và gây thiệt hại thông qua hành vi của chính mình. Nó có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng hành động hoặc không hành động, nhƣng cho dù dƣới hình thức nào thì nó đều thể hiện ý thức chủ quan trong khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi của chủ thể và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thƣờng của đối tƣợng tác động, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đƣợc pháp đƣợc pháp luật bảo vệ. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tƣợng thông qua công cụ, phƣơng tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật quy định bắt buộc phải làm, mặc dù có đầy đủ các điều kiện để làm việc đó. Thực tế thì việc xác định hành vi gây thiệt hại bằng hành động là rất dễ

dàng, bởi vì nó tác động trực tiếp đến đối tƣợng bị thiệt hại nhƣ: bắn, đâm, chém... Nhƣng ở dạng không hành động thì việc xác định khó khăn hơn và cần phải xác định mối quan hệ giữa thiệt hại với hành vi của ngƣời gây thiệt hại và trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với thiệt hại xảy ra.

Luật pháp của một số nƣớc Châu Âu quy định "Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm một quy phạm phap luật cụ thể hay xâm phạm quyền chủ quản của người khác ". Trong luật Nhật Bản, Thái Lan thì việc xem xét tính trái luật của hành vi nào đó cần phải tính đến cả thiệt hại xảy ra cũng nhƣ hành vi xâm phạm nhƣ thế nào. Ví dụ: tại Điều 420 BLDS và Thƣơng mại Thái Lan quy định hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tự do:

"Một người cố tình hay vô tình làm tổn thương một cách trai phap luật đến đời sống, thân thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của con người thì bi coi là phạm một hành vi sai trai và có nghĩa vụ bồi thường cho sự tổn thương đó". Hoặc Điều 723 BLDS Nhật Bản quy định: "Nếu một người gây thiệt hại cho uy tín của người khác thì theo yêu cầu của người này Tòa án buộc người gây thiệt hại tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm khôi phục uy tín của người bi thiệt hại hoặc vừa bồi thường thiệt hại, vừa khôi phục uy tín" [4].

Đối với Việt Nam, ở miền Bắc trƣớc giải phóng và trên cả nƣớc sau ngày thống nhất, ngành Tòa án căn cứ vào Thông tƣ số 173/UBTP-TANDTC ngày 23/3/1972 của Toà án nhân dân tối cáo để xác định thế nào là hành vi trái pháp luật trong quan hệ BTTHNHĐ. Theo nội dung Thông tƣ thì hành vi trái pháp luật: "...có thể là một việc về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc một vi phạm một quy tắc xã hội". Hiện nay, dù BLDS năm 2015 không có điều luật quy định giải nghĩa thế nào là hành vi trái pháp luật, nhƣng theo Điều 584, có thể hiểu, những

hành vi trái luật là những hành vi"... xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác …".

Nhƣ vậy, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại làm cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hành vi gây thiệt hại phải trái pháp luật, nếu không trái pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng, không phụ thuộc vào việc có hay không có thiệt hại thực tế xảy ra. Hành vi trái pháp luật ở đây đƣợc hiểu là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Trƣờng hợp ngƣời nào bị thiệt hại hoặc thiệt hại cho những ngƣời thân thích của ngƣời đó do hành vi gây hại mang tính hợp pháp đƣợc thực hiện theo yêu cầu của nghề nghiệp hoặc thi hành các quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì không bị coi là hành vi trái pháp luật. Ngoài ra, pháp luật cũng dự liệu một số tình huống cho phép các chủ thể ở trong trƣờng hợp đó có thể gây thiệt hại mà không phải bồi thƣờng nhƣ: sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại...

Hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm và uy tín... của cá nhân do ngƣời chƣa thành niên gây ra là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ đƣợc luật dân sự bảo vệ, gây hậu quả xấu là làm cho bản thân ngƣời bị thiệt hại và những ngƣời thân thích của ngƣời bị hại những tổn thất nhất định. Ví dụ: hành vi bắt các thiếu nữ để hiếp dâm, cƣớp tài sản và bán họ làm gái mại dâm.... Mặc dù ngƣời chƣa thành niên đƣợc coi là chƣa có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhƣng những hành vi do họ thực hiện cũng là trái pháp luật.

Thứ hai, hình thức biểu hiện ra bên ngoài của hành vi trái pháp luật có thể dƣới dạng hành động hoặc không hành động. Dù đƣợc biểu hiện ra bên ngoài bằng hình thức nào thì hành vi đó có một điểm chung là gây tổn thất cho chủ thể khác và cho xã hội. Tất nhiên, nhƣ đã phân tích ở phần trên, hành vi thể hiện

dƣới dạng hành động gây thiệt hại thì việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại sẽ dễ hơn, song nếu hành vi thể hiện dƣới dạng không hành động thì việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng là khó khăn hơn. Ví dụ: Trƣờng hợp không cứu giúp ngƣời đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Điều 132 - BLHS năm 2015 của Việt Nam dẫn đến thiệt hại về tính mạng của ngƣời không đƣợc cứu giúp. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, việc yêu cầu ngƣời có hành vi không cứu giúp phải bồi thƣờng thiệt hại cho những ngƣời thân thích của nạn nhân là thiếu chính xác trừ trƣờng hợp chính ngƣời không cứu giúp là ngƣời tạo ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho ngƣời bị hại.

Hành vi trái pháp luật là một yếu tố thuộc mặt khách quan trong cấu thành vi phạm pháp luật và là một trong những căn cứ quan trọng để xác định cũng nhƣ xem xét trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Vì vậy, khi áp dụng pháp luật, những ngƣời có thẩm quyền phải thận trọng, xem xét yếu tố này một cách khách quan, toàn diện, đặt hành vi trái pháp luật đó trong hoàn cảnh, không gian cụ thể...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)