Một số quy định cơ bản về nuôi con ni có yếu tố nước ngoài của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 70 - 77)

ngoài của Hoa Kỳ

Các quy định về ni con ni có yếu tố nước ngồi của Hoa Kỳ được quy định trong Luật về nuôi con nuôi quốc tế của Hoa Kỳ năm 2000 ("Luật") được thông qua trong kỳ họp thứ 2, phiên họp thứ 106 của Quốc hội Hoa Kỳ ngày 24/01/2000, bao gồm 5 phần như sau:

Phần 1 quy định về việc chỉ định cơ quan trung ương, trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Văn phòng Tổng chưởng lý và việc báo cáo về nuôi con nuôi quốc tế.

Khái niệm "cơ quan trung ương" được hiểu là cơ quan được ủy quyền giống như ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước theo quy định tại Điều 6(1) của Công ước La Hay 1993. Theo đó, cơ quan trung ương của Hoa Kỳ là Bộ Ngoại giao của Liên bang và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ là người đứng đầu cơ quan trung ương về con nuôi, chịu trách nhiệm thực hiện chức năng của cơ quan này theo quy định của Công ước. Tất cả cán bộ của Bộ

Ngoại giao thực hiện chức năng của cơ quan trung ương đều phải có kinh nghiệm làm cơng tác lãnh sự, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế hoặc dịch vụ về trẻ em.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao liên bang với tư cách là người đứng đầu cơ quan trung ương có trách nhiệm liên lạc với các cơ quan trung ương của các quốc gia thành viên của Công ước và phối hợp các hoạt động theo quy định của Công ước với các cơ quan thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao còn chịu trách nhiệm trao đổi thông tin với các quốc gia khác về các tổ chức được chỉ định về việc chỉ định, tạm đình chỉ hoặc hủy việc chỉ định cũng như trong trường hợp các tổ chức chấm dứt hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao liên bang cịn chịu trách nhiệm thông tin về pháp luật liên bang và bang liên quan đến việc thực hiện Công ước và những vấn đề khác cần thiết và thích hợp cho việc thực hiện Công ước. Như vậy, có thể thấy vai trị của cơ quan trung ương của Hoa Kỳ là rất cao. Một trong những trách nhiệm khác của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là giám sát mọi trường hợp nhận con nuôi liên quan đến công dân Hoa Kỳ. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được chỉ định không tạo điều kiện để cơng dân hoặc cơ quan có thẩm quyền của các bang thành viên giải quyết việc ni con ni thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có quyền can thiệp trực tiếp.

Để góp phần thực hiện Công ước và phục vụ cho mục đích quản lý, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với Văn phòng Tổng chưởng lý thành lập một cơ quan đăng ký con nuôi đối với những trẻ em nhập cư vào Hoa Kỳ cũng như trẻ em Hoa Kỳ di cư ra nước ngồi khơng cần biết việc nhận con ni có theo quy định của Công ước hay không. Cơ quan đăng ký sẽ lưu giữ và cập nhật những thông tin liên quan đến những trường hợp đã được giải quyết và những trường hợp chưa được giải quyết. Việc thực hiện chức năng của cơ quan trung ương có thể được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền cho các cơ quan nhà

nước hoặc tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định.

Một trong những vấn đề được đề cao là báo cáo về việc nuôi con nuôi quốc tế. Việc báo cáo được thực hiện trên cơ sở hàng năm bắt đầu từ ngày Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau khi tham khảo ý kiến của Văn phòng Tổng chưởng lý và các cơ quan có liên quan sẽ đề trình báo cáo về các hoạt động của cơ quan trung ương của Hoa Kỳ theo quy định của Luật về nuôi con nuôi quốc tế năm 2000 lên Ủy ban về quan hệ quốc tế, ủy ban về các biện pháp và phương cách, Ủy ban về Tư pháp của Hạ viện và Ủy ban về quan hệ đối ngoại, Ủy ban về tài chính và ủy ban về Tư pháp của Thượng viện.

Phần 2 của Luật về nuôi con nuôi của Hoa Kỳ năm 2000 quy định về việc chỉ định và thông qua hoạt động của các tổ chức được chỉ định phù hợp với quy định của Cơng ước, vai trị, tiêu chuẩn và thủ tục để chỉ định và thông qua, các yêu cầu mang tính kế hoạch của bang.

Về khái niệm, Luật nêu rõ:

"Tổ chức được chỉ định" là tổ chức làm dịch vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Hoa Kỳ trong trường hợp Hoa Kỳ là một quốc gia thành viên của Công ước.

"Cơ quan được chỉ định" là cơ quan có thẩm quyền chỉ định tổ chức và thông qua hoạt động của các tổ chức.

"Dịch vụ con nuôi" là việc xác định trẻ cho làm con nuôi và việc tiến hành làm các thủ tục cho việc nhận con nuôi, đảm bảo các ý kiến đồng ý cần thiết để chấm dứt quyền cha mẹ đẻ với trẻ, thực hiện nghiên cứu về trẻ hoặc báo cáo gia cảnh của cha mẹ ni và báo cáo về nghiên cứu đó, ra quyết định đảm bảo vì quyền lợi tốt nhất của trẻ và tính phù hợp của việc đưa trẻ vào một gia đình, giám sát sau khi trẻ được nhận làm con nuôi cho đến khi việc nhận

con ni chính thức được cơng nhận và trong trường hợp cần thiết phải hủy bỏ việc nhận con nuôi trước khi được công nhận thì phải tìm người giám hộ và chăm sóc trẻ hoặc qua các dịch vụ xã hội khác để tìm gia đình thay thế cho trẻ.

Pháp luật Hoa Kỳ quy định chỉ những người được chỉ định hoặc chấp thuận mới được phép làm Dịch vụ con nuôi và việc cung cấp dịch vụ phải chịu sự giám sát và quản lý của người có trách nhiệm.

Phần 3 của Luật về ni con nuôi quốc tế của Hoa Kỳ năm 2000 bao gồm các quy định về việc nhận nuôi con nuôi và trẻ em nhập cư vào Hoa Kỳ, quốc tịch liên quan đến trẻ em được nhận từ các quốc gia thành viên của Công ước.

Điều 203 của Luật nêu rõ các tiêu chuẩn và thủ tục cho việc chỉ định hoặc chấp thuận cho phép hoạt động dịch vụ con nuôi như sau: cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp cho cha mẹ nuôi báo cáo sức khỏe của trẻ, đảm bảo rằng báo cáo gia cảnh, cha mẹ ni phải được hồn thành phù hợp với Công ước cũng như các quy định áp dụng ở cả cấp liên bang và bang để trình cho Văn phòng Tổng chưởng lý; tổ chức đào tạo cho cha mẹ nuôi về thủ tục, hướng dẫn, tư vấn cho cha mẹ nuôi về việc làm thế nào để thúc đẩy q trình nhận con ni; cung cấp dịch vụ trên cơ sở thu phí dịch vụ cơ bản chứ khơng phải trên cơ sở mức phí tự do và phải công khai mọi hoạt động và mức phí dịch vụ ni con nuôi. Các quy định về khả năng cung cấp dịch vụ, sử dụng chuyên gia, báo cáo, trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp cẩu thả gây hậu quả, việc áp dụng luật và giấy phép hoạt động của bang cũng được quy định trong Điều 203 của Luật.

Phần 3 này quy định về việc công nhận các trường hợp nhận con nuôi theo quy định của Công ước tại Hoa Kỳ. Phần này gồm 3 điều liên quan đến việc nhận con ni nước ngồi vào Hoa Kỳ, nhập cảnh và quốc tịch và việc

trung ương, sau khi nhận được thông báo của cơ quan trung ương của Nước Gốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ cấp chứng nhận cho cha mẹ nuôi là công dân Hoa Kỳ hiện đang sống tại Hoa Kỳ xác nhận việc đồng ý cho - nhận con nuôi theo quy định của Công ước và xác nhận mọi yêu cầu của Công ước đã được đáp ứng. Giấy xác nhận này có hiệu lực pháp luật trong mọi trường hợp như là một bằng chứng. Vấn đề hệ quả pháp lý của việc hồn tất việc ni con nuôi ở quốc gia thành viên khác được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xác nhận. Trong trường hợp trẻ em được nhận vào Hoa Kỳ làm con ni, lệnh của tịa án tuyên bố cơng nhận sẽ khơng có hiệu lực nếu chưa có chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Đối với trường hợp trẻ người Mỹ được cha mẹ ni người nước ngồi nhận làm con ni, tổ chức/người được chỉ định hoặc cha mẹ nuôi (nếu được pháp luật của nước thành viên Công ước nơi họ sinh sống) phải đảm bảo rằng họ hoàn thành báo cáo về nguồn gốc của trẻ cũng như báo cáo gia cảnh của cha mẹ nuôi; việc giải quyết cho con ni phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ; cung cấp cho tịa án có thẩm quyền các giấy tờ có liên quan; có ý kiến đồng ý của cơ quan trung ương của Nước Nhận cũng như Nước Gốc...

Phần 4 của Luật về nuôi con nuôi quốc tế của Hoa Kỳ năm 2000 quy định về vấn đề quản lý và thực thi. Trong đó có quy định về việc tiếp cận các dữ liệu của Công ước, các văn bản pháp luật về con nuôi quốc tế của các quốc gia thành viên của Công ước, việc ủy quyền hợp lệ, phí và việc thực thi.

Phần 5 của Luật về nuôi con nuôi quốc tế của Hoa Kỳ năm 2000 là các quy định chung. Trong đó quy định việc cơng nhận quyết định ni con nuôi theo quy định của Công ước, một số quy định áp dụng trong trường hợp đặc biệt và mối quan hệ với các luật khác.

Phần 5 của Luật quy định về việc quản lý và thực thi bao gồm việc tiếp cận các dữ liệu theo quy định của Công ước như việc Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao và Văn phòng Tổng chưởng lý phải đưa ra quy định về thủ tục và yêu cầu lưu dữ các dữ liệu về Công ước. Về việc phổ biến các dữ liệu, Luật quy định Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Văn phịng Tổng chưởng lý có thể phổ biến dữ liệu và tiếp cận dữ liệu toàn bộ hoặc từng phần nếu những dữ liệu được lưu giữ theo thẩm quyền của Luật nhập cư và Luật quốc tịch. Việc phổ biến, tiếp cận các dữ liệu đó sẽ được phép và theo quy định của pháp luật liên bang. Các cơ quan trung ương, tổ chức được chỉ định chỉ có thể phổ biến, tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này hoặc phục vụ cho mục đích của Cơng ước. Trong trường hợp các dữ liệu bị phổ biến trái luật, thì các hình thức của pháp luật liên bang sẽ được áp dụng.

Cũng theo Luật này, Bộ Ngoại giao được quyền thu phí đối với dịch vụ mà Bộ Ngoại giao thực hiện liên quan đến con ni quốc tế. Mức phí sẽ được quy định trong văn bản cụ thể và không quá mức chi phí cho dịch vụ. Mức phí thu được dùng để trang trải mọi dịch vụ của Bộ Ngoại giao. Trong trường hợp móc nối với đại diện hoặc cơ quan của Hoa Kỳ hoặc của nước ngồi giải quyết vấn đề con ni dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền khơng q 50.000 USD (năm mươi nghìn) bên cạnh các hình phạt khác (nếu vi phạm lần tiếp theo). Tội làm giả giấy tờ, thông tin, hứa cho quà, nhận quà, chỉ định tổ chức không đủ tiêu chuẩn, cấp phép cho cha mẹ nuôi không đúng hoặc ra quyết định, thực hiện chức năng của cơ quan trung ương không đúng pháp luật sẽ bị phạt tới 250.000 USD (hai trăm năm mươi nghìn), phạt tù tới 5 năm hoặc cả phạt tiền và phạt tù.

Phần 5 của Luật quy định về việc công nhận các trường hợp nhận con nuôi theo quy định của Công ước, quy định đặc biệt cho các trường hợp cụ thể, mối quan hệ với các luật khác.

Trên đây là những nét khái quát về pháp luật ni con ni có tố nước ngoài của Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Liên bang Nga và Hoa Kỳ. Mỗi

đều khoa học và tiến bộ. Vì vậy việc tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các nước này là rất cần thiết đối với Việt Nam khi chúng ta mới gia nhập Công ước La hay 1993.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)