Tại phiên họp thứ 16 của Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế (tháng 10 năm 1988), các quốc gia tham dự đã quyết định tiến hành xây dựng một công ước mới về lĩnh vực bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Ngày 29/5/1993 dự thảo Công ước La Hay về lĩnh vực này đã được các nước thành viên thơng qua và có hiệu lực kể từ ngày 10/5/1995.
Kể từ khi Công ước La Hay 1993 được thông qua đến nay, Ủy ban đặc biệt do Tổng thư ký Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế triệu tập đã họp bốn lần. Cuộc họp đầu tiên (1994) nhằm xem xét những vấn đề liên quan đến việc thực hiện công ước cũng như việc áp dụng công ước đối với trẻ em tị nạn. Cuộc họp thứ hai (2000) được tổ chức nhằm xem xét việc áp dụng công ước trong thực tế. Cuộc họp thứ ba (2005) được tổ chức để thông qua cuốn sách hướng dẫn thực hiện tốt công ước. Cuộc họp gần đây nhất (2010) được tổ
chức nhằm đánh giá việc thực hiện công ước liên quan đến vấn đề chỉ định các tổ chức con ni nước ngồi.
Tính đến nay, đã có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Cơng ước La Hay 1993. Trong đó, 56 quốc gia và vùng lãnh thổ ký và phê chuẩn Công ước, 31 quốc gia và vùng lãnh thổ gia nhập cơng ước.
Ở châu Á, đến nay mới có 9 quốc gia ký Cơng ước La Hay 1993 và chủ yếu ký sau năm 2000 trừ hai nước là Philipin và Sri Lanka. Các quốc gia này đều là những nước có trẻ em được cho làm con ni, bao gồm: Sri Lanka, Philipin, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Nepal, Thái Lan, Campuchia, Kazakhstan, Việt Nam. Trong đó, Sri Lanka là nước ký công ước sớm nhất (24/5/1994).
Khác với các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á mặc dù ký/gia nhập Công ước La Hay 1993 muộn hơn nhưng thường tiến hành phê chuẩn/phê duyệt ngay sau khi ký/gia nhập. Do đó, cơng ước sớm có hiệu lực với những nước này, ngoại trừ Trung Quốc và Nepal. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Danh sách các nước châu Á gia nhập Công ước La Hay 1993
TT Tên nước Ngày ký Ngày phê chuẩn/phê duyệt Ngày có hiệu lực
1 Sri Lanka 24/5/1994 23/1/1995 1/5/1995 2 Philipin 17/12/1995 02/7/1996 1/11/1996 2 Philipin 17/12/1995 02/7/1996 1/11/1996 3 Mông Cổ (*) 25/4/2000 1/8/2000 4 Trung Quốc 30/11/2000 16/9/2005 1/1/2006 5 ấn Độ 9/1/2003 6/6/2003 1/10/2003 6 Thái Lan 29/4/2004 29/4/2004 1/8/2004 7 Campuchia (*) 6/4/2007 1/8/2007 8 Nepal 28/4/2009 9 Kazakhstan (*) 9/4/2010 1/11/2010 10 Việt Nam 7/12/2010 18/7/2011
Ghi chú: * Những nước này tham gia Cơng ước bằng hình thức gia nhập và phê
duyệt chứ khơng phải là hình thức ký và phê chuẩn như Việt Nam, vì tại thời điểm diễn ra Phiên họp thứ 17, những nước này không phải là thành viên của Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế và cũng khơng tham dự phiên họp đó với tư cách khách mời.
Nguồn: Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp.