Một số quy định cơ bản về nuôi con nuôi nói chung và ni con ni có yếu tố nước ngồi của Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 53 - 64)

con ni có yếu tố nước ngồi của Liên bang Nga

i. Thống kê trẻ đủ điều kiện làm con nuôi và người xin con nuôi

Bộ luật này quy định việc các cơ quan chức năng của Liên bang Nga phải thực hiện việc thống kê đầy đủ các trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi theo Điều 122 của Bộ luật gia đình.

Khi phát hiện trẻ bỏ rơi, các nhà chức trách của các cơ quan, tổ chức (nhà trẻ, mẫu giáo, giáo dục, bệnh viện hoặc các tổ chức khác) và công dân phải thông báo cho cơ quan giám hộ, trợ tá. Tròng vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được thông tin trên, cơ quan giám hộ, trợ tá phải xác minh hoàn cảnh của trẻ và phải làm rõ tình trạng trẻ khơng có cha mẹ hoặc người họ hàng chăm sóc, bảo vệ.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có thơng tin về việc chuyển giao trẻ cho gia đình chăm sóc, người đứng đầu các cơ sở bảo trợ xã hội nơi nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi phải thông báo cho cơ quan giám hộ và trợ tá nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở.

Trong vòng 1 tháng sau khi nhận được thơng tin nói trên, cơ quan giám hộ và trợ tá có nghĩa vụ đảm bảo sự ổn định cho trẻ và trong khả năng có thể chuyển trẻ cho gia đình chăm sóc và chuyển các thơng tin về trẻ cho cơ quan hành chính của Liên bang Nga để đưa vào ngân hàng thống kê dữ liệu trẻ.

trú trong khu vực cơ quan hành chính; nếu khơng thu xếp được mái ấm cho trẻ trong khu vực cơ quan hành chính thì chuyển các thơng tin về trẻ bỏ rơi cho Ngân hàng dữ liệu Liên bang để tiếp tục thu xếp mái ấm cho tại gia đình cơng dân Nga khác cư trú trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Nếu không thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục trên, người đứng đầu các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà chức trách phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Khi thu xếp cho trẻ em làm con ni, giám hộ, trợ tá cần phải tính đến nguồn gốc dân tộc, tơn giáo, văn hóa, ngơn ngữ, khả năng giáo dục của trẻ. Trước khi trẻ được chuyển cho gia đình hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ quan giám hộ, trợ tá chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ.

Việc thống kê người xin con ni được tiến hành theo trình tự, thủ tục do cơ quan hành chính của Chủ thể của Liên bang Nga quy định.

Việc thống kê cơng dân nước ngồi và người không quốc tịch muốn nhận trẻ em là công dân Nga làm con ni do cơ quan hành chính của Liên bang Nga tiến hành.

ii. Hoạt động môi giới cho trẻ làm con nuôi

Điều 126.1 của Bộ luật gia đình khơng cho phép các cá nhân hoạt động môi giới cho trẻ em làm con nuôi như tuyển chọn trẻ, trực tiếp chuyển trẻ làm con ni cho những người có nhu cầu xin nhận con ni và đưa trẻ đi làm con ni vì lợi ích của người xin con ni.

Hoạt động của cơ quan giám hộ, trợ tá và cơ quan hành chính trong việc thu xếp mái ấm cho trẻ bỏ rơi, cũng như hoạt động của tổ chức về nuôi con ni được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngồi chỉ định hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga theo điều ước quốc tế của Liên bang Nga hoặc theo nguyên tắc có đi có lại khơng phải là hoạt động mơi giới cho trẻ em làm con nuôi. Các cơ quan và tổ chức này không được tiến hành các hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

Thể thức hoạt động của cơ quan và tổ chức con ni nước ngồi và kiểm tra việc thực thi các hoạt động đó do Chính phủ Liên bang Nga quy định theo đề nghị của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ Liên bang Nga.

Trong quá trình làm thủ tục xin con ni, người xin con ni có quyền có người đại diện cho mình với các quyền và nghĩa vụ do pháp luật dân sự và tố tụng dân sự quy định và được sử dụng dịch vụ dịch thuật trong những trường hợp cần thiết.

iii. Những người khơng có quyền nhận con ni

Theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật gia đình thì những người thành niên thuộc hai giới (nam, nữ) có quyền được nhận con nuôi trừ các trường hợp sau:

a. Người bị tòa án cơng nhận là khơng có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b. Cặp vợ chồng mà một trong hai người bị tịa án cơng nhận khơng có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c. Người bị tòa án tước hoặc bị hạn chế quyền làm cha mẹ;

d. Người không được phép giám hộ do không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

e. Người đã từng xin con ni, nhưng bị tịa án hủy việc ni con ni; f. Người khơng có đủ sức khỏe để thực hiện các quyền làm cha mẹ. Chính phủ quy định danh sách các bệnh mà khi một người bị mắc không thể xin con nuôi;

g. Người mà tại thời điểm xin con ni khơng có thu nhập để đảm bảo mức sống tối thiểu cho con nuôi theo quy định của pháp luật Liên bang Nga nơi người xin con nuôi cư trú;

i. Người phạm tội xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác trong thời điểm xin con nuôi;

k. Người sống ở những nơi khơng có đủ điều kiện vệ sinh và các quy định về an toàn kỹ thuật.

l. Những người không trong hôn nhân không thể cùng xin một trẻ em làm con nuôi;

Khi ra quyết định về nuôi con ni, tịa án có quyền xem xét lợi ích của trẻ em được cho làm con nuôi và cân nhắc các tình huống phát sinh để châm chước các trường hợp: (g) Người mà tại thời điểm xin con ni khơng có thu nhập để đảm bảo mức sống tối thiểu cho con nuôi theo quy định của pháp luật Liên bang Nga nơi người xin con nuôi cư trú và (k) Người sống ở những nơi khơng có đủ điều kiện vệ sinh và các quy định về an toàn kỹ thuật. Trường hợp (g) và (k) nêu trên cũng không áp dụng với cha dượng và mẹ kế của con nuôi.

Nếu một số người cùng xin một trẻ em làm con ni thì quyền ưu tiên sẽ dành cho người có quan hệ họ hàng với trẻ với điều kiện người đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xin con nuôi theo quy định của Bộ luật này.

Mức độ chênh lệch tuổi tác giữa người xin con nuôi độc thân và con ni khơng dưới 16 tuổi. Nếu có lý do chính đáng được tịa án cơng nhận thì mức độ chênh lệch này có thể ít hơn.

iv. Sự đồng ý của cha mẹ đẻ của trẻ

Điều 129 của Bộ luật gia đình quy định khi cho con ni cần thiết phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của trẻ. Đối với việc cho trẻ em dưới tuổi 16 thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ, nếu khơng có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thì phải có sự đồng ý của cơ quan giám hộ và trợ tá.

Sự đồng ý của cha mẹ đẻ phải được thể hiện bằng văn bản, được công chứng hoặc người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ hoặc cơ quan giám hộ và nhận tá nơi giải quyết việc nuôi con nuôi hay nơi cư trú của người xin con nuôi xác nhận, ngồi ra sự đồng ý này có thể được thể hiện trực tiếp tai phiên tịa xem xét giải quyết việc ni con ni.

Cha mẹ đẻ có quyền rút lại sự đồng ý cho con mình làm con ni trước thời điểm tòa án ra quyết định.

Cha mẹ đẻ có thể đồng ý cho trẻ làm con ni một người đích danh hoặc một người khơng đích danh và sự đồng ý này chỉ có thể có sau khi trẻ em được sinh ra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc cho con ni khơng cần sự đồng ý của cha mẹ đẻ. Cụ thể là: (a) Không rõ cha mẹ đẻ là ai hoặc bị tịa án cơng nhận mất tích; (b) Bị tịa án cơng nhận khơng có năng lực hành vi dân sự; (c) Bị tòa án tước quyền làm cha mẹ và (d) Không sống cùng con 6 tháng trở lên và từ chối giáo dục, ni dưỡng trẻ mà khơng có lý do được tịa án cho là xác đáng.

v. Họ và tên, ngày tháng năm sinh của con nuôi

Trẻ em sau khi được nhận làm con ni được giữ họ và tên của mình. Theo yêu cầu của người xin con ni, trẻ có thể thay đổi họ theo họ của người xin con nuôi. Con nuôi mang họ của bố nuôi nếu người xin con nuôi là nam giới. Nếu người xin con nuôi là nữ giới thì họ của con ni được xác định theo họ của người mà người xin con nuôi coi là cha nuôi của trẻ. Nếu cha mẹ ni khơng cùng họ thì trẻ mang họ của một trong hai người theo sự thỏa thuận của họ.

Khi người xin con nuôi không trong hơn nhân thì theo u cầu của người đó họ và tên của con ni được ghi vào số chứng sinh theo chỉ định của người đó.

Việc thay đổi họ và tên của con nuôi của trẻ từ 10 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của trẻ.

Sự thay đổi về họ và tên của con nuôi cần được ghi trong quyết định của tịa án về ni con ni.

vi. Thay đổi ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của con nuôi

Đối với ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ, Điều 135 của Bộ luật gia đình quy định cơ chế khá mềm dẻo. Để đảm bảo tính bí mật của việc ni con nuôi, theo yêu cầu của người xin con ni, có thể sửa đổi ngày sinh nhưng không được quá 3 tháng và sửa nơi sinh của trẻ. Chỉ cho phép sửa đổi ngày sinh của con nuôi khi con ni chưa q 1 tuổi. Nếu có lý do chính đáng được tịa án cơng nhận có thể sửa đổi ngày sinh của con nuôi khi con nuôi trên 1 tuổi.

Sự thay đổi ngày sinh và nơi sinh của trẻ em được cho làm con nuôi được ghi trong quyết định của tịa án về ni con ni.

vii. Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi

Điều 137 của Bộ luật gia đình quy định khá chi tiết về hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi.

Quan hệ giữa trẻ em được nhận làm con nuôi và thế hệ sau của con nuôi với cha mẹ nuôi và họ hàng của cha mẹ nuôi, cũng như quan hệ giữa cha mẹ nuôi và họ hàng của cha mẹ nuôi và con ni và thế hệ sau của người đó bình đẳng với các quyền và nghĩa vụ tài sản và nhân thân phi tài sản của những người ruột thịt.

Con ni khơng cịn các quyền và nghĩa vụ về tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản đối với cha mẹ đẻ (cũng như người ruột thịt) của con nuôi.

Khi trẻ chỉ được một người vợ hoặc người chồng nhận làm con nuôi thì chỉ duy trì các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân phi tài sản giữa con nuôi và người nhận nuôi theo yêu cầu của người kia.

Nếu một trong hai cha mẹ đẻ của trẻ được cho làm con ni chết, thì theo đề nghị của cha mẹ người chết (ơng bà của trẻ) có thể duy trì các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân phi tài sản giữa con nuôi với họ hàng người chết, nếu điều đó tốt nhất cho lợi ích của trẻ. Việc duy trì quan hệ giữa con ni và cha hoặc mẹ đẻ hoặc với họ hàng của người đã chết cần phải ghi trong quyết định của tịa án về ni con nuôi.

Trẻ em được cho làm con ni có quyền được hưởng lương hưu và khoản trợ cấp dành cho cha mẹ nuôi bị chết.

viii. Sự bảo mật của việc cho con nuôi

Việc cho con nuôi được bảo mật theo quy định của pháp luật. Thẩm phán ra quyết định về việc nuôi con nuôi, các nhà chức trách đăng ký việc nuôi con nuôi và những người khác biết thơng tin về ni con ni có nghĩa vụ phải giữ bí mật về ni con ni. Nếu những người có thẩm quyền nêu trên tiết lộ bí mật về ni con ni trái với ý muốn của cha mẹ ni người đó phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

ix. Hủy bỏ nuôi con nuôi

Việc hủy bỏ nuôi con nuôi do tòa án thực hiện. Khi tòa án xem xét việc hủy bỏ ni con ni phải có sự tham gia của cơ quan giám hộ, trợ tá và công tố viên. Việc nuôi con nuôi chấm dứt khi quyết định hủy ni con ni của tịa án có hiệu lực. Trong vịng 3 ngày kể từ ngày quyết định hủy ni con ni có hiệu lực, tịa án gửi quyết định để ghi vào sổ hộ tịch nơi đăng ký việc ni con ni.

Cơ sở để tịa án hủy nuôi con nuôi là việc người nuôi không thực hiện các nghĩa vụ của cha mẹ, lạm dụng quyền làm cha mẹ, đối xử tàn ác với con, bị bệnh nghiện rựợu hoặc ma túy. Ngồi ra, tịa án có thể hủy ni con ni vì những lý do khác xuất phát từ quyền lợi của trẻ em và có cân nhắc tới ý kiến của trẻ.

Những người sau đây có quyền u cầu hủy ni con ni: cha mẹ đẻ của trẻ, cha mẹ nuôi, trẻ em được cho làm con nuôi từ đủ 14 tuổi, cơ quan giám hộ và trợ tá, công tố viên.

x. Hệ quả pháp lý của việc hủy nuôi con ni

Khi tịa án hủy việc nuôi con nuôi, các quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi (kể cả với người ruột thịt của cha mẹ nuôi) bị chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ giữa trẻ em và cha mẹ đẻ (kể cả với người ruột thịt của cha mẹ đẻ) được khơi phục nếu điều đó phù hợp với lợi ích của trẻ em.

Khi hủy nuôi con nuôi, theo quyết định của tòa án, trẻ được chuyển cho cha mẹ đẻ. Nếu khơng có cha mẹ đẻ hoặc việc chuyển trẻ cho cha mẹ đẻ trái với lợi ích của trẻ thì trẻ được chuyển cho cơ quan giám hộ và trợ tá. Khi quyết định hủy ni con ni, tịa án cũng xem xét giải quyết vấn đề trẻ có tiếp tục giữ họ và tên khi được cho làm con nuôi hay không. Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên thì khi thay đổi họ và tên trẻ cần có sự đồng ý của trẻ.

Pháp luật Liên bang Nga không cho phép hủy nuôi con nuôi nếu tại thời điểm yêu cầu hủy nuôi con nuôi con nuôi đã là người thành niên, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, cũng như với cha mẹ đẻ của trẻ nếu họ cịn sống và khơng bị tước quyền làm cha mẹ hoặc khơng bị tịa án cơng nhận khơng có năng lực hành vi dân sự.

xi. Nuôi con nuôi quốc tế

Điều 165 của Bộ luật quy định pháp luật áp dụng đối với việc giải quyết ni con ni có yếu tố của Liên bang Nga.

Việc nuôi con nuôi và hủy nuôi con nuôi của người nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch đối với trẻ em là công dân Liên bang Nga tuân theo pháp luật của nước mà người xin con nuôi là công dân, đối với người xin con ni là người khơng có quốc tịch thì theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú tại thời điểm nộp đơn xin con nuôi hoặc đơn xin hủy nuôi con nuôi. Khi xin

trẻ em là công dân Nga làm con nuôi, người xin con nuôi phải đáp ứng các điều kiện về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi, điều kiện của cha, mẹ nuôi và các điều kiện khác do Bộ luật gia đình quy định và phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế của Liên bang Nga về hợp tác nuôi con nuôi quốc tế.

Việc người nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch đang trong quan hệ hôn nhân với công dân Liên bang Nga xin trẻ em là công dân Liên bang Nga trên lãnh thổ Liên bang Nga làm con nuôi phải tuân theo quy định của Bộ luật gia đình quy định đối với cơng dân Nga nếu điều ước quốc tế của Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)