Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.6. Khái quát các tiêu chí đánh giá chất lƣợng VBQPPL của CQHCNN
2.6.2. Tính phù hợp và khả thi
Tiêu chuẩn đảm bảo tính phù hợp về việc VBQPPL của CQHCNN phải có nội dung phù hợp với thực tiễn. VBQPPL của CQHCNN đƣợc ban hành có nội dung phù
hợp với thực tiễn quản lý hành chính nhà nƣớc và đem lại hiệu quả của hoạt động ban hành VBQPPL. Thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQHCNN thì vô cùng phong phú và đòi hỏi các chủ thể này phải giải quyết bằng công cụ pháp luật. Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành thì diễn ra theo quy luật khách quan và luôn đƣợc xuất hiện trƣớc, còn VBQPPL của CQHCNN thì mặt lý thuyết phải đi trƣớc định hƣớng cho quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, thực tế quản lý thì thƣờng đi sau quan hệ xã hội, phản ánh và điều chỉnh ghi nhận lại quan hệ xã hội để điều chỉnh theo định hƣớng của nhà nƣớc. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền quản lý của CQHCNN quyết định sự ra đời, tồn tại và chấm dứt đối với VBQPPL. VBQPPL của CQHCNN cũng phải tác động trở lại thực tiễn theo hƣớng nếu phù hợp sẽ thúc đẩy thực tiễn phát triển, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của thực tiễn quản lý hành chính nhà nƣớc.
VBQPPL của CQHCNN có nội dung phù hợp với các quy phạm xã hội khác.
Pháp luật và quy phạm xã hội khác nhƣ đạo đức, tôn giáo, tập quán,… luôn luôn song cùng tồn tại để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý điều hành. Cho nên, muốn VBQPPL của CQHCNN có tính khả thi, dễ dàng đƣợc tuân thủ nghiêm chỉnh thì chính văn bản đó phải có nội dung phù hợp với các quy phạm xã hội
khác. Ngay cả trong quá trình áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền của CQHCNN cũng cần vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Có đƣợc sự phù hợp này sẽ là cơ sở quan trọng bảo đảm tính khả thi VBQPPL của CQHCNN.
Tiêu chuẩn đảm bảo tính phù hợp về việc VBQPPL của CQHCNN phải phù hợp về chính trị. Khi nghiên cứu đặt trong việc VBQPPL của CQHCNN thì một yêu
cầu bắt buộc phải thể chế hóa đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc. Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải kịp thời thể chế yêu cầu trên, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm các quyền con ngƣời và quyền công dân.
Chƣơng trình xây dựng, quá trình xây dựng và sự ra đời của văn bản đó phải phục vụ cho việc phát triển đất nƣớc, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của CQHCNN, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời và quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, Nghị quyết trung ƣơng V về cải cách thủ tục hành chính, tăng cƣờng hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nƣớc và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần XII.
Bên cạch đó, VBQPPL của CQHCNN phải phù hợp với ý chí nguyện vọng
và lợi ích chính đáng của đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của VBQPPL đó. Yêu cầu này đặt ra đảm bảo tính khả thi của VBQPPL của CQHCNN sau khi ban hành.
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, ngay trong quá trình ban hành VBQPPL của CQHCNN, cơ quan soạn thảo phải tổ chức lấy ý kiến nhân dân, của cơ quan, tổ chức hữu quan cho dự thảo văn bản. Đây là yêu cầu quan trọng mang tính pháp lý bắt buộc và mang tính thực tiễn của quy phạm pháp luật đi vào thực tế đời sống. Đồng thời, là hình thức dân chủ trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thu hút trí tuệ tập thể đóng góp vào dự thảo văn bản làm cho dự thảo văn bản đó sau khi đƣợc ban hành sẽ có nội dung phù hợp với đối tƣợng thi hành của chính văn bản quy phạm đó.
Tiêu chuẩn đảm bảo tính phù hợp với nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Sự tƣơng thích của nội dung của VBQPPL của
CQHCNN thể hiện mang tính bắt buộc đƣợc quy định tại Luật Kí kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Trong trƣờng hợp ĐƢQT mà CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của ĐƢQT.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam là phải gắn kết đƣợc kế hoạch kí kết, gia nhập điều ƣớc quốc tế với chƣơng trình xây dựng VBQPPL nhằm có đƣợc một hệ thống pháp luật thống nhất, phát triển. Việc thể hiện yêu cầu này là một yêu cầu bắt buộc mang tính tƣơng thích của các VBQPPL của CQHCNN phải phù hợp, tƣơng thích với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của các VBQPPL.
Nhƣ vậy, ngoài quy định VBQPPL của CQHCNN đó phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật cơ cơ quan quyền lực của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc và Hồi đồng nhân dân theo quy định thì phải yêu cầu phù hợp nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại là nguyên tắc tuân thủ điều ƣớc quốc tế.