Pháp luật thời kỳ phong kiến đến trước Cách mạng tháng Tám năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) 001 (Trang 29 - 32)

1.3. Vài nét lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam đối với tội chứa

1.3.1. Pháp luật thời kỳ phong kiến đến trước Cách mạng tháng Tám năm

năm 1945

Từ thời kỳ pháp luật phong kiến, lưu hành trong hai bộ Hình luật cổ được đánh giá là "hai bộ luật tổng hợp có quy mô lớn và nội dung phong phú"

[24, tr.3] là Quốc Triều Hình luật, hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức năm 1483 và Hoàng Việt Luật lệ, hay còn gọi là Bộ luật Gia Long năm 1812, quy định về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều đã được đề cập dưới các góc độ khác nhau.

Trong Quốc Triều Hình luật, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chưa được quy định trong điều luật riêng. Tuy nhiên, bản hình thư này có mô tả hành vi phạm tội này tại nhiều điều luật. Dẫn chiếu Điều 429 Quốc Triều Hình luật quy định: "Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng xử tội đồ, đã lấy được của thì phải bồi thường một phần tang vật. Những kẻ chứa chấp thì đều bị tội nhẹ hơn một bậc và bắt bồi thường một phần ba tang vật. Kẻ biết việc mà không cáo giác bị tội nhẹ hơn hai bậc" [54, tr.159]. Theo quy định này, nhà làm luật đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có so với hành vi ăn cắp vặt và hành vi không cáo giác (không tố giác tội phạm). Theo đó, hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được đánh giá có tính nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với tội phạm có hành vi ăn cắp vặt (bị tội nhẹ hơn một bậc và bắt bồi thường một phần ba tang vật); so sánh với hành vi không cáo giác (không tố giác tội phạm) thì hành vi chứa chấp lại được đánh giá có tính nguy hiểm cao hơn

(không cáo giác bị tội nhẹ hơn hai bậc).

Điều 456 Quốc Triều Hình luật quy định: "... Nếu chủ giấu giếm nhận của ăn trộm, ăn cướp thì phải đồng tội. Đã báo quan mà sau lại bao dung những đày tớ ăn cướp, ăn trộm ấy thì xử như tội biết việc mà không trình" [54, tr.165]. Theo đó, hành vi giấu giếm nhận của có thể hiểu tương đương hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Quốc Triều Hình luật quy định hành vi này của người chủ sẽ bị coi là đồng phạm với người đày tớ về tội trộm cắp tài sản hoặc tội cướp tài sản.

Điều 460 Quốc Triều Hình luật quy định:

Những kẻ nhận tài vật của kẻ ăn trộm, thay đổi hình dạng rồi đem bán, thì xử nhẹ hơn tội ăn trộm một bậc. Nếu vì nhầm mà nhận những đồ vật ấy, thì chỉ phạt 60 trượng, biếm, biếm hai tư. Nếu không biết mà mua phải đồ vật ấy, thì truy số tiền mua ở người bán mà trả cho; còn đồ vật thì phải trả lại chủ mất [54, tr.166].

Theo quy định tại điều luật, hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có được các nhà Hình luật đánh giá có mức độ nguy hiểm cho xã hội ít hơn hành vi trộm cắp (xử nhẹ hơn tội ăn trộm một bậc) [22, tr.16]. Ngoài ra, các nhà Hình luật còn quy định rõ với hành vi chứa chấp đồ vật do phạm tội mà có nhưng do nhầm lẫn thì phạt mức 60 trượng, biếm, biếm hai tư; còn việc mua phải tài sản do trộm cắp mà có nhưng ngay tình được đánh giá không phải tội phạm, người mua được lấy lại số tiền đã mua từ người bán còn đồ vật thì phải trả lại cho người mất. Quy định này đã thể hiện một trình độ lập pháp cao của các nhà làm luật thời bấy giờ.

Ngay từ chế độ phong kiến, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được ghi nhận, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội với các mức phạt nghiêm khắc tương đương.

khác phạm tội mà có cũng đã được đề cập. Điều 7, quyển thứ 13 Hoàng Việt Luật lệ ghi nhận tội phạm này với tên gọi đạo tặc oa trữ:

Phàm có thâm ý trộm bạo, chứa đồ gian, dù chính bản thân không thực hiện, chỉ chia phân tang vật thì cũng xử chém. Nếu cùng thực hiện thì không nói đến việc chia tang vật, không chia tang vật, chỉ theo bọn mà làm cho có của tiền thì không chia thủ, tòng đều bị chém cả. Nếu không biết việc trộm nọ, chỉ là chứa tạm thì không buộc tội.

Nếu không cùng đi ăn trộm và cũng không chia tang vật thì phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm.

Về mưu kế, kẻ chứa đồ gian chưa có thâm ý lập mưu, chỉ là cùng biết mưu kế của giặc và cùng thực hiện nhưng không chia tang vật hay có chia tang vật nhưng không cùng thực hiện vụ trộm, thì đều xử chém cả. Nếu không làm, không chia tang vật, thì phạt 100 trượng [22, tr.18].

Theo quy định của Hoàng Việt Luật lệ, hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có liên quan mật thiết với hành vi trộm cắp tài sản. Nếu người phạm tội cố ý cùng thực hiện hành vi trộm cắp, chứa chấp tài sản do trộm cắp mà có, dù chỉ là hình thức giúp sức, có phân chia tang vật là tài sản bị chiếm đoạt thì đều bị xử chém như người có hành vi trộm cắp. Nếu cùng thực hiện hành vi trộm cắp, chứa chấp tài sản, dù không chia tang vật cũng đều bị xử chém. Trường hợp người chứa chấp tài sản do trộm cắp mà có, không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, không được chia tang vật trộm cắp thì bị phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm. Trường hợp người chứa chấp tài sản do phạm tội mà có tuy chưa có ý lập mưu, biết việc phạm tội, cùng thực hiện tội phạm trộm cắp nhưng không chia tang vật hay có chia tang vật nhưng không cùng thực hiện tội phạm đều bị xử chém. Nếu biết việc nhưng không làm, không chia

tang vật thì bị phạt 100 trượng. Có thể nói, quy định này của Hoàng Việt Luật lệ thể hiện tính răn đe, nghiêm khắc cao của pháp luật thời bấy giờ.

Ngoài ra, trong Hoàng Việt Hình luật ban hành ngày 31/7/1933, tại Khoản 6 Điều 351, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng được mô tả như sau:

Người nào tri tình mà oa trữ một phần hay toàn phần của trộm cướp, hoặc của lừa gạt hoặc của gì do sự phạm tội đại hình hay trừng trị mà lấy được. Nếu xét quả của oa trữ ấy do sự phạm tội đại hình mà lấy được, thời người oa trữ sẽ bị phạt một nửa tội danh mà luật đã định phạt về tội đại hình ấy và về trọng hình trong tội đại hình ấy mà người oa trữ đã tri tình. Tuy nhiên, nếu tội danh ấy là tử hình hay khổ sai chung thân, thời người oa trữ sẽ bị phạt khổ sai từ 6 năm đến 20 năm [53, tr.108].

Theo Hoàng Việt Hình luật, tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đã được cụ thể hoá hơn so với hai bộ Hình luật Quốc Triều Hình luật và Hoàng Việt Luật lệ. Tại đây, loại tội phạm này đã được quy định không chỉ liên quan đến tội phạm trộm cắp tài sản mà còn có liên quan đến các tội phạm khác. Hình phạt cũng được nhà làm luật xem xét với tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm so với tội phạm liên quan [22, tr.21].

Dù vẫn chưa đưa ra định nghĩa pháp lý cụ thể đối với tội phạm này nhưng có thể thấy những quy định trên đã thể hiện trình độ tiến bộ đáng kể về kỹ thuật lập pháp hình sự đối với tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Như vậy, ngay từ thời kỳ phong kiến, mặc dù kỹ thuật lập pháp còn nhiều hạn chế nhưng các quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được lồng ghép vào các điều luật với các hình phạt tương ứng khá nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) 001 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)