3.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực tiễn với tộ
3.3.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hình sự đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội phạm, xuất phát từ những yếu tố đã được phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực tiễn đối với tội phạm Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cũng như mong muốn đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự của nước ta hiện nay nói riêng, kiện toàn hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Đồng thời cũng đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng.
3.3.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Hiện nay, BLHS 2015 mới ban hành sắp có hiệu lực với nhiều điểm mới tiến bộ đã góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những hạn chế của pháp luật hình sự về các vấn đề đối với tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng. Trong tiến trình tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp, kiện toàn hệ thống pháp luật theo chủ chương, đường lối của Đảng và Nhà nước đặt ra, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự nói chung, các quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng nhằm phù hợp với thực tiễn là vấn đề cần thiết.
Từ những phân tích các quy định của pháp luật hình sự, những hạn chế, tồn tại còn đặt ra trong thực tiễn đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội này có như sau:
Thứ nhất, đối với vấn đề xử lý các hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do hành vi vi phạm pháp luật mà có chưa đến mức bị coi là tội phạm, cần mở rộng quy định về xử lý vi phạm hành chính với xác trường hợp này, quy định cụ thể hơn các trường hợp xử lý vi phạm hành chính với các hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có, tài sản không rõ nguồn gốc xuất xứ... Nhằm đảm bảo cho các cơ quan tố tụng có cơ sở pháp luật rõ ràng, minh bạch trong việc xử lý, kịp thời hạn chế tội phạm.
Thứ hai, để tránh việc nhiều đối tượng có thái độ coi thường pháp luật do nắm được những lỗ hổng của luật pháp, liên tục có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do những người khác vi phạm phạm luật mà có khi người đó biết rõ những hành vi đó của mình là sai trái nhưng chưa đủ cấu thành tội phạm, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, pháp luật Hình sự cần xem xét, đặt thêm vấn đề truy cứu TNHS với người đã bị xử lý vi phạm hành chính về tội này nhưng vẫn tiếp tục vi phạm với quy định "Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác vi phạm pháp luật mà có, mà còn vi phạm", "Đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" [22, tr.92]. Như vậy, điều luật về tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể được sửa đổi, bổ sung như sau:
Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có; hoặc do người khác vi phạm pháp luật mà có nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có, mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ ba, để có căn cứ pháp lý rõ ràng về tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, giúp cho quá trình áp dụng và thực thi pháp luật được thuận tiện, nên xem xét vấn đề đưa định nghĩa pháp lý của tội phạm này vào BLHS như đối với hai tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm để pháp luật Hình sự nhanh chóng đi vào cuộc sống, tăng hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Định nghĩa pháp lý với tội phạm này có thể được thể hiện với quy định:
Người nào không hứa hẹn trước mà cất giấu, tạo điều kiện cho việc cất giấu hoặc mua, trao đổi, nhận, giúp cho việc mua bán, trao đổi tài sản tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp mà Bộ luật
này quy định.
Thứ tư,việc áp dụng hình phạt tiền đối với tội phạm nên bổ sung quy định thời hạn chấp hành hình phạt, tránh trường hợp chây ỳ hay do hoàn cảnh trở nên quá khó khăn không thể chấp hành hình phạt làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật. Nếu người phạm tội được áp dụng hình phạt tiền mà sau 2 năm không chấp hành được hình phạt thì quá thời hạn đó, hình phạt sẽ bị chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tương ứng để nâng cao tính răn đe, giáo dục đối với tội phạm.
Thứ năm, về hình phạt bổ sung quy định tại Khoản 5 của điều luật. Đây là điều khoản mang tính chất tuỳ nghi nhằm mục đích áp dụng linh hoạt trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn đã được phân tích ở trên, vì tính chất tuỳ nghi của điều khoản này lại dẫn đến nhiều trường hợp hình phạt bổ sung không được vận dụng thoả đáng, làm giảm tính răn đe tội phạm. Để khắc phục tình trạng này, cần có văn bản hướng dẫn rõ ràng việc khi nào cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với tội phạm, có thể theo hướng:
Áp dụng hình phạt bổ sung đối với trường hợp phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội từ hai lần trở lên. Trường hợp người phạm tội có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải có tài liệu chứng minh rõ họ không thể thi hành hình phạt bổ sung thì được miễn không áp dụng hình phạt bổ sung.
Thứ sáu, cần bổ sung thêm các chế tài xử lý hành chính vào văn bản cụ thể, quy định rõ những chủ cửa hàng hoạt động mua bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp đồ đã qua sử dụng cần nắm được thông tin cơ bản của khách hàng nếu không sẽ bị xử lý. Đối với các tài sản có đăng ký, các chủ cửa hàng phải yêu cầu xuất trình được căn cứ sở hữu hợp pháp của chính chủ, nếu không phải chính chủ phải có uỷ quyền và lưu thông tin người bán, người mua để làm căn
cứ kiểm tra, rà soát cho lực lượng chức năng. Đối với tài sản không định danh, nếu khách hành đến bán không xuất trình được hoá đơn mua bán cũ, chủ cửa hàng phải lưu được thông tin người bán, người mua, có chứng minh nhân dân rõ ràng. Điều này sẽ cảnh báo những tội phạm chiếm đoạt tài sản trái phép trước việc sẽ bị điều tra khi để lại thông tin cá nhân nơi tiêu thụ tài sản. Ngoài ra, quy định vấn đề này rõ ràng cũng giúp cơ quan điều tra hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình điều tra, xác minh tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản cũng như dễ dàng xử lý các trường hợp mua bán, tiêu thụ tài sản không rõ nguồn gốc, không lưu được thông tin người bán để truy cứu về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Quy định này cũng sẽ giúp hạn chế được phần nào tình trạng tội phạm ẩn của tội phạm Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.