3.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực tiễn với tộ
3.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của
của Tòa án nhân dân với những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Hiến pháp 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.Với tinh thần thực hiện cải cách tư pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp đã chỉ rõ: " ...khi xét xử , các tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ khách quan, thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những bản án quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy đi ̣nh..." [11, tr.3]. Do đó, việc áp dụng các quy định về tội
quyết, xét xử các vụ án về tội phạm này cần được thực thi đúng đắn. Có như vậy, vấn đề đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng mới phát huy hiệu quả răn đe, giáo dục, phòng ngừa. Điều này cũng góp phần làm giảm nỗi bức xúc của nhân dân với vấn đề tội phạm xâm phạm trật tự công cộng. Để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội phạm này trong hoạt động của toà án nhân dân, cần quan tâm thực hiện các vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao tính độc lập khi xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân đảm bảo hoạt động xét xử tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thực hiện nghiêm minh.
Việc bảo đảm nguyên tắc của luật tố tụng hình sự khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một vấn đề cần được giải quyết. Thực tế đặt ra cho thấy, nhiều Thẩm phán khi thực hiện công tác xét xử vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc độc lập. Hay các hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án vẫn chưa thể hiện rõ tinh thần độc lập khi xét xử. Vẫn còn tồn tạiviệc báo cáo án và định hướng xét xử từ lãnh đạo của Thẩm phán. Điều này chỉ dừng lại ở việc giải quyết được mối quan hệ hành chính giữa cấp trên và cấp dưới mà không đảm bảo được nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự độc lập xét xử của Thẩm phán. Vì lẽ đó, việc nâng cao hơn nữa quan điểm chỉ đạo cần đề cao vấn đề thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử là điều cần thiết. Điều này cũng giúp đảm bảo việc xét xử vụ án tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được xử lý một cách nghiêm minh, hạn chế cơ chế xin cho, đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm này khi áp dụng pháp luật hình sự tuyên khung hình phạt thích đáng đối với bị cáo.
Thứ hai, Tòa án nhân dân cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất pháp lý của thẩm phán, hội thẩm nhân dân cũng như các cán bộ toà án, trong có có việc áp dụng quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Toà án nhân dân là nơi ra bản án, phán quyết cuối cùng đối với tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, tội phạm nói chung. Việc quyết định khung hình phạt, mức hình phạt chính xác, đúng pháp luật, phát huy hiệu quả răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân cũng như các cán bộ toà án cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc, kiến thức pháp luật chuyên sâu. Vì lẽ đó, việc không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ này là hết sức cần thiết.
Toà án nhân dân cần tăng cường tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, mở hội nghị chuyên đề về công tác xét xử tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, các tội phạm nói chung. Các buổi tập huấn cần tập trung vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt, vấn đề âp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với tội phạm Điều 250 BLHS để đảm bảo công tác xét xử được thực hiện đúng pháp luật. Việc lựa chọn chế tài hình sự đối với tội phạm cũng phải đưa ra căn cứ rõ ràng, khách quan, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật nhưng vẫn phải đảm bảo tính nghiêm khắc, răn đe, giáo dục tội phạm. Quá trình điều khiển phiên toà phải được diễn ra công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo làm rõ các tình tiết, hành vi phạm tội, đồng thời cũng giải thích pháp luật, giáo dục bị cáo và những người tham gia phiên toà về tính sai trái và tác hại của tội phạm Điều 250 BLHS.
Ngoài ra, trong giai đoạn BLHS 2015 sắp có hiệu lực, toà án nhân dân cần kịp thời có hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn cán bộ chuyên môn nhằm nâng
cao trình độ, nhanh chóng tìm hiểu, nắm bắt các quy định mới của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cập nhật các văn bản, hướng dẫn mới về việc áp dụng pháp luật. Điều này sẽ đảm bảo cho hoạt động xét xử vụ án trong giai đoạn này cũng như khi BLHS 2015 có hiệu lực, việc áp dụng pháp luật sẽ được thực hiện chính xác, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Cần nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nhận thức pháp lý của các cán bộ để kịp thời nắm được và áp dụng đúng đắn các tình tiết có lợi cho bị cáo trong thời gian này.
Thứ ba, Tòa án nhân dân cần phối hợp hoạt động với Viện kiểm sát, cơ
quan điều tra trong việc xử lý tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trong quá trình giải quyết các vụ án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thực tế đặt ra một số vướng mắc, khó khăn trong vấn đề điều tra, chứng minh tội phạm. Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo tội phạm được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, các cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án cần có sự phối hợp nhịp nhàng. Việc tổ chức các cuộc họp trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan để tìm các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong các vấn đề đối với tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật là hợp lý. Ngoài ra, toà án cũng cần phối hợp với cơ quan công an, viện kiểm sát tổ chức các phiên toà án điểm về tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Điều này không những có tác dụng trong việc răn đe, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo tội phạm bị xử lý nghiêm minh mà còn mang tính chất tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến người dân. Nó sẽ có tác động làm tăng hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về tội phạm này trên thực tế.
Thứ tư, cần kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, kịp thời phân bổ, bổ sung đủ nguồn cán bộ cho các đơn vị của toà án nhân dân.
Hiện nay, công tác tổ chức phân bổ cán bộ công chức ngành toà án vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ xét xử các vụ án nói chung hiện nay khá cao, trong khi đó đội ngũ cán bộ, thẩm phán tại các toà án, nhất là đối với các toà án nhân dân cấp quận, huyện là thiếu. Điều này là nguyên nhân phát sinh nhiều hạn chế trong quá trình giải quyết các vụ án nói chung, vụ án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng. Tính trung bình, mỗi năm, một thẩm phán toà án nhân dân cấp quận, huyện có nơi xử lý hơn 100 vụ án. Bên cạnh đó, những thẩm phán tái nhiệm lại mất thời gian rất lâu chờ đợi quyết định. Trong khoảng thời gian chờ tái nhiệm, các thẩm phán không thể giải quyết án. Hay trường hợp các thẩm phán chuẩn bị được bổ nhiệm cũng phải chờ đợi thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu thẩm phán, quá tải đối với thẩm phán, cán bộ giải quyết án, làm phát sinh những sai sót không đáng có trong quá trình áp dụng pháp luật. Do đó, việc kiện toàn đội ngũ thẩm phán, cán bộ của toà án nhân dân các cấp là vấn đề cần nhanh chóng được giải quyết. Tháo gỡ vẫn đề này không những giúp cho đội ngũ cán bộ yên tâm triển khai công tác, tìm hiểu kỹ lưỡng, chuyên sâu về từng vụ án mà còn đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế được cao hơn, chính xác hơn. Việc giải quyết các vụ án tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng đạt hiệu quả cao hơn.