Một số vấn đề trong thực tiễn với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) 001 (Trang 95 - 105)

3.2. Thực tiễn xét xử tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

3.2.2. Một số vấn đề trong thực tiễn với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tà

tài sản do người khác phạm tội mà có những năm gần đây

3.2.2.1. Ưu điểm

Những năm gần đây, công tác xét xử của Toà án hai cấp thành phố Hà Nội đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được đảm bảo, tỷ lệ tội phạm giảm đi so với giai đoạn trước, công tác xét xử các vụ án không để trường hợp kết án oan người vô tội. Điều này cho thấy công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng đã có nhiều cải thiện.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm và các Kế hoạch, Chương trình của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tội phạm được hai cấp Tòa án tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc.Ngành Tòa án nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác nói chung và công tác xét xử các vụ án hình sự nói riêng luôn bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp. Tòa án đã áp dụng hình phạt đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội,đồng thời khoan hồng với những bị cáo phạm tội lần đầu, thật thà khai báo, ăn năn hối cải nhằm giáo dục đối với tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội nói riêng.

Các cơ quan tiến hành tố tụng có sự phối hợp thực hiện tốt quy chế làm việc, định kỳ họp trao đổi những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật như các cuộc họp ba ngành trao đổi án giữa công an- viện kiểm sát- toà án, cũng như mở các buổi tập huấn, trao đổi nghiệm vụ xét xử đối với các vụ án nhằm giải quyết tốt vụ án, đảm bảo vấn đề điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng được giải quyết triệt để, tuân thủ pháp luật, rõ ràng, minh bạch.

Với các thủ tục tại phiên toà, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, các Toà án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và theo tinh thần cải cách tư pháp. Việc tổ chức các phiên toà hình sự nói chung, phiên toà về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng ở các Toà án các cấp đã từng bước đảm bảo được sự tôn nghiêm, dân chủ và văn minh theo đúng

quy định của pháp luật. Toà án đã tạo điều kiện, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng đã được chú trọng và quan tâm. Việc xét xử các vụ án đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đối với hoạt động xét xử tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, toà án xét xử công khai, tạo điều kiện thuận lợi để người dân đến dự phiên toà nhằm mục đích giáo dục, phổ biến pháp luật được sâu rộng. Trong công tác xét xử, toà án cũng phối hợp, tạo điều kiện để phóng viên, cơ quan báo chí tham dự phiên toà, có thể đưa tin kịp thời về diễn biến, kết quả phiên toà, nhất là với các vụ án cần được lưu tâm về tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng.

Nhằm áp dụng các quy định của pháp luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được rõ ràng, BLHS 1999 đã có những đợt sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm phù hợp với yêu cầu, tình hình thay đổi của xã hội. So với thời kỳ đầu BLHS 1999, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể với nhiều vấn đề được quy định trong điều luật, đến nay, pháp luật hình sự đối với tội phạm này đã có Thông tư hướng dẫn những vấn đề liên quan đến tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội tại Thông tư số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC- TANDTC ban hành ngày 30/11/2011 Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền. Cụ thể, thông tư đã đưa ra giải thích từ ngữ quy định tại Điều 250 BLHS 1999 về “Tài sản do người khác phạm tội mà có”; tình tiết “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”; giới hạn về tài sản. Ngoài ra, thông tư cũng hướng dẫn về hành vi phạm tội; đưa ra chỉ dẫn với các tình tiết định khung tăng nặng của điều luật từ Khoản 2 đến Khoản 4 và những vấn đề cần

lưu ý đặc biệt để xác định tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Những hướng dẫn tại thông tư 09/2011 đã kịp thời khắc phục nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật Hình sự đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm được đúng người, đúng tội, góp phần đảm bảo an ninh công cộng, trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

BLHS 2015 được Quốc hội thông qua, đã có những sửa đổi, bổ sung đáng kể góp phần xoá bỏ nhiều điểm hạn chế, bất cập trước đây. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong BLHS 2015 cũng có những điểm mới. Tuy chưa có hiệu lực cho đến thời điểm này, nhưng việc ban hành BLHS 2015 cũng là ưu điểm đáng nói để áp dụng đối với thực tiễn về các tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng thời điểm sau này. Đối với tội phạm này, BLHS 2015 đã thể hiện kỹ thuật lập pháp tiến bộ hơn, có sự đồng bộ, thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, hạn chế quy định dàn trải hướng dẫn tại các nghị định, thông tư. Điều luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được các nhà lập pháp xây dựng có tính cụ thể, phân hoá tội phạm hơn trước đây, ghi nhận thêm một số điểm mới vào ngay điều luật tạo điều kiện cho việc áp dụng ngay khi BLHS 2015 có hiệu lực, tránh hạn chế phải chờ thông tư, nghị định hướng dẫn. Cụ thể, BLHS 2015 quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 323. Điều luật vẫn duy trì 5 khoản với một khung cơ bản, một khung hình phạt bổ sung và ba khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng có những sửa đổi để tăng tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm, thể hiện sự phân hoá trách nhiệm hình sự cao hơn. Điều này thể hiện ở việc tăng mức hình phạt tiền ở khung cơ bản, việc phân loại tội phạm ở các khoản 2; 3; 4 thể

hiện rõ nét hơn. Quy định về "tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" cũng như quy định về "thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" về mức độ bằng giá trị tài sản cũng như trị giá thu lời bất chính cụ thể là bao nhiêu ngay trong điều khoản. Đối với hình phạt bổ sung, điều luật cũng thể hiện sự diễn đạt cụ thể, rành mạch hơn.

Với một số ưu điểm thể hiện trên tạo điều kiện cho thực tiễn giải quyết các vấn đề đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, đối với các tội phạm nói chung. Điều này phần nào giúp tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố được ổn định, góp phần duy trì an ninh, trật tự công cộng.

3.2.2.2. Hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn

Bên cạnh những ưu điểm trong thực tiễn đã có đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, quá trình áp dụng, thực thi pháp luật đối với tội phạm này vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Điều này đặt ra đòi hỏi cần tiếp tục có sự nghiên cứu, phát triển với các quy định của pháp luật trong khoa học luật hình sự.

Thứ nhất, đối với vấn đề xử lý các hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do hành vi vi phạm pháp luật mà có, pháp luật quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội có cấu thành hình thức, tội phạm được hình thành có liên quan đến tội phạm chiếm đoạt tài sản trước đó nên điều luật không quy định về định lượng giá trị tài sản bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có hướng dẫn cụ thể về việc người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản của những người có hành vi vi phạm pháp luật, nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tại Điểm e Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ban hành ngày 12/12/2005 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội chỉ quy định xử phạt hành chính với hành vi "Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc

do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà có", đây chỉ là một trong số các hành vi mang tính chất chứa chấp tài sản trong khi những hành vi khác có tính chất chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có như mua bán, đổi chác,... lại không được quy định. Điều này gây khó khăn trong việc xử lý đối với các cơ quan tố tụng, tạo lỗ hổng trong quá trình áp dụng pháp luật.

Thứ hai, trên thực tế có những trường hợp một người nhiều lần thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ đó là tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp của nhiều người khác nhau. Tuy nhiên, những người có hành vi chiếm đoạt tài sản trên lại chưa đến mức bị truy cứu TNHS do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, vấn đề TNHS của người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản nhiều lần trên sẽ như thế nào? Vấn đề này tác giả cho rằng, nhà làm luật quy định đối tượng tài sản ở tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản là "tài sản do người khác phạm tội mà có". Khi đó, một người được xác định là tội phạm cần có đủ các dấu hiệu quy định tại Điều 8 BLHS và Điều luật quy định ở từng tội danh cụ thể. Do đó, nếu người có được tài sản do hành vi bất hợp pháp nhưng chưa đến mức bị truy cứu TNHS thì người đó không phải tội phạm, người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó cũng không phải tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản của nhiều người nhưng hành vi của những người này chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó cũng không phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tuy nhiên, việc một người liên tục có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do những người khác vi phạm phạm luật mà có khi người đó biết rõ những hành vi của mình là sai trái nhưng chưa đủ cấu thành tội phạm nên liên tiếp thực hiện mà pháp luật Hình sự lại không có quy định nhằm mang tính răn đe, giáo dục với những đối tượng này sẽ khiến họ có biểu hiện coi thường pháp luật, coi

thường kỷ cương phép nước. Vì vậy, pháp luật Hình sự cần xem xét về vấn đề này, tránh tình trạng các đối tượng phạm pháp với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản bất hợp pháp nhiều lần chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn tiếp tục hành vi vi phạm vì biết rõ không bị truy cứu TNHS. Điều này sẽ làm giảm tính răn đe, giáo dục của pháp luật đối với tội phạm, công tác phòng ngừa tội phạm không thực sự đạt hiệu quả.

Thứ ba, về định nghĩa pháp lý đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Luận văn đã có nghiên cứu, phân tích, so sánh tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với hai tội phạm có nhiều điểm tương đồng là tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm. Trong BLHS, định nghĩa pháp lý của hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm đã được ghi nhận tại Điều 21; 22. Tuy nhiên, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lại chưa được các nhà làm luật đưa ra định nghĩa pháp lý. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi áp dụng pháp luật lại phải viện dẫn theo thông tư hướng dẫn. Vậy, để thuận tiễn cho quá trình áp dụng và thực thi pháp luật, nên chăng xem xét vấn đề đưa định nghĩa pháp lý của tội phạm này vào BLHS như đối với hai tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm để pháp luật Hình sự nhanh chóng đi vào cuộc sống, tăng tính tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thuận lợi hơn.

Thứ tư, hiện nay thực tiễn áp dụng pháp luật với các tội phạm nói chung, tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng được quy định trong BLHS vẫn còn cần viện dẫn theo hướng dẫn của các văn bản dưới luật, hệ thống văn bản hướng dẫn như nghị định, thông tư, nghị quyết để áp dụng khi xác định một đối tượng là tội phạm vẫn còn rất nhiều. Điều này vẫn thể hiện tính rườm rà khi áp dụng quy định của BLHS 1999. Với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có,

hiện nay tội phạm này đã có hướng dẫn cụ thể được quy định tại Thông tư 09/2011. Tuy nhiên, để pháp luật hình sự nhanh chóng đi vào cuộc sống, dễ hiểu, dễ nắm bắt, việc quy định trong BLHS rồi người dân lại phải tìm hiểu thông tư hướng dẫn cũng gây khó khăn trong việc giáo dục pháp luật, dẫn đến người dân không hiểu rõ về tội phạm mà có thể có hành vi phạm tội. Vì vậy, vấn đề quy định thống nhất, dễ hiểu, cụ thể trong điều luật với các tình tiết cơ bản, tình tiết định khung của tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng là vấn đề còn hạn chế.

Thứ năm, về việc áp dụng hình phạt tiền đối với tội phạm. BLHS 1999 tại khung cơ bản của Điều 250 có đưa ra quy định các chế tài mang tính tuỳ nghi lựa chọn gồm: hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù. Qua thực tiễn áp dụng cho thấy, chế tài phạt tiền hiện nay với mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, mức phạt khởi điểm như vậy trong điều kiện hiện nay là thấp, làm giảm tính giáo dục, răn đe đối với người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) 001 (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)