1.3. Vài nét lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam đối với tội chứa
1.3.2. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
mà có theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực
Giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền non trẻ nước ta thời kỳ bấy giờ phải đối mặt với nhiều thách thức. Để bảo vệ chế độ mới, pháp luật được ban hành với các quy định nhằm bảo vệ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1945 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhằm trừng trị nghiêm khắc những kẻ phá hoại cầu cống, đường giao thông, dây điện thoại,... Điều thứ hai: "Những kẻ oa trữ các dây điện thoại hay dây điện tín cũng bị phạt như những kẻ ăn trộm các đồ vật ấy" [10, Điều 2]. Với quy định này, hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị coi là đồng phạm với những kẻ trộm cắp tài sản không phân biệt người phạm tội có hứa hẹn trước hay không hứa hẹn trước [1, tr.7].
Đến giai đoạn 1970, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nước ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970, trong đó tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được ghi nhận tại Điều khoản riêng. Cụ thể:
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ghi nhận tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 17 như sau: 1. Kẻ nào biết rõ tài sản xã hội chủ nghĩa đã bị chiếm đoạt mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a. Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b. Có tổ chức; c. Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản với số lượng lớn hay là tài sản có giá trị đặc biệt; d. Dùng tài sản chứa chấp vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác, thì bị phạt tù từ
3 năm đến 12 năm [49, Điều 17].
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân tại Điều 13 quy định:
1. Kẻ nào biết rõ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a. Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b. Có tổ chức; c. Chứa chấp hoặc tiêu thụ một số lớn tài sản, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm [48, Điều 13].
Có thể thấy trong cả hai Pháp lệnh, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được các nhà làm luật quy định rõ với tính chất là tội phạm độc lập với khung hình phạt riêng. Vấn đề xác định hành vi phạm tội còn phụ thuộc vào việc xác định rõ ý thức chủ quan của người phạm tội. Nếu người đó không biết được là tài sản bị chiếm đoạt do hành vi phạm tội mà có thì không cấu thành tội phạm. Khung hình phạt đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có sự khác nhau căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đối với từng loại tài sản bị chiếm đoạt.
1.3.3. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến mà có theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến trước khi Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực
Khi nhà nước xã hội chủ nghĩa dần đi vào ổn định, đứng trước tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành dẫn đến nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ. Nhằm hướng đến việc thể hiện một cách toàn diện, đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước đặt ra, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986.
Tại đây, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được ghi nhận và quy định thành tội danh riêng tại Điều 201. Cụ thể:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a. Có tổ chức; b. Tài sản có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; c. Tái phạm nguy hiểm.
Theo quy định này, đối tượng tác động của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không tách riêng là tài sản xã hội chủ nghĩa hay tài sản riêng của công dân như hai Pháp lệnh ban hành năm 1970 mà được quy định là các tài sản nói chung. Vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS) quy định bằng hai khung hình phạt cụ thể đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thành một khung cơ bản và một khung tăng nặng.
Bộ luật Hình sự (BLHS) 1985 còn quy định Hình phạt bổ sung đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Khoản 2, 3 Điều 218. Cụ thể, người phạm tội có thể bị quản chế hoặc cấm cư trú từ một đến năm năm; bị phạt tiền từ một nghìn đồng (1.000 đồng) đến năm mươi nghìn đồng (50.000 đồng) và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
Trong tiến trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, BLHS 1985 đã được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, lần sửa đổi bổ sung năm 1991, tính phân hoá trách nhiệm hình sự đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Điều 201 của BLHS 1985 được sửa đổi, bổ sung với ba khung hình phạt với một khung cơ bản và hai khung tăng nặng với các tình tiết được bổ sung:
phạm tội mà có.
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; b) Tài sản, vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
So với quy định trước, luật sửa đổi, bổ sung đã có mức quy định mới về hình phạt, thể hiện tính phân hoá trách nhiệm hình sự cao hơn. Ngoài ra, cùng với việc sửa đổi, bổ sung hình phạt chính, hình phạt bổ sung là phạt tiền được quy định tại Điều 218 cũng thay đổi từ một nghìn đồng đến năm mươi nghìn đồng thành từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Với sự kế thừa, đúc rút kinh nghiệm lập pháp từ các văn bản quy phạm pháp luật hình sự trước, trong BLHS 1985, quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có sự tiến bộ trong kĩ thuật lập pháp. Các quy định đối với tội phạm này đã được khái quát cao hơn, mang nội hàm rộng và chính xác hơn [22, tr.29]. Ngoài ra, tính phân hoá trách nhiệm hình sự đã được thể hiện ngay trong điều luật với các tình tiết tăng nặng định khung cụ thể. Điều này góp phần không nhỏ cho quá trình vận dụng và áp dụng pháp luật, tạo điều kiện cá thể hoá trách nhiệm hình sự được rõ ràng hơn. Các hình phạt bổ sung cũng được các nhà làm luật quy định rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý khi áp dụng pháp luật một cách vững chắc.
1.3.4. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ 1999 đến nay có theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ 1999 đến nay
Để phù hợp với sự phát triển của xã hội, việc kiện toàn hệ thống pháp luật trong đó có Bộ luật Hình sự là đòi hỏi khách quan của hoạt động lập
pháp. Kế thừa và phát huy những quan điểm lập pháp hình sự từ những giai đoạn trước, BLHS 1999 đã ra đời đáp ứng đòi hỏi theo yêu cầu của xã hội với những điểm mới đáng ghi nhận. Trong đó, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 250 BLHS 1999, thuộc chương XIX Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:
Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; d) Thu lợi bất chính lớn; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn; b) Thu lợi bất chính rất lớn. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
BLHS 1999 đã có những điểm mới đáng kể, đưa ra các quy định nhằm phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường ngày một phát triển nhằm xác định tội phạm chính xác, khách quan, không bỏ lọt tội phạm. So với BLHS 1985, quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được sửa đổi, bổ sung những điểm sau:
Thứ nhất, đối với cấu thành tội phạm cơ bản, điều luật bổ sung thêm hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Ngoài ra, hình phạt cải tạo không giam giữ được sửa đổi nâng lên đến ba năm và nâng mức hình phạt tù có thời hạn khởi điểm lên sáu tháng tù [22, tr.31]. Điều này cho thấy cái nhìn khách quan của các nhà làm luật ứng dụng trong thời kỳ mới, nâng cao tính phòng ngừa, giáo dục tội phạm.
Thứ hai, về cơ cấu điều luật tại Điều 250, ngoài hình phạt bổ sung được quy định tách riêng tại Khoản 5, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được cấu tạo với bốn khoản tương ứng với bốn khung hình phạt thể hiện rõ ràng tính phân hoá trách nhiệm hình sự. Các tình tiết định khung hình phạt cũng được các nhà làm luật quy định cụ thể. Tình tiết
"Tài sản, vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn" được bỏ đi và thay thế bằng tình tiết "Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" tương ứng trong từng khung hình phạt. Bổ sung thêm tình tiết "Thu lời bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" tương ứng trong từng khung hình phạt.
Trong BLHS 1999, hình phạt bổ sung được quy định ngay tại một khoản của điều luật nhấn mạnh sự răn đe, phòng ngừa tội phạm chung.
Đến giai đoạn hiện nay, sau mười sáu năm áp dụng BLHS 1999, đứng trước thực tiễn xã hội có nhiều biến chuyển, tình hình kinh tế, bối cảnh hội nhập thay đổi không ngừng đặt ra đòi hỏi cần tiếp tục kiện toàn, đổi mới để pháp luật phù hợp và điều chỉnh được hết các quan hệ xã hội mới phát sinh. Điều này dẫn đến yêu cầu việc ban hành Bộ luật Hình sự phù hợp với tình hình mới là vấn đề tất yếu. Do đó, Bộ luật Hình sự 2015 đã ra đời. Tại đây, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 323 với những sửa đổi nhằm thể hiện rõ tính răn đe, giáo dục đối với tội phạm trong thực tiễn:
phạm tội mà có.
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 323 BLHS 2015 vẫn duy trì 5 khoản đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với một khung cơ bản, một khung hình phạt bổ sung và ba khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đối với mỗi khoản, BLHS 2015 đã có sự thay đổi để tăng tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm, thể hiện sự phân hoá trách nhiệm hình sự cao hơn. Cụ thể:
So với quy định của BLHS 1999, lần thay đổi này, hình phạt tiền được quy định ở khung cơ bản đã tăng lên mức từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tại các khoản 2; 3; 4 Điều 323, mức hình phạt tù đã được sửa đổi nhằm xác định rõ tính phân loại tội phạm lần lượt là "phạt tù từ 03 năm đến 07 năm"
(khoản 2)- tội phạm nghiêm trọng; "phạt tù từ 07 năm đến 10 năm" (khoản 3) và
"phạt tù từ 10 năm đến 15 năm" (khoản 4)- tội phạm rất nghiêm trọng.
Thay đổi quy định về "tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" cũng như quy định về "thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" cụ thể, rõ ràng về mức độ ngay trong điều khoản bằng giá trị tài sản cũng như trị giá thu lời bất chính cụ thể là bao nhiêu. Điều này đã khắc phục hạn chế trong việc tra cứu, áp dụng pháp luật qua các văn bản hướng dẫn. Người áp dụng pháp luật có căn cứ chính xác ngay trong điều luật quy định. Nó đã góp phần kiện toàn và thống nhất quy định trong hệ thống pháp luật hơn so với trước kia.
Đối với hình phạt bổ sung, ngoài việc tăng mức phạt tiền "từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng", điều luật còn cụ thể hình phạt bổ sung có thể bị áp dụng với việc sử dụng từ nối "hoặc" giữa mỗi hình phạt, bỏ quy định nửa