Xử lý vi phạm về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 95 - 104)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trong lĩnh

3.2.3. Xử lý vi phạm về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp

+ Luật kế toán cần phải quy định chi tiết hơn về các điều kiện thi hành đối với các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kế toán trong đó có hành vi lập hai hệ thống sổ kế toán. Để các điều cấm sớm đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có các quy định cụ thể giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phải tuân thủ pháp luật và đi theo hành lang pháp lý đó.

+ Giải quyết nguyên nhân vì sao doanh nghiệp lập hai hệ thống sổ kế toán xuất phát từ hoạt động kế toán có rất nhiều chi phí không thể đưa vào sổ kế toán như chi phí không chính thức khi thực hiện thủ tục hành chính hay chi hoa hồng... Đây chính là điều kiện cho mục đích doanh nghiệp duy trì hai hệ thống sổ kế toán. Do vậy, để giải quyết vấn đề gốc rễ, doanh nghiệp muốn binh bạch thì trước tiên các hoạt động cung cấp dịch vụ công như thủ tục hành chính phải thật công khai, minh bạch và thuận lợi cho doanh nghiệp. Những chi phí không chính thức đó phải được loại bỏ hoàn toàn hay nói cách khác là cần có biện pháp thúc đẩy tính liêm chính và thực hiện minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác phòng chống tội phạm về tham nhũng nói riêng. Để làm được việc này cần có sự tham gia tích cực của các bên như Nhà nước, doanh nghiệp...

+ Pháp luật cần thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính trong việc quy định về thủ tục sao cho đơn giản, rõ ràng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng không làm hạn chế việc giám sát của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính vi phạm kế toán; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh, đồng thời có cơ chế giám sát chặt chẽ, nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, công chức nhà nước thi hành kiểm tra, thanh tra đối với kế toán như cơ quan thuế, thanh tra tài chính...

+ Nhà nước cần nâng cao hoạt động tuyên truyền, giải thích cho các chủ doanh nghiệp ý thức được hậu quả của việc lập hai hệ thống sổ kế toán về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa hai hệ thống làm doanh nghiệp khó đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp và kịp thời.

Có thể nói, trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc và những bất cập, hạn chế hiện nay của hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán nói chung và từ thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp nói riêng, bên cạnh những giải pháp cụ thể nêu trên, nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hơn một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tăng cường các quy định giải quyết các vấn đề cơ bản còn tồn tại, hạn chế, bất cập và tiếp tục bổ sung những quy định còn thiếu, giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật kế toán hiện nay, nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, tăng cường trật tự kỷ cường trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Thứ hai, cần bảo đảm từng bước thực hiện trình tự, thủ tục trong xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo đảm tính minh bạch, công khai, công bằng trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. Hiện nay hệ

thống các văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán gồm có Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập và chưa có một thông tư hướng dẫn nào về nghị định 105/2013. Nhiều quy định trong nghị đinh 105/2013/NĐ-CP quá chung chung dẫn đến tình trạng cá nhân, tổ chức hiểu sai hoặc không đủ các quy định, hậu quả là các vi phạm hành chính vẫn diễn ra rất nhiều. Do vậy, nhà nước cần phải ban hành thông tư hướng dẫn quy định chi tiết hơn giúp các chủ thể kinh doanh hiểu đúng và đủ quy định pháp luật đưa ra.

Thứ ba, về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự, điểm mới đáng chú ý nhất là Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua đã cho thấy, cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân thương mại vi phạm tỏ ra kém hiệu quả. Mặc dù quy trình xử phạt vi phạm hành chính có ưu điểm là nhanh, kịp thời nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, minh bạch và không giải quyết được triệt để quyền lợi của người bị thiệt hại mà họ phải tự chứng minh thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Hơn nữa, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính không có đội ngũ cán bộ chuyên trách để điều tra, chứng minh vi phạm cũng như hậu quả của vi phạm.

Trong nền kinh tế thị trường không ít tổ chức kinh tế - pháp nhân thương mại, vì chạy theo lợi nhuận đã có sự thông đồng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm. Việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Các hành vi vi phạm pháp luật mang tính chất tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện trong thời gian qua diễn ra ngày càng tăng như

buôn lậu, gian lận thương mại; tội phạm trong các lĩnh vực chứng khoán, hóa đơn… đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và đấu tranh.

Thứ tư, nhà nước cần phải quản lý chặt hơn chi tiêu từ ngân sách cũng như chi tiêu tính vào chi phí của DN, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát ngân sách hoặc giảm thu thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập DN.

Thứ năm, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán của Bộ Tài chính với Bộ Công an, Bộ Công Thương khởi tố nhiều vụ việc trốn thuế để có tính răn đe với những đối tượng vi phạm, kịp thời ngăn chặn hành vi trốn thuế, tham nhũng, biển thủ tài sản… Tăng cường hơn nữa cả về qui mô và lực lượng kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm toán thông qua hệ thống thanh tra, kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập. Thu thập kịp thời các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, đảm bảo các văn bản pháp luật ban hành có tính khả thi và áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn xử lý.

KẾT LUẬN

Với vai trò là một công cụ quản lý kinh tế, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán được Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện. Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm trong lĩnh vực kế toán nói riêng luôn là nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước ta. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu riêng về vấn đề pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán và thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp được đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đã tiếp cận được cả về phương diện lý luận và thực tiễn của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán về cụ thể qua các biện pháp xử lý nhóm vi phạm về hóa đơn, vi phạm về báo cáo tài chính, vi phạm về quản lý số kế toán. Qua luận văn này, tác giả muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc tuyên truyền các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán từ thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra biện pháp để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế toán ngày càng phù hợp và hoàn thiện hơn.

Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô và các bạn quan tâm để luận văn của tác giả được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán, Nghiên cứu khoa học, Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh; 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Học viện chính sách và phát triển (2016), Giáo

trình Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán.

3. Bộ tài chính (2014), Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, Hà Nội. 4. Bộ tài chính (2016), Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ

Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2014/TT-BTC, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Hà Nội.

8. Đặng Kim Cương (2010), Giáo trình Nguyên lý kế toán Mỹ, Nxb Thống kê. 9. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt

nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

10. Phan Dũng (2013), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán: Nâng cao chất lượng hoạt động kế toán – kiểm toán và hội nhập quốc tế”, Tạp chí

11. Bùi Tiến Đạt (2008), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, ngành Luật hành chính, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Hoàng Thị Thanh Hải (2014), Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Trần Quốc Hùng (2011), Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Lan Hương (2006), “Cần làm rõ cơ chế bảo đảm quyền

của nhà đầu tư chứng khoán”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (03). 15. Nguyễn Thị Lan Hương (2011), “Về hoạt động giám sát của Ban kiểm

soát trong công ty cổ phần”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, (27), tr. 246-251.

16. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

17. Nguyễn Thị Lan Hương (2015), Pháp luật về thuế - Lý luận, lịch sử, thực trạng và so sánh, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

18. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ vựng Hán Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

19. Thanh Nghị (1958), Từ điển Việt Nam, Nxb Thời Thế, Sài Gòn.

20. Hoàng Thị Kinh Quế (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009,

Hà Nội.

22. Nguyễn Phương Thảo (2017), “Cơ chế bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 3. 23. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nxb Tài chính. 24. Trịnh Quốc Toản (2011), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong

25. Trinh Quốc Toản (2013), “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay”,

Tạp chí khoa học ĐHQGHC, Luật học, Tập 29, (1), tr 60-73.

26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật thuế Việt Nam

(tái bản lần thứ 4 có sửa đổi bổ sung, Nxb Công an nhân dân Hà Nội. 27. Lê Xuân Trường (2013), “Tăng cường quản lý hóa đơn, góp phần đấu

tranh chống gian lận thuế”, Học viện Hành Chính, Tạp chí Tài chính, (9). 28. Nguyễn Tú (2015), Xét xử kế toán trưởng, thủ quỹ biển thủ hơn 25 tỷ

đồng, Diễn đàn Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.

II. Tài liệu tiếng Anh

29. Belverd E.Neddles Js., Henry R. Anderson, James C. Caldwell (2003),

Principles of Accounting, p.1.

III. Tài liệu Web

30. Lan Anh (2017), Báo cáo tài chính được kiểm toán có tin được không, <http://ndh.vn/bao-cao-tai-chinh-duoc-kiem-toan-co-tin-duoc-khong-- 2017011301258235p4c146.news>, (ngày truy cập 20/10/2017).

31. Báo dân trí, Cần phải chấm dứt tình trạng mua - bán không hóa đơn

<https://einvoice.vn/tin-tuc/can-phai-cham-dut-tinh-trang-mua-ban- khong-hoa-don>, (ngày truy cập 15/10/2017).

32. Báo Trúc (2012), Những vụ án kinh tế chấn động, Sài Gòn Đầu tư và Tài chính, ngày 16 tháng 8 năm 2012, http://www.saigondautu .com.vn/Pages/20120816/Ky-2-Enron-Ke-doi-tra-vi-dai.aspx, (ngày truy cập 25/07/2017).

33. Mạnh Bôn (2011), Xử phạt gian lận báo cáo tài chính chưa nghiêm, báo đầu tư, <http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/xu-phat-gian-lan-bao-cao-tai-chinh-

34. Kim Giang, Lệch pha BCTC trước và sau kiểm toán: Thiếu chế tài, nhà đầu tư lãnh đủ (2017), <http://saigondautu.com.vn/chung-khoan/lech-pha-bctc-truoc-va- sau-kiem-toan-thieu-che-tai-ndt-lanh-du-49335.html>, (ngày truy cập 20/10/2017). 35. Dương Thanh Hải (2017), Bảo vệ cổ đông nhỏ, đảm bảo thị trường

chứng khoán hoạt động hiệu quả, Tạp chí Tài chính,

<http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/chung-khoan/bao-ve-co- dong-nho-dam-bao-thi-truong-chung-khoan-hoat-dong-hieu-qua-minh- bach-114626.html>, (ngày truy cập 16/10/2017).

36. Thu Hằng, Tìm “thuốc đặc trị” vi phạm hóa đơn thuế,

<http://www.baohaiquan.vn/Pages/Tim-thuoc-dac-tri-vi-pham-hoa- don-thue.aspx>, (ngày truy cập 16/9/2017).

37. Thúy Hiền (TTXVN) 2017, <https://baotintuc.vn/kinh-te/9-thang-gan- 94000-doanh-nghiep-dang-ky-thanh-lap-moi-

20171007173929734.htm>, (ngày truy cập 20/11/2017).

38. Lê Hoàng (2009), Khởi tố cựu giám đốc Công ty Cơ khí Công nghiệp Sài Gòn, <https://baomoi.com/khoi-to-nguyen-giam-doc-cong-ty-cong- nghiep-co-khi-sai-gon/c/2857901.epi>, (ngày truy cập 20/11/2017). 39. Mai Ka/bcd389.gov.v, Không nương tay với gian lận thuế

<http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-tai-chinh/khong-nuong- tay-voi-gian-lan-thue-126772.html>, (ngày truy cập 09/11/2017).

40. Hạnh Quỳnh/TTXVN, 'Lộng hành' tội phạm mua bán hóa đơn, <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2016-08-30/long-hanh- toi-pham-mua-ban-hoa-don-35103.aspx>, (ngày truy cập 17/12/2017). 41. Lê Minh Toàn - Công ty luật Lê Minh, Xử lý tội phạm về hóa đơn,

chứng từ: Nhiều bất cập, <http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/xu- ly-toi-pham-ve-hoa-don-chung-tu-nhieu-bat-cap-163440.html>, (ngày truy cập 11/9/2017).

42. Bá Tú (2015), Cấm DN lập 2 hệ thống sổ kế toán: cần loại bỏ chi phí không chính thức, <http://enternews.vn/cam-dn-lap-2-he-thong-so-ke-toan-can- loai-bo-chi-phi-khong-chinh-thuc-93574.html>, (ngày tuy cập 11/11/2017). 43. Bá Tú (2015), Lập 2 hệ thống sổ sách kế toán: DN có thể bị xử lý hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 95 - 104)