Thực tiễn xử lý vi phạm về báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 67 - 76)

Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ gian lận về kinh tế, thương mại và gian lận trên BCTC được phát hiện cho thấy gian lận xuất hiện trong mọi loại hình như tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và ở mọi lĩnh vực thương mại, sản xuất, xây dựng… dù các gian lận này chưa nghiêm trọng như các quốc gia trên thế giới, nhưng nó tác động không nhỏ đến nền kinh tế và niềm tin của công chúng vào báo cáo tài chính của các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết. Điển hình cho các sai phạm trên BCTC đối với công

ty niêm yết là công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex (PJT), Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên, Công ty cổ phần Basa, Công ty Công nghiệp cơ khí Sài Gòn (SIMC)…

i. Thực trạng xử lý tội tham ô tài sản

Ngày 10/3/2015, TAND TP. Đà Nẵng mở phiên xét xử sơ thẩm kế toán trưởng và thủ quỹ Công ty CP Procimex Việt Nam (lô C1, KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng) những người đã tiếp tay cho tổng giám đốc công ty này biển thủ 25,36 tỉ đồng. Theo đó, kế toán trưởng Bùi Thị Hòa (56 tuổi, ngụ 40 Bế Văn Đàn, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) bị truy tố về hành vi "Tham ô tài sản". Thủ quỹ Đoàn Thị Anh Thư (41 tuổi, ngụ phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) bị truy tố về hành vi “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Nguyễn Điểm (55 tuổi, ngụ 118 Trần Phú, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng), Tổng giám đốc Công ty CP Procimex Việt Nam đã chỉ đạo Bùi Thị Hòa, kế toán trưởng lập séc rút tiền của công ty từ ngân hàng về nhập vào quỹ tiền mặt công ty. Sau đó, cũng theo chỉ đạo của Điểm, Hòa yêu cầu Đoàn Thị Anh Thư - thủ quỹ, giao toàn bộ 25,36 tỉ đồng cho Bùi Thị Hòa để Hòa đưa cho ông Điểm, cho đến khi ông Điểm đột tử, vụ việc mới bị phát hiện.

Kết thúc ngày xét xử đầu tiên, Viện KSND TP. Đà Nẵng đề nghị mức án phạt Hòa 20 năm tù, Thư từ 5 - 7 năm tù. Ngoài ra, Viện KSND còn đề nghị Bộ Tài chính rút giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán để răn đe Phan Thị Minh Hiền (54 tuổi, ngụ quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng), kiểm toán viên, Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán PKF tại Đà Nẵng, do không kiểm tra kết luận kiểm toán [28].

Câu hỏi đặt ra là, phải chăng pháp luật quá thông thoáng dẫn đến tình trạng cả Tổng giám đốc lẫn kế toán trưởng, thủ quỹ và cả kiểm toán viên của công ty kiểm toán móc nối cùng nhau thực hiện hành vi vi phạm như vậy.

Hơn nữa, trong công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp 2014 đã xác lập vị trí độc lập của Ban kiểm soát (BKS) trong CTCP thì BKS có thẩm quyền kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, điều hành của HĐQT, thành viên HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên, thực tế trên đã chứng minh, BKS thực hiện giám sát chỉ dựa trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán có sai lệch như mong muốn từ phía Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mà không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; việc kiểm tra giám sát không mang lại tính hiệu quả và thẩm định báo cáo chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức.

ii.Thực trạng doanh nghiệp che dấu công nợ và chi phí

Điển hình cho vi phạm này là vụ Công ty Công nghiệp cơ khí Sài Gòn (SIMC), theo kết luận của Thanh tra TP. Hồ Chí Minh thì công ty đã xảy ra nhiều sai phạm có tính nghiêm trọng. Cụ thể trong nhiều năm, dưới sự quản lý điều hành của ông Nguyễn Việt Hùng – nguyên giám đốc công ty đã đưa công ty đến tình trạng hoạt động không hiệu quả, làm mất vốn nhà nước một cách nghiêm trọng và đi đến phá sản. Số lỗ lũy kế, tính đến 30/06/2005 theo kết quả kiểm toán là hơn 37,3 tỷ đồng, tính đến 31/12/2005 theo xác định của kế toán trưởng công ty là 68,8 tỷ đồng [38]. Trong hàng loạt sai phạm, nổi lên các dấu hiệu của hành vi tham nhũng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng ở các nội dung:

+ Toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán được ghi chép không trung thực, vi phạm nghiêm trọng pháp luật kế toán.

+ Báo cáo tài chính không trung thực trong 10 năm, gây thiệt hại vốn nhà nước một cách nghiêm trọng.

+ Sử dụng tổng cộng 2,503 hóa đơn VAT khống từ năm 2000-2004, gồm 529 hóa đơn đầu vào trị giá 59,9 tỷ đồng và 1,974 hóa đơn đầu ra trị giá 74,9 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý có đến 1,875 hóa đơn đỏ bị hủy trị giá gần 55,9 tỷ đồng, theo cơ quan thanh tra, việc làm này tạo nhiều khuất tất, tiêu cực nhưng không thể xác định được mức độ sai phạm vì số tiền chênh lệch đã

Ngày 28/4, TAND TP.HCM xét xử vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty công nghiệp cơ khí Sài Gòn. Đại diện Viện KSND TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Việt Hùng (nguyên Giám đốc công ty) và Phạm Thị Lệ Hoàng (nguyên Kế toán trưởng) cùng mức án 10-12 năm tù; Nguyễn Thị Kim Hoa (nguyên Phó phòng kế toán), Lư Hoàng Minh (nguyên Trưởng phòng kinh tế phát triển sản xuất) và Nguyễn Thị Tuyết Hồng (nguyên Phó phòng kinh tế phát triển sản xuất) 8-10 năm tù, về cùng tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” [38].

iii. Thực trạng doanh nghiệp ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu

Điển hình dạng vi phạm này là Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng [1].

iv. Thực trạng doanh nghiệp không khai báo đầy đủ thông tin

Điển hình trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có

gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra [1].

 Có thể nói, chênh lệch số liệu lợi nhuận giữa báo cáo tài chính DN niêm yết trước và sau kiểm toán đã trở thành câu chuyện “thường ngày ở huyện”, dù là lý do khách quan hay chủ quan, đều là những điểm bất lợi trong việc thu hút dòng vốn vào thị trường chứng khoán. Trong mùa công bố báo cáo kiểm toán vừa qua, vấn đề này càng trở nên nhức nhối, khiến nhà đầu tư rất bức xúc và cơ quan quản lý không có nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này.

Theo quy định, những doanh nghiệp có sự chênh lệch lợi nhuận đều phải gửi báo cáo giải trình với Ủy ban Chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, kết quả giải trình nào là do sai sót trong quá trình hạch toán, không nắm rõ nội dung và kết cấu tài khoản kế toán, kế toán ghi trùng chi phí; nào là do BCTC hợp nhất được lập trên cơ sở BCTC của các công ty con, mà nay báo cáo sau kiểm toán của các công ty con đều có sự điều chỉnh lợi nhuận nên báo cáo hợp nhất cũng phải điều chỉnh các khoản dự phòng nợ phải thu nội bộ, khiến lợi nhuận sụt giảm; nào là do lỗi phần mềm kế toán… Dưới góc nhìn của ông Bùi Văn Mai, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thì các nguyên nhân trên đều “thiếu thuyết phục, hoặc cho thấy nguyên nhân hoàn toàn do phía chủ quan - kế toán DN” [44].

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong năm 2016 đã ban hành 126 quyết định xử lý phạt vi phạm hành chính đối với 75 tổ chức và 51 cá nhân, tổng số tiền phạt là hơn 11 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử lý 16 vi phạm, xử phạt hành chính 15 tổ chức và 1 cá nhân. Đa phần các vi phạm pháp luật này liên quan đến hoạt động thao túng giá chứng khoán, giao dịch giả tạo, vi phạm về chế độ báo cáo, công bố thông tin… đều là vi phạm có sự ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của NĐT, nhất là các NĐT nhỏ lẻ [22].

* Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất, do sự nóng lên một cách nhanh chóng của thị trường chứng khoán là một trong những nguyên nhân chính của việc nhiều Doanh nghiệp “phù phép” cho Báo cáo tài chính của mình. Việc đánh giá quá cao cổ phiếu của một số công ty khiến các nhà lãnh đạo công ty phải tạo ra một khoản lợi nhuận ảo tương ứng với kì vọng từ phía các NĐT về khả năng sinh lời của công ty nếu như không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ phía thị trường và kéo theo sự giảm sút về giá trị cổ phiếu, điều này không chỉ ảnh hưởng về phía NĐT mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà lãnh đạo, bởi bản thân họ cũng nắm giữ phần lớn cổ phiếu của công ty. Ngoài ra, người quản lý có thể nghĩ tới gian lận BCTC nhằm mục đích cạnh tranh với các công ty khác hoặc để đáp ứng các mục tiêu của công ty.

Thứ hai, do môi trường kiểm soát nội bộ hiện tại của công ty yếu kém, không có bộ phận kiểm soán nội bộ phù hợp hoặc không có bộ phận kiểm toán bên ngoài hoặc bộ phận Ban kiểm soát trong công ty dễ bị mua chuộc. Luật doanh nghiệp 2014 Điều 165 trao cho BKS thẩm quyền xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ lúc nào theo nghị quyết của ĐHĐCĐ, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong

thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng (Khoản 5). Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông kể trên, BKS thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trong thời hạn 15 ngày, BKS phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu (khoản 6). Tuy nhiên, BKS chỉ là kênh tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật của các thành viên HĐQT chứ không thể phản đối quyết định của HĐQT cho dù dự án đầu tư không mang lại hiệu quả hoặc khi HĐQT cố tình che giấu vi phạm mà BKS không thể phát hiện ra [15]. Hơn nữa, việc phát hiện vi phạm và yêu cầu đình chỉ vi phạm của BKS còn ở mức độ hạn chế và cũng không có quy định cụ thể về cơ chế bảo vệ nhà đầu tư, do vậy luôn có tình trạng HĐQT lạm quyền gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Thứ ba, do chưa có quy định cụ thể về cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ, về mặt pháp lý, mọi cổ đông phải được đối xử bình đẳng, được cung cấp thông tin về các quyền của cổ đông gắn với từng loại cổ phần và cổ đông có cùng loại cổ phần phải có quyền bình đẳng như nhau, tuy nhiên, tại Việt Nam, kết quả đánh giá về công bố thông tin và minh bạch năm 2016 về DN niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, chỉ có 5,8% DN niêm yết trên HNX hiểu rõ được điều này và áp dụng chuẩn mực quốc tế khi xây dựng và công bố báo cáo tài chính (BCTC) [35].

Liên quan đến quyền cổ đông, điểm các doanh nghiệp mắc lỗi nhiều nhất là không công bố người liên lạc đến cổ đông, nhà đầu tư. Có đến 182 doanh nghiệp/344 doanh nghiệp niêm yết tại HNX bị mắc lỗi này trong mùa đại hội năm 2016. Khảo sát cũng cho thấy, có trên 150 doanh nghiệp không có chính sách cho phép cổ đông phê duyệt các giao dịch đối với các bên liên quan, một quy định mà doanh nghiệp phải thực hiện theo Luật Doanh nghiệp mới [35].

điểm công bố thông tin và minh bạch năm 2016 tăng 0,5% so với năm 2015, nhưng xét trên phương diện bảo vệ quyền của cổ đông cho thấy, nhiều DN Việt Nam hiện nay vẫn chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như các nguyên tắc quản trị công ty về bảo vệ cổ đông, nhất là đối với cổ đông nhỏ và cổ đông là NĐT nước ngoài (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả chương trình đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch cho các DN niêm yết trên HNX 2015-2016

Thứ ba, do mối quan hệ “mật thiết” của nhà kiểm toán độc lập và DN, về nguyên tắc, tổ chức kiểm toán làm việc như một đơn vị độc lập. Tuy nhiên, có sự phát sinh xung đột về lợi ích do lợi nhuận thu được từ các DN mà tổ chức kiểm toán tham gia “tác nghiệp” và hậu quả là kiểm toán viên có thể linh động các tiêu chuẩn kế toán nhằm thay đổi tình trạng tài chính của DN khiến khách hàng DN hài lòng. Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng nhận được khoản doanh thu tương đối lớn từ khách hàng DN, do vậy, thay vì làm đúng trách nhiệm của mình thì họ quan tâm đến việc làm sao để giữ “mối” khách hàng hơn. Thực trạng này đang diễn ra rất phổ biến hiện nay đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp xử lý nghiêm minh hơn nữa.

* Nguyên nhân từ phía Nhà nước

Thứ nhất, xuất phát từ các biện pháp xử lý vi phạm không đủ sức răn đe Thực tế trong thời gian qua cho thấy tính trung thực và trách nhiệm của DN trong các báo cáo tài chính vốn đã được mổ xẻ nhưng điều đáng lo ngại là kết quả hầu như chưa được cải thiện là mấy, tình trạng DN đang lỗ thành lãi, đang lãi sang lỗ lại tái diễn mỗi mùa công bố báo cáo kiểm toán, soát xét đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng việc cơ quan quản lý thị trường yêu cầu giải trình rồi “để đó”, mà không có các chế tài mạnh tay đối với các DN lớn? Theo lãnh đạo một công ty kiểm toán cho rằng thực tế đến nay, gần như chưa có quy định cụ thể nào để xử phạt các doanh nghiệp liên tục có sự sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 67 - 76)