Thực tiễn xử lý vi phạm về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 80 - 84)

2.3. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm quản lý sổ kế toán và

2.3.2. Thực tiễn xử lý vi phạm về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp

Chúng ta có thể bắt đầu từ câu hỏi vì sao DN phải lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, theo các DN, việc lập hai hệ thống sổ sách kế toán sẽ được DN “chế biến” khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và mục đích lớn nhất là để trốn thuế. Doanh nghiệp lập hai bộ sổ sách: một là sổ phản ánh đúng số lỗ - lãi để nội bộ DN kiểm tra tự biết với nhau, hai là sổ để báo cáo cơ quan thuế,

sổ này luôn ở dạng lãi ít hoặc lỗ. Lý giải cho việc làm trên, đại diện của một số DN cho biết, có rất nhiều loại chi phí không thể đưa vào sổ sách kế toán như chi phí không chính thức khi thực hiện thủ tục hành chính như chi hoa hồng cho khách hàng; chi phí tiếp khách, đi công tác… Để hợp thức hóa chứng từ, họ sẽ lấy hóa đơn có chi phí cao hơn thực tế, thậm chí là mua thêm hóa đơn, bằng cách này, báo cáo tài chính của DN luôn cho thấy chi phí rất lớn, dẫn tới lãi ít hoặc lỗ để giảm tiền nộp thuế; để bù đắp được những chi phí đó, DN buộc phải lập hệ thống sổ sách khác và có xu hướng giảm cho lãi về 0 hoặc lãi không đáng kể. Theo ông Đặng Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam nhận định về tình trạng “hai sổ sách” đã tồn tại trong DN từ lâu, gây thất thu lớn cho ngân sách [42].

Về mặt pháp lý, ta dễ nhận thấy rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật về kế toán (quy định trong các hành vi bị nghiêm cấm trong luật kế toán) và thuế (hành vi kê khai sai số thuế phải nộp), nghiêm trọng hơn thì hành vi này có thể bị điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự.

Thực tế, hành vi lập hai hệ thống sổ kế toán thường xảy ra ở các doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Đây chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt và rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế. Trong nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tái cấu trúc, còn xảy ra trường hợp doanh nghiệp có cả “ba sổ”: một sổ dùng cho báo cáo thuế, một sổ dùng cho mục đích quản trị báo cáo trước cổ đông, một sổ dùng cho cơ quan kiểm toán.

Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế

1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng.

Theo bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, thực tế, thời gian qua, những hành vi gian lận trong hoạt động lập 2 hệ thống sổ sách kế toán đã bị cấm tại các Luật Quản lý thuế, Luật Đấu thầu, Luật Các tổ chức tín dụng, tuy nhiên, “việc xử lý vẫn còn rất hạn chế Luật Quản lý thuế có quy định xử phạt vi phạm đối với các hành vì gian lận nhằm trốn thuế, trường hợp lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để gian lận trốn thuế thì sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế” [43].

Thực tế, Luật Quản lý thuế không quy định cấm chung về việc lập 2 hệ thống sổ sách kế toán trở lên. Còn Luật Kế toán năm 2015 quy định mang tính pháp lý về việc nghiêm cấm DN lập 2 hệ thống sổ sách kế toán trở lên. Điều này đảm bảo sự công khai, minh bạch trong hệ thống sổ sách kế toán của DN. Những quy định cấm trên cũng đảm bảo việc thực hiện nghiêm chính sách pháp luật của DN, đặc biệt về hệ thống sổ sách kế toán. Theo ông Đặng Văn Thanh, cơ quan thuế chỉ có thể thu thuế trên cơ sở báo cáo thuế, hóa đơn của doanh nghiệp mà sổ sách, hóa đơn chứng từ đã được hợp thức hóa ngay trong quá trình kinh doanh, nên khó phát hiện [43].

Mặt khác, ngân hàng là cơ quan dân sự, thuế là cơ quan giám sát nhưng lại không quan hệ trực tiếp với nhau mà bản thân cơ quan thuế cũng hạn chế chia sẻ thông tin doanh nghiệp ra bên ngoài. Do đó, hai đơn vị này khó mà phát hiện doanh nghiệp khai gian. Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, lãi suất cao khiến chi phí tăng lên, thì doanh nghiệp phải tìm cách gian lận để đảm bảo lợi ích của mình và trốn được thuế qua việc giảm chi phí đầu vào, đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.

Kết luận chương 2

Trong các năm qua, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm kế toán đã được Nhà nước quan tâm sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, nhưng hàng năm, tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp, gian lận báo cáo tài chính, quản lý hệ thống sổ sách kế toán lỏng lẻo dẫn đến thất thu thuế, thâm hụt ngân sách nhà nước, làm mất niềm tin của nhà đầu tư… vẫn xảy ra và trở thành mối quan tâm không chỉ của Nhà nước mà còn đối với các doanh nghiệp và người lao động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên nhưng nổi cộm nhất vẫn là do những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam chưa hoàn thiện, các quy định còn nhiều bất cập và tính hiệu quả chưa cao. Thậm chí pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán còn chưa quan tâm đúng mức đến tính thực thi cũng như chưa đưa vào các văn bản pháp luật những quy định mang tính hiệu quả, vì vậy chưa đảm bảo sự công bằng trong các chế tài xử lý vi phạm. Do đó, vấn đề tất yếu được đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán đi từ các định hướng chung nhất, đảm bảo cho việc phát hiện và xử lý triệt để mọi hành vi vi phạm.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 80 - 84)