Thực tiễn xử lý vi phạm về hóa đơn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 51 - 58)

2.1. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm hóa đơn và thực tiễn

2.1.2. Thực tiễn xử lý vi phạm về hóa đơn của doanh nghiệp

Trong những năm qua, bên cạnh các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chấp hành nghiêm minh chế độ in, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước thì vẫn có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và hộ kinh doanh đã có hành vi vi phạm quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn như bán hàng hóa không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn không hợp pháp cho khách hàng; mua bán hóa đơn khống; lập hóa đơn chênh lệch giữa các liên… Đặc biệt là một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sự thông thoáng trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để thành lập công ty ma nhằm mua bán hóa đơn để kiếm

lời rồi bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát Ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, đặc biệt là ảnh hưởng đến kỷ cương tài chính của Nhà nước. Trong bài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu hai vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là thực tiễn xử lý vi phạm của hành vi thành lập công ty ma, mua bán hóa đơn khống và gian lận thuế; hành vi bán hàng hóa không xuất hóa đơn, không kê khai doanh thu.

* Thực tiễn xử lý hành vi thành lập công ty ma, mua bán hóa đơn khống và gian lận thuế

Những năm gần đây, nhờ có sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong việc đăng ký kinh doanh, cấp phép thành lập và làm các thủ tục pháp lý. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, 9 tháng đầu năm 2017, cả nước có 93.967 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 902,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% về số lượng doanh nghiệp và tăng 43,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký trong 9 tháng đầu năm có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 – 2017; so sánh giữa 9 tháng của năm 2017 và 9 tháng của năm 2013, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,6 lần, số vốn đăng ký tăng hơn 3 lần, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp tăng 2 lần [37].

Nhìn vào số lượng các DN mới thành lập có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng bởi lẽ các DN đã phát triển mạnh về số lượng, tuy nhiên, nếu xét về số vốn đăng ký có thể thấy hầu hết các DN mới thành lập là các DN nhỏ, sử dụng ít lao động và trong đó có không ít DN do lợi dụng sự thông thoáng, kẽ hở của pháp luật để thực hiện các hành vi mua bán hóa đơn, trốn thuế, tránh thuế, là cầu nối để các DN khác trốn thuế cũng như nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Trước đây, việc lập “công ty ma” nhằm mua bán hóa đơn còn mang tính chất tự phát thì gần đây đã xuất hiện đường dây tổ chức thành lập công ty chuyên mua bán hóa đơn. Trong số đó, có nhóm chuyên đứng ra tổ chức hoặc thuê người thành lập công ty ma, nhóm khác đảm nhận việc tìm kiếm địa bàn, đầu mối để tiêu thụ hóa đơn, cung cấp hóa đơn cho các công ty có nhu cầu hợp thức hóa đầu vào, hợp thức hóa hàng trôi nổi trên thị trường, hàng hóa nhập lậu, sau đó các bên chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm rồi ghi khống.

Theo PGS.TS. Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính cho rằng, trong kết quả truy thu hàng nghìn tỷ đồng tiền trốn thuế mỗi năm qua thanh tra, kiểm tra thuế những năm gần đây của ngành Thuế, có một tỷ lệ không nhỏ là từ việc phát hiện DN sử dụng hóa đơn mua của DN “ma”, hóa đơn mua khống để hạch toán tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và tăng chi phí được trừ tính thuế TNDN [27]. Nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thành lập công ty ma diễn ra ngày càng nhiều, ông cũng đưa ra một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng công ty ma đang lộng hành là “bởi năng lực thẩm định cấp phép thành lập DN, chuyển đổi loại hình, thành viên góp vốn… cũng như công tác kiểm tra sau cấp phép hiện nay còn nhiều hạn chế” [27].

Thực tế cho thấy cơ quan quản lý kinh doanh chỉ thực hiện cấp phép theo yêu cầu, việc DN có còn hoạt động hay không, có tồn tại hay không vẫn chưa được theo dõi một cách sát sao và quan tâm thỏa đáng, hơn nữa, quy định mức xử phạt về hóa đơn lại quá thấp so với tổn thất của ngân sách. Mức xử phạt cao nhất chỉ là 100 triệu đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả, hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả, với hành vi lập hóa đơn khống...

Trong thực tiễn pháp lý, các vi phạm hình sự về kế toán liên quan đến hóa đơn tuy có diễn ra với số lượng ít hơn so với vi phạm hành chính về kế toán nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thường cao hơn. Tác giả trích dẫn một vụ án điển hình về tội phạm hóa đơn mới đây nhất là chuyên án “VAT6”.

Đầu tháng 8/2016, Công an thành phố Hà Nội triệt phá thành công chuyên án “VAT6”, bóc dỡ một đường dây phạm tội “in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", so với các vụ án khác liên quan đến mua bán hóa đơn, vụ án này được đánh giá có nét riêng và thủ đoạn mới hết sức tinh vi.

Đối tượng cầm đầu đường dây này là Hoàng Lệ Hằng được mệnh danh là “nữ quái”, sinh năm 1971, đã đặt trụ sở làm việc tại quán cà phê phố Cẩm Hội, quận Hai Bà Trưng và tập hợp, chỉ đạo điều hành một nhóm hơn 10 người có quan hệ gia đình, người quen để hoạt động mua, bán hoá đơn Giá trị gia tăng. Bản thân Hằng trực tiếp thu gom các doanh nghiệp từ các đối tượng khác với giá từ 30-40 triệu đồng một doanh nghiệp, bao gồm cả con dấu và hoá đơn. Sau đó, Hằng cùng đồng bọn tổ chức giao dịch, thoả thuận với các doanh nghiệp về nội dung mua, bán hoá đơn, giá khoảng 300.000 đồng/hoá đơn với hoá đơn giá trị dưới 20 triệu đồng; 2% tổng giá trị tiền ghi trên hoá đơn đối với hoá đơn trên 20 triệu đồng; hoặc qua môi giới, sau đó chỉ đạo các đối tượng trong nhóm viết, xuất hoá đơn, giao nhận hoá đơn và giao dịch chuyển khoản.

Tại thời điểm bị bắt giữ, Công an đã thu giữ tang vật gồm 36 bộ dấu pháp nhân công ty “ma”; 28 bộ dấu Hộ kinh doanh cá thể; gần 200 quyển hoá đơn có nhiều tờ đã viết nội dung; cùng nhiều chứng từ, séc, sổ sách thống kê ghi chép các loại hoá đơn đã mua bán; hơn 757 triệu đồng tiền mặt...Thượng tá Phùng Anh Quang, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội cho rằng hoạt động của các đối tượng mang tính hệ thống, có tổ chức, chuyên nghiệp, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng [40]. "Nữ quái" và 2 đồng phạm trong vụ án hiện đã bị bắt tạm giam, Cơ quan an ninh điều tra cũng triệu tập lấy lời khai của 16 đối tượng liên quan đến vụ án.

mua bán hóa đơn được đấu tranh, triệt phá trong thời gian qua. Những thiệt hại cho ngân sách nhà nước do loại tội phạm này gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng. Ngoài chuyên án Hoàng Lệ Hằng và đồng bọn xuất khống hoá đơn với tổng giá trị gần 800 tỷ đồng của hơn 33 công ty “ma”, gây thất thu thuế trên 78 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước thì vụ Lê Văn La và Nguyễn Thị Dậu thành lập 8 công ty "ma" để mua bán hóa đơn trái phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng; còn đường dây mua bán hóa đơn do Nguyễn Trường cầm đầu cũng cho "biến mất" khỏi các ngân hàng hơn 5.450 tỷ đồng tại các ngân hàng, hưởng lợi bất chính trên 38 tỷ đồng, song Tòa án Hà Nội chỉ có thể tuyên phạt Nguyễn Trường 30 tháng tù giam, các đồng phạm khác chịu án từ 12-15 tháng tù treo. Trong khi đó tội buôn lậu, nếu thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên thì Bộ Luật hình sự quy định phạt tù đến 20 năm, rõ ràng đây là một lỗ hổng lớn trong chế tài xử lý vi phạm.

* Thực tiễn xử lý hành vi bán hàng hóa không xuất hóa đơn, không kê khai doanh thu

Trên thực tế, không phải lúc nào người bán cũng cung cấp hóa đơn cho người tiêu dùng, đồng thời một số người tiêu dùng thường không có thói quen yêu cầu cung cấp hoặc thậm chí không lưu trữ hóa đơn khi được cung cấp, điều này đã gây ra rất nhiều bất lợi cho người tiêu dùng trong trường hợp cần khiếu nại, giải quyết tranh chấp và hơn thế là tiếp tay cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế nhưng điều ngạc nhiên là rất ít trường hợp bị xử lý. Hậu quả là, không chỉ ngân sách nhà nước bị thất thu hàng chục tỷ đồng thuế VAT mỗi ngày, mà chính hành vi gian lận này đã tạo điều kiện cho hàng lậu hoành hành.

Ví dụ điển hình về các doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn là Siêu thị điện máy Nguyễn Kim – một trong những doanh nghiệp kinh doanh điện máy lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh, nằm ngay trung tâm quận 1, bán

hàng và giao chứng từ thanh toán cho khách hàng là “Phiếu nhận tạm ứng/xuất kho nội bộ”. Tuy trên phiếu ghi rõ “giá đã bao gồm thuế VAT”, nhưng trung tâm không hề xuất hóa đơn cho khách hàng theo quy định. Lượng khách hàng ở đây rất đông, nhiều mặt hàng trị giá lớn nên ước tính doanh số một ngày của siêu thị cũng xấp xỉ 1 tỷ đồng và câu hỏi được đặt ra là việc trốn thuế ngang nhiên ở các công ty lớn như vậy nhưng các cơ quan thuế tại sao vẫn chưa vào cuộc?

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng: “Nếu như người tiêu dùng không lấy hóa đơn, nhà hàng hoàn toàn có thể không xuất hóa đơn. Phần tiền thuế 10%, do đó sẽ không được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định” [31]. Cũng theo cơ quan này, trước thực trạng cả người bán và người mua đều bỏ qua hóa đơn, một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải chấm dứt tình trạng này ngay.

Trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, theo quy định hiện hành, bán hàng trên 200.000 đồng phải xuất hóa đơn. Dưới 200.000 đồng nếu người mua yêu cầu người bán vẫn phải xuất hóa đơn. Nếu người bán không xuất hoặc thu thêm 10% là người bán hàng quy định, theo ông, cần tuyên truyền mạnh để người tiêu dùng có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng [31].

 Xuất phát từ thực tiễn xử lý vi phạm về hóa đơn dẫn đến hành vi trốn thuế, tác giả trích dẫn một vài số liệu từ Tạp chí Kinh tế thống kê thì tổng số tiền nợ thuế đến ngày 30 tháng 9 năm 2017 là 73,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ thuế có khả năng thu hồi, tức là nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày theo quy định là 27.648 tỷ đồng, chiếm 37,4% tổng số nợ thuế. Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế và tiền chậm nộp tính 0,03%/ngày là 18.061 tỷ chiếm 24,4% [39].

năng thu hồi là giảm nhanh, số thu hồi nợ đọng thuế tăng nhanh, năm 2015 chúng ta thu được 37,6 ngàn tỷ, 2016 thu được 42,5 ngàn tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2017 đã thu được 35,9 ngàn tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2016 [39].

Theo phân tích của PGS.TS. Lê Xuân Trường - Học viện Tài chính nhận xét, các DN gian lận trước đó đều đã có những biểu hiện bất thường nhưng thông tin không được cập nhật, phân tích và xử lý kịp thời. Bởi vậy, việc giám sát của cơ quan thuế phải đảm bảo để có một hệ thống thông tin tốt nhất về người nộp thuế [36].

Thêm vào đó, khung hình phạt cho hành vi mua bán trái phép hóa đơn được đánh giá là quá nhẹ so với những thiệt hại về ngân sách nhà nước cũng như tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội mà loại tội phạm này gây ra. Cụ thể, Bộ luật hình sự 2009 (Điều 164a) và Bộ luật hình sự 2015 (Điều 203) quy định mức án cho “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” chỉ quy định từ cải tạo không giam giữ đến bị phạt tù từ một năm đến năm năm là khó có thể răn đe được các đối tượng vi phạm.

Mặt khác, xuất phát từ thực tế cho thấy, cơ quan Thuế gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, đối chiếu hóa đơn để phát hiện gian lận bởi doanh nghiệp đã muốn trốn thuế thì sẽ tiến hành mọi thủ đoạn tinh vi gây nhũng nhiễu thông tin, việc bỏ lọt tội phạm là khó tránh khỏi. Trước mắt, cơ quan Thuế mới chỉ đưa ra những biện pháp như thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn; tiến hành kiểm soát hóa đơn không có giá trị sử dụng thông qua công cụ hỗ trợ tra cứu hóa đơn các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh; cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về thuế, về hóa đơn trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế… Tham khảo luật pháp tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, việc chống gian lận trong hoàn thuế GTGT bằng cơ chế kiểm tra chéo đối với các giao dịch hàng hóa có quy mô lớn và phân loại đối tượng nộp thuế. Theo đó hóa đơn bán hàng của những người nộp thuế

sẽ được soát xét và đối chiếu thông qua hệ thống máy tính, nhằm phát hiện các sai sót, mâu thuẫn giữa doanh số mua vào và bán ra, đây cũng là một biện pháp khả thi mà pháp luật kế toán Việt Nam nên học hỏi.

2.2. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm báo cáo tài chính và thực tiễn xử lý vi phạm về báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam (Trang 51 - 58)