Hiện nay, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong việc tuân thủ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, cần có quy định về xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài những biện pháp xử lý hành chính, thì cần có các biện pháp xử lý hậu quả cụ thể do hành vi vi phạm quy hoạch từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngƣời ký quyết định vi phạm quy hoạch, ngƣời sử dụng đất không đúng quy hoạch.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình
Các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội của một tỉnh ảnh hƣởng rất lớn việc lập quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mục tiêu đã đề ra.
Quảng Bình có những tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tích cực đến việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất, cụ thể đó là:
+ Thứ nhất, Quảng Bình là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa hai miền Nam Bắc. Chạy qua tỉnh có 4 trục dọc là đƣờng sắt, Quốc lộ 1A, 2 nhánh đƣờng Tây Hồ Chí Minh và Đông Hồ Chí Minh cùng 1 trục ngang Đông Tây, có hệ thống cảng biển… Đây là lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh về thị trƣờng tiêu thụ nông sản, lâm sản, thủy sản, phát triển kinh tế hàng hóa, giao lƣu kinh tế với các địa phƣơng trong nƣớc và thế giới.
+ Thứ hai, Quỹ đất chƣa sử dụng của tỉnh Quảng Bình còn khá lớn (“23.929,79 ha” [64]), nhất là vùng gò đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, trồng rừng.
+ Thứ ba, Quảng Bình là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có nguồn lực con ngƣời thông minh, cần cù, giàu lòng yêu nƣớc, quyết tâm vƣợt mọi khó khăn, tinh thần cầu tiến…, Mặt khác, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến.
+ Thứ tƣ, Quảng Bình cũng đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành trong xác định hƣớng phát triển ở thế hài hòa và hợp lý... Những chủ trƣơng đó sẽ tạo điều kiện cho tỉnh khai thác có hiệu quả tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tận dụng các lợi thế từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội, giảm nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Vì vậy trong công tác xây dựng quy hoạch Quảng Bình cần phát huy thế mạnh để cân đối các nhu cầu sử dụng đất.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, để làm tốt công tác quy hoạch đất thì Quảng Bình không tránh khỏi những khó khăn nhƣ:
+ Thứ nhất, tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng chịu nhiều hiện tƣợng bất lợi của thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nơi hội tụ của các yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu nhƣ: bão lụt, gió Tây khô nóng, cát bay, cát chảy đã ảnh hƣởng rất lớn đến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Nhiệm vụ của quy
hoạch là phải tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn về tài nguyên, khí hậu, thời tiết, phù hợp với từng loại đất nhằm lựa chọn đƣợc phƣơng án sử dụng đất tối ƣu.
+ Thứ hai, Tỷ lệ sản suất nông nghiệp trên đất tự nhiên thấp, đất đai kém màu mỡ. Địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất trồng đồi núi trọc nhiều. Địa hình có độ dốc lớn nên đất canh tác thƣờng bị bào mòn, rửa trôi. Do vậy, địa hình này tạo ra những khó khăn trong việc xây dựng đƣợc một quy hoạch tốt đế phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
+ Thứ ba, Môi trƣờng bị ô nhiễm: Có thể nói gần đây, Quảng Bình có môi trƣờng tự nhiên bị suy giảm, môi trƣờng nƣớc ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra khi xây dựng các phƣơng án quy hoạch đất là phải cân đối giữ nhu cầu phát triển và vấn đề bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Bình.
+ Thứ tƣ, Tăng trƣởng kinh tế chƣa thực sự ổn định do sự tác động của nhiều yếu tố cả về khách quan và chủ quan, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, ngƣời dân còn mang nặng tƣ tƣởng phong kiến với nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, ngại thay đổi, dẫn đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn gặp khó khăn. Hiện tƣợng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn diễn ra.
Đứng trƣớc những thuận lợi, khó khăn đó, công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, chống biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng của toàn cầu, cung cấp các giải pháp sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và vẫn giữ gìn phát huy đƣợc nét độc đáo về văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất.