3.2. Giải pháp đảm bảo thực thi phápluật quyhoạch sử dụng đấtnông nghiệp tạ
3.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện
Sau khi quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 đƣợc Chính phủ phê duyệt cần công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai và kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật đất đai ở cơ sở nhằm nâng cao ý thức sử dụng đất cho đúng mục đích, đúng quy hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt, ngăn chặn các hiện tƣợng vi phạm pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cần:
Thứ nhất, tăng cƣờng kiểm tra công tác đầu tƣ xây dựng và quản lý, sử dụng đất, xử lý triệt để các trƣờng hợp ngƣời quản lý có quyết định giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã đƣợc xét duyệt và trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích.
Thứ hai, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa nƣớc đã đƣợc Quốc gia phân bổ, kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa nƣớc sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang các mục đích khác không theo quy hoạch.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp một cách sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân khi tham gia lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; tạo điều kiện để ngƣời dân dễ dàng thực hiện quyền đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trƣờng hợp phải xin phép cơ quan nhà nƣớc, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất.
3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Trƣớc hết để nâng cao chất lƣợng quy hoạch sử dụng đất, trong đó quan trọng là đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình, địa phƣơng phải thực hiện trƣớc và làm tốt, nâng cao chất lƣợng lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị cho giai đoạn 15 - 20 năm, hạn chế tình trạng phát sinh vi phạm đất đai nằm ngoài quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đƣợc phê duyệt; Cần xây dựng khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giữa quy hoạch của cấp trên với cấp dƣới để có căn cứ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tỉnh Quảng Bình còn phải khoanh đi ̣nh và xác đi ̣nh chƣ́c năng của nhƣ̃ng khu vƣ̣c có sƣ̉ du ̣ng đất nông nghiệp với quy mô lớn, dễ gây xáo trô ̣n; xác định nhƣ̃ng khu vƣ̣c dƣ̣ kiến phát triển, khu vƣ̣c ha ̣n chế phát triển, khu vƣ̣c cần bảo vê ̣. Trên cơ sở đó thiết lâ ̣p ranh giới cho mô ̣t số loa ̣i sƣ̉ du ̣ng đất nông nghiệp
chính nhƣ khu vực chuyên trồng lúa nƣớc để bảo đảm an ninh lƣơng thực theo Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP ngày 29/7/2009 của Chính phủ, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực bảo vệ phát triển rừng, khu vực trồng cây ăn quả;...; các khu vƣ̣c cần bảo vê ̣, tôn ta ̣o; khu vƣ̣c chuyển đổi nông nghiê ̣p...
3.2.5. Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch và đảm bảo mọi quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nếu muốn đi đúng hƣớng và đảm bảo tiến trình thực hiện thì cần có cơ chế để các cơ quan quản lý phát huy vai trò quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhƣ:
Một là, bố trí đủ kinh phí cắm mốc, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho cộng đồng dân cƣ biết để giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Hai là, thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã đƣợc phê duyệt;
Ba là, hàng năm các cấp, các ngành có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để có giải pháp điều chỉnh phù hợp;
Bốn là, thực hiện nghiêm túc nội dung quản lý nhà nƣớc về đất nông nghiệp theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch.
Năm là, phải thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý đất nông nghiệp cho cán bộ cấp huyện.
Sáu là, tăng cƣờng công tác rà soát, kiểm tra và giám sát của H ội đồng nhân dân, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã
hội, các cơ quan thông tấn báo chí và ngƣời dân từ khâu lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của các cấp.
Bảy là,tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm phát luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệptrong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Tám là, đề cao tính công khai, minh bạch, tham vấn ý kiến ngƣời dân và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nƣớc trong công tác lập, phê duyệt và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
3.2.6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình
Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Bình đƣợc phê duyệt và các văn bản cụ thể hóa thực thi quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại địa phƣơng đều chƣa xác định định hƣớng quy hoạch trong thời gian kỳ quy hoạch (10 năm), điều này đƣợc coi nhƣ việc lập quy hoạch không có mục tiêu rõ ràng, dễ dẫn đến “lạc đƣờng” trong quy hoạch. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình:
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình có đặc trƣng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu nhƣ toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lƣỡi liềm hoặc dẻ quạt.Tài nguyên đất đƣợc chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính nhƣ sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó
nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.[74]
Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy Quảng Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi và định hƣớng tƣơng lai để phát triển đất lâm nghiệp và đất trồng cây lâu năm. Việc duy trì đảm bảo đất trồng lúa là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực cho địa phƣơng nhƣng không phải thế mạnh của tỉnh, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối là những khu vực có diện tích nhỏ không đáng kể của tỉnh. Ngoài ra, “diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh còn nhiều (23.979,79 ha đất, số liệu năm 2015)[58] cần phải đƣa vào chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sớm, khai thác tối đa tiềm năng về diện tích đất của địa phƣơng, tránh để lãng phí đất bỏ hoang.
Quảng Bình là một tỉnh đang phát triển về dịch vụ và công nghiệp, tuy nhiên không vì thế mà tỉnh Quảng Bình không chú trọng phát triển nông nghiệp, tăng cƣờng quản lý nguồn tài nguyên đất trong ngành nông nghiệp. Trong toàn tỉnh, cần tập trung định hƣớng nghiên cứu các vấn đề sau: Về hệ thống các văn bản pháp luật địa phƣơng phải đƣợc ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định; Về quản lý quy hoạch, tỉnh phải xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin đất đai, thông tin quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại. Thống nhất phƣơng pháp phân loại, quản lý quy hoạch đất nông nghiệp và công khai thông tin quy hoạch; Cần phải xác định việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp vùng là cần thiết, thống nhất chặt chẽ; Tăng cƣờng công tác tham vấn về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo thực sự cộng đồng xã hội tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chƣơng 3“Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình” đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Thứ nhất, luận văn đã đƣa ra định hƣớng trong việc hoàn thiện pháp luật đất nông nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay trên quan điểm chỉ đạo chung của Đảng và chính sách đất đai của Nhà nƣớc nhƣ: quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo quỹ đất nông nghiệp; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất; Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, dân chủ, công khai trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đấtnông nghiệp.
Thứ hai, từ các định hƣớng, tác giả đã đƣa ra giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong nội dung pháp luật quy hoạch sử dụng đất nói chung, cụ thể: Một là giải pháp thống nhất, đồng bộ trong pháp luật về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, cần ban hành một Luật quy hoạch để điều chỉnh về các loại quy hoạch khác nhau, trong đó có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Hai là bổ sung nguyên tắc bảo đảm an ninh lƣơng thực và phát triển bền vững; Ba là hoàn thiện quy định về phân cấp quy hoạch sử dụng đất nói chung; Bốn là hoàn thiện quy định về nội dung, phƣơng pháp quy hoạch;
Thứ ba, Từ những nghiên cứu ở Chƣơng 2 và Chƣơng 3, tác giả đã có những quan điểm, kiến nghị chủ yếu nhằm đảm bảo thực thi pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại quê hƣơng mình - tỉnh Quảng Bình, đó là những giải pháp về chính sách thể chế, giải pháp bảo vệ, cải tạo và bảo vệ môi trƣờng; giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch; giải pháp nâng cao chất lƣợng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch; định hƣớng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình. Đây là những giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay của tỉnh Quảng Bình.
KẾT LUẬN
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là công cụ để Nhà nƣớc quản lý đất nông nghiệp nói riêng và quản lý đất đai nói chung, là phƣơng thức để Nhà nƣớc tiếp tục khẳng định và thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai, giúp Nhà nƣớc lựa chọn đƣợc phƣơng án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất.
Dù có vai trò quan trọng nhƣng pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam lại bộc lộ một số vấn đề về pháp luật quy định và thực thi pháp luật quy hoạch. Giải pháp để phát huy vai trò của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là hoàn thiện hệ thống pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, tạo hành lang pháp lý an toàn, minh bạch cho mọi chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và thực hiện quy hoạch.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng lý luận về quy hoạch đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, đánh giá thực trạng điều chỉnh của pháp luật và tình hình thực hiện tại tỉnh Quảng Bình từ đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, từ những nghiên cứu đó chúng tôi đƣa ra một số kết luận chung sau đây:
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả tin rằng luận văn sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện pháp luật, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình, thúc đẩy quan hệ kinh tế - xã hội Quảng Bình nói riêng, cả nƣớc nói chung phát triển trên nguyên tắc phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất và các chủ thể tham gia quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ-TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Báo cáo số 268/BC ngày 09 tháng 02 năm 2006 về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp theo Luật Đấtđai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06/09/2012 về Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2005), Báo cáo số 111/BC-BTNMT ngày 30/12/2005 về tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.
5. Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng (2009), Biên tập tổng hợp các văn bản về quản lý sử dụng đất, Nxb Đại Chất, Bắc Kinh, Bản dịch của Tôn Gia Huyên.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013), Tờ trình về dự án Luật sủa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấtđai.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06/09/2012 về Tổng kết tình hình thi hành Luật đất đai 2003 và định hƣớng sửa đổi Luật đất đai, tr14.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Dự thảo báo cáo tình hình thi hành Luật Đất đai 2003, 8/2008.
9. Chính phủ (2006), Báo cáo về tình hình quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước.
10. Chính phủ (2006), Tờ trình Quốc Hội về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006- 2010 của cả nước, ngày09/5/2006.
11. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị quyết số 63/NQ-CP năm 2009 về đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia do Chính phủ ban hành
12. Chính phủ Việt Nam (2013), Nghị quyết số 34/NQ-CP năm 2013 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Bình do Chính phủ ban hành.
13. Chính phủ Việt Nam (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai.
14. Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2014 về triển khai thi hành Luật Đất đai.
15. Đặng Hồng Đế (2011), Giới thiệu về quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc, Viện Điều tra quy hoạch đất đai Trung Quốc, tháng 6/2011, Biên dịch: Tôn Gia Huyên, tr6-8.
16. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dƣng đô thị với sự tham gia của cộng đồng, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
17. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2016), Nghị quyết số 13/2016/NQ- HĐND về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Quảng Bình.
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 30/2011/NQ-HĐND ngày 1/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015 của tỉnh Quảng Bình
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Quảng Bình Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Quảng Bình.
sử dụng đất, Kỷ yếu, ngày 24/8/2007, HàNội.
21. Lê Thị Phúc (2008), Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.