- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự
2.1. CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ
Trong mấy năm trở lại đây Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ucraina, Mông Cổ, Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên... Cho đến nay chúng ta đã ký kết được 15 hiệp định tương trợ tư pháp và đang xúc tiến việc đàm phán ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều quốc gia khác. Điều đó chứng tỏ rằng hiện nay quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng được củng cố và có xu hướng phát triển lên rất nhanh, điều mà Đảng và Nhà nước ta đã dự liệu trước và nằm trong chiến lược phát triển của đất nước. Việt Nam thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, trong quá trình này thì sự giao lưu dân sự quốc tế ngày càng đa dạng và phong phú, chính vì lẽ đó nhằm đảm bảo cho các quan hệ này phát triển ổn định, bình thường và hơn thế nữa mục đích của các hiệp định tương trợ tư pháp là hai bên dành cho nhau qui chế tối huệ quốc, đối xử quốc gia... và hỗ trợ tư pháp giữa các bên trong các lĩnh vực như: năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của công dân và pháp nhân, vấn đề kết hôn và ly hôn giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngồi, vấn đề tài sản và nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, về sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản... thì các quan hệ tố tụng cũng là yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại, để qui định đầy đủ và thống nhất điều chỉnh vấn đề này, để thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân Việt Nam, cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Để đáp ứng thực tiễn pháp lý đó từ năm 1980 đến nay
chúng ta đã nỗ lực đàm phán ký kết 15 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nhà nước nước ngồi khác. Đó là các hiệp định tương trợ tư pháp về hơn nhân gia đình, dân sự, hình sự. Hiệp định qui định những vấn đề về công nhận và tuân thủ lẫn nhau các quyền tài sản và nhân thân của cá nhân, pháp nhân, việc hợp tác giữa các cơ quan tư pháp của Việt Nam với các nước ký kết giải quyết hay điều chỉnh thống nhất các xung đột về pháp luật áp dụng, về thẩm quyền giải quyết các quan hệ về dân sự, gia đình, hình sự.
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự cũng là một nội dung quan trọng. Các hiệp định tương trợ tư pháp đều dành một phần qui định về đối tượng, phạm vi, điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của cơ quan tài phán giữa hai nước. Hiệp định tương trợ tư pháp qui định cụ thể vấn đề công nhận và thi hành quyết định, bản án của Tòa án Việt Nam trên cơ sở có sự thống nhất về điều kiện và thủ tục.
Các hiệp định tương trợ tư pháp là cơ sở pháp lý về các lĩnh vực dân sự, hơn nhân gia đình, lao động... để các cơ quan có thẩm quyền của các nước hữu quan cùng nhau công nhận và bảo đảm tuân thủ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân và pháp nhân nước ký kết này trên lãnh thổ của nước ký kết kia, cho phép ta điều chỉnh ổn định các quan hệ trên trong một thời gian dài, bảo vệ đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân, pháp nhân nước mình tại lãnh thổ của nước ký kết hữu quan. Với việc ký kết của các hiệp định tương trợ pháp, chúng ta đã và đang có đầy đủ những điều kiện thuận lợi hơn để hợp tác chặt chẽ và ổn định với các nước ký kết trong công tác tương trợ tư pháp.
Theo qui định của hiệp định tương trợ tư pháp, quyết định của cơ quan tư pháp không chỉ là quyết định của Tịa án mà có thể là quyết định của cơ quan khác nếu như đó là những quyết định về những vụ kiện về hơn nhân gia đình khơng mang tính chất tài sản (Điều 51 khoản 2 Hiệp định tương trợ tư
Hầu hết trong các điều kiện công nhận và thi hành quyết định của cơ quan tư pháp đều phân định rõ phạm vi các loại bản án, quyết định được công nhận và thi hành. Bản án, quyết định dân sự này được chia làm hai loại: bản án, quyết định dân sự về các vụ kiện khơng mang tính chất tài sản và những bản án quyết định giải quyết vụ việc mang tính chất tài sản. Sự phân chia như vậy là để áp dụng thủ tục công nhận cho phù hợp theo khoản 2 Điều 51 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga, khoản 2 Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Ucraina qui định: quyết định về hôn nhân, gia đình khơng mang tính chất tài sản được công nhận trên lãnh thổ của bên ký kết kia có thể được cơng nhận mà khơng cần phải có một thủ tục tố tụng đặc biệt nào về công nhận, hoặc theo qui định tại Điều 59 Hiệp định tương trợ tư pháp Đức - Việt Nam qui định: "Quyết định của Tòa án nước ký kết này về những vụ tranh chấp không liên quan tới tài sản sẽ được công nhận và thi hành trên lãnh thổ bên kia mà không cần một thủ tục nào khác". Đây có thể là vì các quyết định đó khơng liên quan đến vấn đề tài sản cho nên tính phức tạp so với các quyết định khác có liên quan tới tài sản có phần giảm nhẹ, tuy nhiên nó cũng có những yêu cầu nhất định đối với cơ quan ban hành quyết định, hay tính hợp pháp của quyết định như: Vụ kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết kia, các bên đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc là họ khơng bị tước khả năng bảo vệ quyền lợi, chưa có bản án, quyết định nào về giải quyết vụ việc đó của bên ký kết kia, cũng như chưa có bản án, quyết định nào của Tòa án nước thứ ba về cùng vụ kiện (Điều 53 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Trung Quốc, Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Lào).
Về các quyết định dân sự có mang tính chất tài sản cần được công nhận và thi hành tại nước ký kết là các bản án, quyết định của Tòa án về các vụ kiện dân sự; bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra trong bản án, quyết định của bản án hình sự, bản án, quyết định về lao động, hơn nhân, thừa kế và các bản án khác... (Điều 52 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Liên bang
Nga, Điều 20 Pháp - Việt Nam, Điều 40 Lào - Việt Nam), từ việc công nhận bản án, quyết định mang tính tài sản cho nên điều kiện, thủ tục mà các bên thỏa thuận tùy theo lý luận và thực tiễn của mỗi quốc gia mà địi hỏi phải có những điều kiện, thủ tục phù hợp với pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, hiệp định tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế song phương, hai quốc gia đi đến thỏa thuận chung về tính hợp pháp của bản án, quyết định dân sự, luật áp dụng, hiệu lực pháp lý và hiệu lực thi hành cả trong trường hợp bản án, quyết định về cấp dưỡng thì có thể được công nhận và thi hành ngay trên lãnh thổ của bên ký kết được yêu cầu. Quyền lợi của các bên đương sự được đảm bảo và bản án, quyết định khi thực hiện các bên ký kết được yêu cầu không được trái với trật tự công cộng. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngồi muốn được cơng nhận và thi hành chỉ cần chuyển trực tiếp với Tòa án của bên ký kết kia để hoàn tất thủ tục công nhận và thi hành (Điều 54 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga, Điều 47 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Lào, Điều 46 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Mông Cổ).
Nét chung của 15 hiệp định tương trợ tư pháp là đề cập rộng, nhiều vấn đề hợp tác, tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động...; hợp tác pháp luật giữa các cơ quan tư pháp của nước ta và các nước hữu quan bảo hộ pháp lý các quyền tố tụng của công dân, pháp nhân của các nước ký kết; thực hiện ủy thác tư pháp; công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự, hơn nhân gia đình, lao động, hợp thức hóa, cơng nhận và cung cấp các văn kiện giữa các cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết; xác định thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Do đặc điểm trong pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình của mỗi nước ký kết có những nét riêng về tính dân tộc, tập quán nên nhà nước ta và các nước không đi theo cách pháp điển hóa và các qui phạm thực chất, mà thỏa thuận, đưa ra các qui phạm xung đột riêng lẻ về từng lĩnh vực để phục vụ cho sự hợp tác và tương trợ.
Một vấn đề chung mà cả 15 hiệp định đều khẳng định có tính ngun tắc là nội dung hợp tác trong việc bảo hộ pháp lý. Các hiệp định qui định rõ: công dân, pháp nhân của nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ và theo pháp luật nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết dành cho cơng dân của mình. Họ được tự do liên hệ với Tòa án và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình... có thể được miễn cược án phí, miễn án phí... Đây là những qui định đặc biệt, thể hiện tính nhân đạo cao trong việc áp dụng chế độ như cơng dân của mình đối với việc bảo hộ quyền nhân thân và tài sản của công dân nước khác trên lãnh thổ nước mình.
Đặc biệt đối với vấn đề cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi thì tất cả các hiệp định đều có những qui định rõ ràng. Theo các hiệp định, phạm vi các quyền lợi quy định có thể được cơng nhận và thi hành trên lãnh thổ nước ký kết kia rất đa dạng. Đó là các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, các quyết định của trọng tài về lao động, các quyết định của cơ quan giám hộ, trợ tá... các hiệp định cũng đề cập rõ việc công nhận và thi hành chỉ đối với các bản án, quyết định giải quyết về các quan hệ pháp luật phát sinh sau các hiệp định có hiệu lực (khơng áp dụng việc công nhận và thi hành hồi tố), trừ các quyết định về bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự.
Các hiệp định qui định các điều kiện để một quyết định của nước này có thể được cơng nhận và thi hành trên lãnh thổ nước khác (Ví dụ: Điều 58 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Đức, Điều 47 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Tiệp Khắc; Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Ba Lan...). Các điều kiện đó thường bao gồm:
- Các bản án, quyết định dân sự đó phải có hiệu lực pháp luật ở nước đã tuyên, cơ quan ra quyết định khi ra thông báo cho cơ quan tư pháp nước ký kết kia để thi hành phải khẳng định rõ quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật.
Việc xác định hiệu lực của quyết định (khi nào có hiệu lực và với những điều kiện gì...) là do pháp luật của nước có cơ quan ra quyết định đó qui định.
- Khi giải quyết các vụ việc, cơ quan có thẩm quyền của nước ra quyết định phải tuân thủ các quyền tố tụng của các bên đương sự (ví dụ: người có nghĩa vụ thi hành quyết định phải được triệu tập và có mặt khi giải quyết vụ việc...).
- Tòa án của nước ký kết nơi ra quyết định là Tịa án có thẩm quyền. - Trước đây, nếu về cùng một vụ tranh chấp và giữa những bên đương sự chưa có một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp có thẩm quyền nào.
Trong trường hợp quyết định không đủ các điều kiện trên thì có thể bị từ chối cơng nhận và thi hành trên lãnh thổ của nước ký kết kia. Các trường hợp từ chối được các Hiệp định qui định một cách cụ thể (ví dụ: Điều 46 Hiệp định giữa Việt Nam - Liên bang Nga, Điều 52 Hiệp định giữa Việt Nam - Cu Ba, Điều 55 Hiệp định giữa Việt Nam - Hungary, Điều 54 Hiệp định giữa Việt Nam - Bungary, Điều 46 Hiệp định giữa Việt Nam - Ba Lan...).
Ngoài ra, các hiệp định cịn đề cập cụ thể trình tự cơng nhận và thi hành quyết định: Trước hết phải có đơn xin cơng nhận và thi hành quyết định và các loại giấy tờ gửi theo đơn (tại Điều 62 Hiệp định giữa Việt Nam - Đức, Điều 43-44 Hiệp định giữa Việt Nam - Liên bang Nga, Điều 51 Hiệp định giữa Việt Nam - Tiệp Khắc, Điều 48-49 Hiệp định giữa Việt Nam - Cu Ba, Điều 52 Hiệp định giữa Việt Nam - Hungary, Điều 49 Hiệp định giữa Việt Nam - Bungary, Điều 49 Hiệp định giữa Việt Nam - Ba Lan...); qui định đơn phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tư pháp Việt Nam hoặc tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Kèm theo đơn là bản sao quyết định có thị thực của cơ quan tư pháp của nước đã tuyên chứng nhận quyết định đó có hiệu lực và văn bản xác nhận bị đơn đã
được triệu tập hợp lệ và có mặt khi tịa án xét xử vụ án. Các đơn và giấy tờ đó phải được dịch ra tiếng Việt hoặc thứ tiếng theo thỏa thuận trong hiệp định.
Các Hiệp định qui định về thủ tục nộp đơn yêu cầu công nhận và thi hành quyết định; thủ tục cho thi hành quyết định được tiến hành theo pháp luật tố tụng của nước ký kết được yêu cầu.
Điều cơ bản nhất khi xét đơn yêu cầu xin thi hành quyết định là cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước nơi quyết định được yêu cầu thi hành (Tịa án) khơng xem xét lại nội dung vụ việc mà chỉ xem xét quyết định có đủ điều kiện để cơng nhận và thi hành khơng. Khi quyết định đó đã được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận và thi hành thì nó có giá trị pháp lý cho các quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước nơi quyết định cần thi hành. Việc thi hành các quyết định này sẽ tiến hành theo pháp luật của nước nơi quyết định được thi hành.
Qua nghiên cứu nội dung của các hiệp định tương trợ tư pháp nói chung, các điều khoản về công nhận và thi hành quyết định của Tịa án nước ngồi nói riêng nhận thấy: Các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết đều xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở phù hợp với pháp luật mỗi nước và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các hiệp định đều do phía nước ngồi chuẩn bị, do đó về bố cục, nội dung, phạm vi các vấn đề được đề cập không thống nhất.
+ Về bố cục: Phần công nhận và thi hành quyết định của Tịa án nước ngồi sự phân chia chương, mục, điều khoản ở từng hiệp định rất khác nhau.