Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 112 - 115)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự năm

Bộ luật tố tụng dân sự của quốc gia là một đạo luật chủ yếu qui định tất cả các vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự theo nghĩa rộng, trong đó có vấn đề cơng nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài. Nên khi Bộ luật tố tụng dân sự đạt đến một trình độ cao là cơ sở vững chắc cho công tác công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi đạt hiệu quả tốt nhất, đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương sự.

Trước tiên, sửa đổi, bổ sung những qui định bất cập trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi cần qn triệt quan điểm cải cách tư pháp và cải cách hành chính.

Sửa đổi pháp luật theo hướng bổ sung, làm rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt động công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi phải chặt chẽ, tránh việc vi phạm quyền lợi của các đương sự. Việc sửa đổi, bổ sung không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam mà còn tạo điều kiện dễ dàng cho công dân thi tham gia vào quan hệ pháp luật, tránh hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà của đội ngũ cán bộ công chức khi thực hiện công vụ.

Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự về vấn đề này cần phải chú ý tới bảo vệ tối đa quyền lợi của đương sự, nhà nước và của xã hội khi tiến hành hoạt động công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi.

Đồng thời cần đảm bảo tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia; thúc đẩy quá trình giao lưu dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi ở nước ta.

Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật của các nước và kinh nghiệm của họ thì một số các trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngồi khơng được cơng nhận cần được sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất, trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của

Tịa án Việt Nam chỉ được từ chối cơng nhận một bản án nước ngồi nếu bản án đó đáng lý ra phải thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp Tịa án nước ngồi ra bản án khơng có thẩm quyền theo các qui định của luật pháp nước đó hoặc của các nước có liên quan thì Việt

quyết định dân sự đó. Do vậy, qui định trong Bộ luật tố tụng dân sự cần sửa đổi là: Nếu Tịa án đã ra bản án khơng có thẩm quyền. Chúng ta đã ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong thời gian gần đây và đã khắc phục thiếu sót này hoặc rằng có thể trực tiếp đề cập trong mục "Từ chối công nhận" hoặc đề cập ở mục "Điều kiện công nhận" (theo khoản 2 Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Trung Hoa) và học tập những quốc gia có hệ thống pháp luật tiên tiến và về vần đề này như pháp luật của Pháp chẳng hạn.

Thứ hai, Các trường hợp cần bổ sung thêm là trường hợp nếu bản án

nước ngoài được đưa ra bằng cách gian lận thì Tịa án nước ta không nên công nhận và thi hành bản án đó; trong các trường hợp luật mà Tòa án áp dụng theo pháp luật Việt Nam; để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam thì Tịa án nước ta khơng nên cơng nhận một bản án của nước ngoài về các vấn đề như thuế quan, hành chính, an ninh xã hội...như theo quy định của nước Anh. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu để có thể được áp dụng cho pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.

Một vấn đề nữa cần được quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng đó là có nên cơng nhận và thi hành những bản án về đền bù thiệt hại chẳng hạn, mà theo mức thu nhập của người dân ở các nước đã ra bản án là rất lớn, ví dụ: như trong các trường hợp gây thương tích, tại nạn... mà cơng dân, pháp nhân của Việt Nam khơng thể có khả năng chi trả. Nếu Tịa án của Việt Nam cơng nhận và thi hành bản án loại đó thì có thể dẫn đến tình trạng phá sản của cá nhân và pháp nhân nào đó thì điều đó là khơng nên.

Thứ ba, cần qui định thời gian tiến hành các thủ tục công nhận bản án,

quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam rút ngắn hơn để các đương sự không phải mất thời gian chờ đợi khi họ đã quá mệt mỏi phải theo các thủ tục tố tụng ở nước ngoài. Hiện nay, Việt Kiều ở nước ngồi vẫn cịn vất vả và khó khăn nhất định nên điều kiện kinh tế cũng rất khó khăn khi phải về nước quá lâu như: chi phí đi lại, ăn ở, tạm nghỉ việc...

Thứ tư, cần qui định một số điều kiện mặc nhiên công nhận những

bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài liên quan đến các quyền nhân thân của một con người và khơng có u cầu thi hành án tại Việt Nam ví dụ như: các bản án thuận tình ly hơn, chấm dứt việc nuôi con nuôi... Việc qui định đó sẽ giảm bớt một cơng việc khơng nhỏ của cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn hồn cảnh của cơng dân Việt Nam đang làm ăn, sinh sống, học tập ở nước ngoài. Qui định như vậy cũng thể hiện tính linh động của một qui phạm pháp luật, vừa có tính khả thi cao.

Chúng ta có thể nghiên cứu để qui định: Tòa án nhân dân khi xem xét và quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam chỉ cần một thẩm phán xem xét quyết định đối với những trường hợp đơn giản, liên quan đến quyền nhân thân, không liên quan đến quyền tài sản là đủ. Còn đối với những bản án, quyết định dân sự liên quan đến việc thi hành là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thì mới đặt ra vấn đề công nhận và thi hành theo qui định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 112 - 115)