Khái niệm chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 36 - 42)

Hiện nay thực tiễn tư pháp quốc tế đã cho thấy xu thế chung của các quốc gia là chuyển đối đầu sang đối thoại nhằm xích lại gần nhau hơn, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Chính vì vậy, việc ký kết và tham gia các văn bản điều ước quốc tế song phương và đa phương ngày càng nhiều. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động tư pháp nhằm tạo cơ sở cho các cơ quan tư pháp của các quốc gia trong việc xét xử, giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động... và trong việc thi hành các bản án đó để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự là cơng dân, pháp nhân của mình ở nước ngồi và ngược lại.

Cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi là một trong những vấn đề thuộc về tố tụng dân sự quốc tế, tố tụng dân

sự quốc tế là phần đặc biệt của tư pháp quốc tế. Bản án, quyết định dân sự của quốc gia hữu quan phải phù hợp với đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế, đó là các quan hệ mang tính tài sản và nhân thân phi tài sản có yếu tố nước ngoài (các quan hệ dân sự, kinh tế thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hơn nhân và gia đình mang yếu tố nước ngồi...).

Các qui phạm pháp luật của tư pháp quốc tế sẽ hướng các quan hệ này phát triển bình thường và ổn định.

Bên cạnh đó, về phương diện khoa học pháp lý, các nguyên tắc của Luật quốc tế hiện đại là tư tưởng pháp lý mang tính chất chỉ đạo buộc các quốc gia khi thiết lập các quan hệ phải tuân thủ. Tuy nhiên trong lĩnh vực hoạt động tư pháp nói chung và vấn đề cơng nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi nói riêng của các quốc gia với nhau có những nguyên tắc chi phối trực tiếp đến quan điểm của các quốc gia khi thỏa thuận ký kết các văn bản, điều ước quốc tế hoặc đơn phương đưa ra các qui định về vấn đề này. Sự chi phối của các nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ lợi ích cơng dân, pháp nhân mỗi nước trên lãnh thổ nước khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia của mỗi nước đó trong quan hệ quốc tế.

Đó là những nguyên tắc:

- Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau: Việc hợp tác giữa các quốc gia phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc chung của luật quốc tế hiện đại khơng phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng chủ quyền của nhau nhằm bảo vệ hào bình, an ninh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội khơng gây phương hại cho lợi ích của bất kỳ quốc gia nào.

- Nguyên tắc tự nguyện thực hiện cam kết quốc tế (Pacta Sunt Servanda): Hiến chương Liên hợp quốc qui định: " tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc thực hiện một cách có thiện chí những cam kết theo Hiến

chương Liên hợp quốc nhằm bảo đảm cho mọi thành viên được hưởng những quyền ưu việt do họ là thành viên của Liên hợp quốc". Những cam kết của các quốc gia trong phạm vi quan hệ quốc tế đều phải được thực hiện trong các điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia. Thực tiễn cho thấy, việc các quốc gia hợp tác tích cực để ký được các văn bản điều ước quốc tế đa phương, song phương đã rất quan trọng - song việc thực hiện nó một cách thiện chí, có hiệu quả cho mỗi quốc gia và cho cả cộng đồng lại là vấn đề quan trọng, thiết thực hơn, có ý nghĩa quyết định sự bình ổn, phát triển của đời sống cho toàn xã hội.

- Nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người: Theo luật quốc tế, một trong những yếu tố xác định sự độc lập của một quốc gia trong quan hệ quốc tế là dân cư tức yếu tố con người. Con người là điều kiện quyết định chính, quan trọng nhất cho sự tồn tại bền vững và phát triển đi lên của mỗi quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung. Chính vì vậy, tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người là điều kiện quan trọng để đảm bảo hào bình, an ninh cho mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Trong mọi thời điểm, cùng với vấn đề hịa bình, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ quyền con người trở thành một trong những vấn đề quan tâm số một của mỗi quốc gia và tư pháp quốc tế.

- Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia: Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình. Các quốc gia khác khơng có quyền áp đặt, can thiệp, khơng có một thế lực hoặc cơ quan nào đứng trên quốc gia có quyền áp đặt ra pháp luật và bắt buộc quốc gia thực hiện. Quốc gia chỉ có nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, các qui định của điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết, hoặc tham gia, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế cũng như các điều ước quốc tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

Những nguyên tắc nêu trên của tố tụng dân sự quốc tế ln gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tạo sở vững chắc để làm cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế. Những nguyên tắc đó hồn tồn phù hợp với nội dung và tinh thần của các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.

Yêu cầu công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi thường phát sinh từ sự phát triển và mở rộng các quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội và quan hệ hợp tác nhiều mặt với nước ngồi. Việc cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi được coi như một giai đoạn tố tụng dân sự đặc biệt của mỗi nước và là phương tiện phục vụ thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hoạt động tư pháp giữa các nước trong mọi thời điểm. Chính vì vậy, nó cần phải dựa trên các cơ sở pháp luật nhất định như trên để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế phát sinh về việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi.

Giống như vai trò của nguyên tắc luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế cũng có vai trị rất quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các quan hệ giao lưu dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.

Xuất phát từ tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tư pháp các nước, tư pháp quốc tế Việt Nam bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau: Trong quá trình giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại quốc tế, có rất nhiều chủ thể thuộc các chế độ sở hữu khác nhau cùng tham gia.

lý giữa các chủ thể thuộc các chế độ xã hội khác nhau khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế. Trong các văn bản qui phạm pháp luật Việt Nam như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật quốc tịch, Luật hơn nhân và gia đình... đều thể hiện tinh thần của nguyên tắc này.

Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau được phát sinh từ một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại: nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam (nước sở tại) và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại (nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người), tư pháp quốc tế của phần lớn các quốc gia cũng như của Việt Nam không qui định sự phân biệt đối xử giữa cơng dân nước sở tại và người nước ngồi, giữa người nước ngoài với nhau trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.

Khoản 2 Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định: "Người nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có qui định khác". Như vậy, theo nguyên tắc này, tất cả người nước ngoài cư trú, làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực theo thông lệ quốc tế, người nước ngoài tại Việt Nam cũng bị hạn chế một số quyền nhất định theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Tất cả các quyền và lợi ích chính đáng của người nước ngồi tại Việt Nam được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Về cơ bản không phân biệt đối xử giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngồi và giữa người nước ngoài với nhau tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nguyên tắc công nhận quyền miễn trừ các quốc gia: Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia trong Luật quốc tế hiện đại, quốc gia khi tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế với tư cách là chủ thể đặc biệt thì được hưởng quyền miễn trừ. Quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm quyền miễn trừ tư pháp (như miễn trừ xét xử, miễn trừ áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ án, miễn trừ thi hành án) và quyền miễn trừ về tài sản. Theo nguyên tắc này, nếu không được sự đồng ý của quốc gia thì khơng một cơ quan tư pháp nào quyền xét xử, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho thi hành án đối với các quốc gia cũng như đối với tài sản của nó. Tuy nhiên, hiện nay đa số các quốc gia trên thế giới đều áp dụng học thuyết về "quyền miễn trừ theo chức năng" tức là nếu quốc gia thực hiện các hành vi quyền lực thì quốc gia được hưởng quyền miễn trừ, còn nếu quốc gia thực hiện các hành vi giao dịch dân sự thì khơng được hưởng quyền miễn trừ.

Tư pháp quốc tế Việt Nam cũng như các nước áp dụng học thuyết trên trong giao dịch dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài là xuất phát từ nhu cầu bảo đảm các điều kiện tiên quyết cho sự ổn định và an toàn đối với nền thương mại của mỗi quốc gia và thế giới.

Việc áp dụng chế độ pháp lý về quyền miễn trừ quốc gia theo chức năng đã làm tăng nhanh việc ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại trong giao dịch quốc tế hiện đại.

- Nguyên tắc có đi có lại: Đây là nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế, được áp dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế hiện đại. Nội dung của nguyên tắc này là một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định (chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc) hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài đúng như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước này đã và đang được hưởng ở nước ngồi đó. Tuy nhiên cũng theo ngun tắc này, nếu một quốc gia đơn phương khơng áp dụng chế độ có đi có lại đối với cơng dân và pháp

pháp nhân bị thiệt hại sẽ có những biện pháp hạn chế các quyền lợi của công dân và pháp nhân của nước kia. Hành vi đó được gọi là biện pháp trả đũa hay còn gọi là biện pháp báo phục.

Nguyên tắc có đi có lại được ghi nhận trong tư pháp quốc tế Việt Nam. Khoản 3 Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 qui định: "Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngồi cũng có thể được Tịa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà khơng địi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó".

Nguyên tắc có đi có lại góp phần rất lớn vào việc bảo đảm kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và pháp nhân của công dân nước sở tại cũng như nước ngồi.

Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại cũng như tư pháp quốc tế là những cơ sở, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính tồn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao trùm đối với các vấn đề mà tư pháp quốc tế giải quyết trong đó có vấn đề cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 36 - 42)