VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TỊA ÁN NƢỚC NGỒ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 98 - 105)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự

2.3. VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TỊA ÁN NƢỚC NGỒ

VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TỊA ÁN NƢỚC NGỒI

Do những thực trạng trên dẫn đến thực tiễn trong những năm vừa qua việc công nhận và thi hành các bản án quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam là rất mờ nhạt. Theo số liệu thống kê của Vụ Pháp luật quốc tế và Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp đến nay có hàng trăm trường hợp đến Bộ Tư pháp có đơn u cầu Tịa án nước ta cơng nhận và thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi (chủ yếu về ly hôn) nhưng Bộ Tư pháp từ chối nhận đơn vì khơng thuộc các trường hợp qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Tính đến nay chỉ có duy nhất một đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam. Đó là bản án ly hơn của Cộng hịa Séc đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xem xét và đã ra quyết định công nhận vào năm 1994 tại Quyết định số 191/LHST ngày 28/12/1994. Đây là con số đáng để các luật gia Việt Nam phải suy nghĩ. Nếu các đương sự khơng được Tịa án Việt Nam cơng nhận bản án ly hơn, đương sự chỉ cịn một cách duy nhất là phải trở về nước làm đơn xin ly hơn lại từ đầu tại Tịa án Việt Nam. Thực tế nhiều công dân

Việt Nam phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để theo thủ tục tố tụng này.

Chúng ta nghiên cứu Quyết định số 191/ LHST ngày 28/12/1994 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để có thể giúp thêm phần nào hiểu rõ hoạt động công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam: "Với hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:... Họp phiên tịa cơng khai ngày 28/1/1994 tại... để xét xử sơ thẩm vụ kện xin công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án số MC 767/83 của Tòa án huyện Colomouc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp khắc nay là Cộng hòa Séc giữa nguyên đơn là chị: Henebabilova - 30 tuổi, tạm trú Zahadince và anh Nguyễn Quang Chất - 33 tuổi, trú quán tại 23A Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Xét thấy bản án số 767/83 của Tòa án huyện Colomouc xử việc góp tiền cấp dưỡng nuôi con... Bản án số 767/83 của Tịa án huyện... khơng trái với Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam... Tham dự phiên tịa đại diện Viện kiểm sát Hà Nội sau khi phân tích nội dung vụ kiện...".

Qua tìm hiểu nội dung của Quyết định số 191/LHST trên đã vi phạm qui định tại Điều 15 Pháp lệnh ngày 17/04/1993 là khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngồi khơng được xét xử lại vụ kiện đã được Tịa án nước ngồi tun mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định đó và các giấy tờ kèm theo với các qui định của Pháp lệnh năm 1993 về vấn đề này. Theo lời văn của quyết định "Hội đồng xét xử gồm có..." đây khơng phải xét xử sơ thẩm mà là phiên tịa xét đơn u cầu cơng nhận và thi hành quyết định dân sự của Tòa án Séc tuyên, nếu coi là xét xử thì đã xem cả phần nội dung vụ kiện đó rồi, từ nhận thức như vậy, Hội đồng xét đơn yêu cầu lại có những nhận định sai lầm thiếp theo là đem so sánh việc áp dụng luật của nước ngoài cụ thể là pháp luật của Séc với pháp luật trong nước "không trái với Luật hơn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..." để xem lại nội dung vụ kiện có đúng

pháp luật Việt Nam hay khơng, sau đó quyết định cơng nhận và thi hành hay không công nhận. Đây là quyết định đầu tiên mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành công nhận và thi hành quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi nhưng đã cho thấy quá nhiều sai sót đáng tiếc hay nói cách khác là vi phạm qui định pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận.

Nhìn chung cơng tác thực thi pháp luật về vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nước ngồi tại Việt Nam vẫn bị " trói tay"cho những người có thẩm quyền giải quyết bởi những qui định pháp luật vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là chưa có sự đồng nhất các văn bản pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền liên quan chưa có sự phối hợp tốt nhất trong việc thực thi về vấn đề này. Trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách giải quyết yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định chưa cao dẫn đến việc áp dụng pháp luật khơng đúng tính thần nội dung qui định. Điều này gây rất nhiều thiệt thịi cho các đương sự u cầu được cơng nhận bản án hay quyết định của Tịa án nước ngồi đã tun, khơng đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của họ. Bên cạnh đó việc thực thi pháp luật về việc cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước khơng tốt gây sự hoang mang cho những cá nhân, pháp nhân nước ngoài khi đến Việt Nam để làm ăn, sinh sống cũng như công dân Việt Nam đang làm ăn, sinh sống, học tập ở nước ngồi. Từ đó có thể ảnh hưởng cả đến vấn đề ngoại giao với các nước khác. Chính vì vậy, muốn bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho công dân nước mình cũng như cơng dân, pháp nhân nước ngồi thì việc thực thi pháp luật về việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi cần phải thực hiện triệt để và cấp thiết, tuy nhiên muốn làm được điều này rất cần có sự quan tâm, nghiên cứu sâu hơn của các nhà làm luật nước ta.

Có thể nói, việc ghi nhận các qui phạm pháp luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi trong các văn bản pháp luật trong nước là một cố gắng rất lớn của Nhà nước ta trên con đường hội nhập quốc tế. Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định

dân sự của Tịa án nước ngồi được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương đã tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức của nước ngoài được bảo đảm quyền lợi hợp pháp nhanh chóng ở Việt Nam và ngược lại, tạo cơ sở để người Việt Nam khi đi xa vẫn yên tâm bởi sự bảo hộ từ Nhà nước mình, cũng như người nước ngoài đến Việt Nam mà cảm thấy như ở nhà mình. Các văn bản pháp luật khác của quốc gia như Bộ luật tố tụng dân sự, Hiến pháp, Nghị định 70/CP... qui định trình tự, thủ tục, điều kiện... cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam tạo ra khung pháp lý để người Việt Nam, cũng như người nước ngồi biết họ phải làm gì để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì các qui định về cơng nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi trong các văn bản pháp luật trên cũng dần bộc lộ những bất cập, hạn chế hay khơng cịn phù hợp với tình hình hiện nay. Thiếu các văn bản hướng dẫn cũng như các Bộ luật cần thiết, các văn bản luật không thống nhất. Từ đó khơng những ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức yêu cầu công nhận mà cịn gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền xem xét việc yêu cầu cơng nhận, dẫn đến tình trạng không hiệu quả đối với cơng tác này. Vì vậy, việc hoàn thiện các qui định hiện hành, ban hành Bộ luật Thi hành án trong đó có qui định về cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam là cần thiết và cấp bách.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ những phân tích ở trên có thể rút ra những kết luận cơ bản như sau: Nhà nước ta cũng cần chú trọng đến việc tham gia các điều ước quốc tế đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự khi yêu cầu công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài. Thời kỳ mở cửa đã tạo điều kiện cho nhiều công dân Việt Nam ra nước ngồi học tập, làm ăn... ở đó họ phát sinh những mối quan hệ hơn nhân và gia đình liên quan đến yêu

chăng chúng ta xem xét đến việc tham gia Công ước Lahay năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định về cấp dưỡng, hay Cơng ước NewYork năm 1956 về trích tiền cấp dưỡng cho người ở nước ngồi...

Bộ luật tố tụng dân sự ra đời và dành một phần riêng cho vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi là cơ sở pháp lý quan trọng trong tư pháp Việt Nam. Điều này khẳng định vị trí của vấn đề này đã có tầm cao mới trong việc mở rộng giao lưu dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi, khẳng định tinh thần bảo vệ quyền con người của Nhà nước ta. Việc qui định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục, điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam đã giúp cho các cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước dễ dàng thực hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi u cầu cơng nhận, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Mặc dù vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cịn có những qui định chung chung, chưa rõ ràng nên cần phải được bổ sung, sửa đổi hay hướng dẫn cụ thể hơn như:

- Qui định: về việc không công nhận bản án, quyết định nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ không được triệu tập hợp lệ. Thế nào được coi là "hợp lệ", hợp lệ theo pháp luật của quốc gia tuyên bản án, quyết định hay theo pháp luật của quốc gia được yêu cầu công nhận? Pháp luật của mỗi quốc gia có thể là khác nhau nên có thể hợp lệ với quốc gia này nhưng lại bất hợp lệ với quốc gia khác. Vậy thì khi xem xét cơng nhận và thi hành bản án, quyết định nước ngồi cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đâu để có một phán quyết hợp lý.

- Để được công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi thì vụ án phải thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Nếu vụ án khơng thuộc thẩm quyền của Tịa án nước ngồi giải quyết mà nó

phải thuộc thẩm quyền giải quyết của nước thứ ba liên quan thì chúng ta sẽ không xem xét công nhận, đây là một qui định chưa chặt chẽ và gây bất lợi cho các đương sự có quyền lợi hợp pháp cần được bảo vệ.

- Bản chất của việc công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự và của Nhà nước Việt Nam. Vì thế việc qui định trong khoản 6 Điều 356 của Bộ luật tố tụng dân sự: Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là khơng chính xác. Bởi vì, chỉ hậu quả của hành vi cơng nhận trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam thì mới khơng nên cơng nhận.

- Thời gian để công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi theo qui định của Bộ luật tố tụng là quá dài.

- Hội đồng xét đơn yêu cầu qui định cứng nhắc là phải có 3 thẩm phán, bởi thực tế có những yêu cầu công nhận về ly hôn hay cấp dưỡng chẳng hạn rất đơn giản, nên qui định này nên mềm dẻo hơn không nhất thiết là 3 thẩm phán trong phiên họp xét đơn yêu cầu.

Nộp lệ phí khi yêu cầu công nhận là một nghĩa vụ bắt buộc đối với người yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi. Điều này được qui định trong Nghị định 70/CP của Chính phủ Việt Nam. Nghị định đã có những qui định rõ ràng khoản tiền phải nộp. Tuy nhiên, trong Nghị định này việc chia các mức lệ phí phải nộp đối với đương sự yêu cầu công nhận không thống nhất dễ tạo sự hiểu lầm cho các nước khác về phân biệt đối xử.

Hiến pháp năm 1992 mặc dù có sửa đổi nhưng vẫn qui định chưa đầy đủ về chức năng của Tịa án nên khơng có qui định về chức năng "cơng nhận và thi hành" mà Tòa án thực tế vẫn phải thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi.

Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương pháp luật. Nhưng nó vẫn mang tính lạc hậu, bao cấp. Về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam còn chung chung hay thiếu những qui định thiết thực chẳng hạn như chưa có qui định về việc chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bản án, quyết định được công nhận và thi hành.

Các văn bản pháp luật trên là những căn cứ pháp lý quan trọng trong việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, bên cạnh những kết quả thu được từ việc thực thi pháp luật thì có những nhược điểm cần hoàn thiện.

Trong thực tiễn hiện nay, công tác thực thi pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi thật đáng tiếc chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Bởi hệ thống pháp luật về lĩnh vực này cịn chưa hồn thiện, chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan, trình độ của các thẩm phán cịn hạn chế. Ví dụ, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là một Tòa án trung tâm nhưng trong nhiều năm qua cũng chưa có một u cầu cơng nhận bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi nào được công nhận tại đây. Theo thống kê từ năm 2004 đến nay có 5 đơn yêu cầu công nhận bản án của Tịa án nước ngồi về việc ly hơn nhưng có 4 trường hợp khơng giải quyết được vì khơng đủ điều kiện, cịn một trường hợp bản án của Tịa án Nauy thì đương sự tự xin rút đơn nên đình chỉ.

Trên đây là những kết luận rút ra những tích cực để phát huy, đồng thời cần sớm thay thế, sửa đổi, bổ sung, những hạn chế đã thấy để hoàn thiện hơn pháp luật về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, để vấn đề này thực sự đi vào cuộc sống và phổ biến, từ đó quyền lợi của cá nhân pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; cá nhân, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được bảo vệ tối đa.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 98 - 105)