CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 65 - 68)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự

2.2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Thực tiễn của giai đoạn hiện nay cho thấy, ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động với nhịp độ tăng trưởng cao dẫn đến hệ quả tất yếu các quan hệ giao lưu dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động... có nhân tố nước ngồi ngày càng phát triển, phong phú, đa dạng và cũng phức tạp hơn. Tình hình đó, địi hỏi các quốc gia phải có các qui phạm pháp luật được xây dựng theo mục đích chung điều chỉnh các quan hệ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho cơng dân, pháp nhân mỗi nước khi thiết lập các quan hệ trong phạm vi quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, hịa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác.

Cho đến nay, ở nước ta chưa có một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế. Tuy vậy, các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam ít nhiều đều chứa đựng các qui phạm của tư pháp quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động lập pháp của nhà nước ta cũng được chú trọng với sự ra đời của các văn bản pháp qui quan trọng trong đó có qui định về việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi. Nhà nước ta đã cố gắng tạo ra hành lang pháp lý đẩy đủ cho hoạt động công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, nhưng đây vẫn còn là một vần đề còn mới mẻ đối với lý luận và thực tiễn của Việt Nam cho nên trong thời gian qua áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 bên cạnh những điều đã đạt được cũng có những

vướng mắc hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn thi hành.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi rất lớn về qua niệm, đường lối, chính sách về vấn đề đối ngoại nhằm mục đích mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực với các quốc gia khác, đưa Việt Nam hòa nhập vào xu thế chung của cộng đồng thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực tương trợ tư pháp quốc tế, Nhà nước ta đã ký các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương trong đó có các vấn đề cơng nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam. Các điều ước quốc tế đó là cơ sở pháp lý đầu tiên tạo điều kiện cho các cơ quan tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành hoạt động tố tụng trong khuôn khổ qui định của pháp luật, bảo vệ được các quyền lợi của đương sự trong các bản án, quyết định dân sự do Tòa án nước ngồi tun. Tuy nhiên chỉ có những qui định của các hiệp định tương trợ tư pháp khơng thơi thì chưa đủ, bởi ngay các hiệp định đó cũng có những bất cập đáng kể do đó địi hỏi cần phải chuyển hóa các điều ước quốc tế vào các qui phạm pháp luật quốc gia một cách cụ thể về mặt thủ tục tố tụng cũng như phạm vi thẩm quyền của các cơ quan hữu quan liên quan đến vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi thì mới đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó. Chính vì vậy năm 2004 trong Bộ luật dân sự đã đưa vấn đề này vào một phần trong Bộ luật. Bộ luật kế thừa qui định của Pháp lệnh năm 1993 về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi. Những quan hệ pháp luật về nội dung là cơ sở cho một hình thức tố tụng gọi là chung là "tố tụng dân sự" [19].

Để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn tư pháp trong điều kiện nước ta đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, giao lưu dân sự quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng, Bộ luật dân sự ra đời ban hành những qui định đầy đủ hơn về trình tự tố tụng để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành xét đơn

quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam. Theo qui định của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền là xét đơn yêu cầu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định dân sự đó là cơ quan thi hành án dân sự của Việt Nam. Hành vi của các chủ thể nêu trên và các đương sự chịu sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Về nguyên tắc nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự nên các cơ quan có thẩm quyền chỉ tiến hành việc công nhận hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngồi khi có đơn u cầu hợp lệ của đương sự.

Các nguồn khác nhau của pháp luật quốc gia trong việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi, các nguồn này là không thể thiếu được [14. tr. 25-27]. Bởi vì, các điều ước quốc tế không thể giải quyết được hết vấn đề này, ngay cả những vấn đề được các điều ước quốc tế giải quyết thì chúng cũng cần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của quốc gia tức là chuyển hóa điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luận văn ThS Luật 60 38 60 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)