Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 113 - 124)

3.2. Các giải pháp bảo đảm vai trò của báo chí trong việc phổ

3.2.6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác

phổ biến,giáo dục pháp luật cho nông dân

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó các ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng góp phần đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác phổ biến, GDPL là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực tế chỉ ra rằng, nếu không có sự lãnh đạo của các ủy Đảng, chính quyền địa phương thì không thể tổ chức phổ biến, GDPL cho đói tượng là nhân dân nói chung và nông dân nói riêng.

Trong những năm vừa qua hoạt động của các cơ quan báo chí luôn nhận được sự quan tâm lãnh chỉ trực tiếp của Tỉnh ủy và cấp ủy Đảng các cấp, sự phối hợp tạo điều kiện của UBND tỉnh và các cấp chính quyền trong việc định hướng các hoạt động tuyên truyền cũng như tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho các cơ quan báo chí hoạt động. Tuy nhiên trong thời gian qua do công tác phổ biến, GDPL cho nông dân chưa có chương trình riêng của tỉnh nên các cơ quan báo chí chủ yếu chủ động trong công tác phổ biến, GDPL theo các chương trình phối hợp ký kết với các đơn vị như: Sở Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Hội Nông dân tỉnh... Vì vậy trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến công tác phổ biến, GDPL cho các nhóm đối tượng đặc thù, trong đó có đối tượng là nông dân, lực lượng trọng yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đối với các cấp ủy Đảng: Cần xác định rõ việc phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung và nông dân nói riêng là một trong nhưng hoạt động thiết thực thực hiện các chính sách của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về công tác xóa đói giảm nghèo; về đa dạng hóa, xã hội hóa các hình thức phổ biến, GDPL. Bên cạnh đó mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự là những tấm gương trong học tập và chấp hành pháp luật, qua đó phổ biến cho các thành viên trong gia đình và cộng

Đối với các cấp chính quyền: Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, việc đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, GDPL nói chung và phổ biến, GDPL cho nhân dân cũng như nông dân nói riêng trong thời gian tới cần được quan tâm hơn, thể hiện ngay từ khâu lập kế hoạch phổ biến, GDPL đến khâu kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các ban, ngành chức năng trong hoạt động phối hợp phổ biến, GDPL.

Có thể nói ở nơi nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy và chính quyền địa phương thì ở nơi đó công tác phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung và nông dân nói riêng sẽ gặp nhiều thuận lợi, đạt chất lượng và hiệu quả cao, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên rõ rệt.

Kết luận chương 3

Như vậy, dù dưới góc độ lý luận hay thực tiễn như đã đề cập ở chương 1 và chương 2 của luận văn, một lần nữa cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của báo chí trong việc phổ biến, GDPL cho người dân nói chung, nông dân Thanh Hóa nói riêng. Đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới đất nước với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng công tác phổ biến, GDPL, xem đây là một nhiệm vụ chính trị cực kỳ quan trọng của các cơ quan báo chí nhằm không ngừng nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Phổ biến, GDPL góp phần to lớn trước hết vào việc hình thành nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cùng với giáo dục đạo đức, phổ biến, GDPL của báo chí góp phần giúp người nông dân đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, hiện tượng pháp lý, tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại. Vì vậy, các cơ quan báo chí phổ biến, GDPL cho nông dân phải quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về GDPL. Gắn phổ biến, GDPL với việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lồng ghép với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở khu dân cư và các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Phổ biến, GDPL với nâng cao nhận thức về mọi mặt cho nông dân, nhất là ý thức của nông dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng chính quyền vững mạnh. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí phải giữ vai trò nòng cốt trong việc phổ biến, GDPL cho nông dân trên địa bàn tỉnh; phổ biến, GDPL cho nông dân phải gắn với yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN ở địa phương. Không ngừng nâng cao năng lực phổ biến, GDPL cho đội ngũ cán bộ, phóng viên. Đổi mới nội dung, chương trình phổ biến, GDPL cho nông dân phù hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương ở từng thời điểm cụ thể. Lựa chọn và hoàn thiện hình thức phổ biến, GDPL phù hợp cho đối tượng là nông dân. Làm tốt công tác phổ

mức thấp nhất các vi phạm pháp luật. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung, nông dân nói riêng thì sẽ có sự quan tâm đầu tư về thời gian, kinh phí, nguồn nhân lực của toàn xã hội cho công tác này thì kết quả pháp luật sẽ nhanh đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Đây cũng là động lực lớn để chúng ta đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” thực sự của dân, do dân, vì dân, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân trí và trình độ hiểu biết pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội.

Cùng với việc chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng. Một trong những biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt đó là phổ biến, GDPL. Đây là một biện pháp không thể thiếu được trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm hình thành một cách bền vững ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của người dân. Xác định đúng tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nên trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta nhấn mạnh phải “phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [22, tr.356]. Đây chính là điều kiện đảm bảo cho công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế thành công, khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với nông dân nói riêng, phổ biến, GDPL có vai trò đặc biệt quan trọng, việc nâng cao hiểu biết về pháp luật cho họ sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi trong việc thực hiện pháp luật, phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong công cuộc XDNTM và đẩy nhanh tiến trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm qua, thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta trên phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình kinh tế - xã

của người dân nói chung và nông dân nói riêng được nâng lên một bước. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, với những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, trên địa bàn nông thôn cũng đặt ra những vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc, đó là những giá trị truyền thống dần bị mai một, trong đời sống xã hội nông thôn cũng nảy sinh những bất cập như: hiện tượng tranh chấp đất đai; quyền thừa kế; hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản; đền bù, giải phóng mặt bằng, một số tệ nạn xã hội cũng đã len lỏi vào những xóm làng bình yên trước kia như ma túy, cờ, bạc, số đề…

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật và nếp sống làm theo Hiến pháp và pháp luật của người dân, trong đó có nông dân vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn bị chi phối nhiều bởi những tập tục của địa phương. Tình trạng nông dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết vẫn còn khá phổ biến, cá biệt có những nơi diễn biến phức tạp.

Với đề tài “Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” trong quá trình nghiên cứu thực trạng công tác này trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua đã cho thấy công tác phổ biến, GDPL của các cơ quan báo chí cho người dân nói chung và nông dân nói riêng đã từng bước được quan tâm, có sự đầu tư thỏa đáng và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được có lúc, có nơi, đặc biệt là ở một số cơ quan báo chí trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như đã được đánh giá trong chương 2 của luận văn. Vì vậy trong thời gian tới, trên cơ sở của những quan điểm về bảo đảm phổ biến, GDPL cho nông dân ở tỉnh Thanh Hóa cần có sự nghiên cứu, vận dụng và tiến hành đồng bộ 6 giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác này.

Trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều như hiện nay, công tác GDPL cho nông dân tỉnh Thanh Hóa lại càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì nếu làm tốt công tác phổ biến, GDPL sẽ góp phần nâng cao dân trí nói chung, trình độ hiểu biết pháp luật nói riêng. Khi họ đã hiểu biết pháp luật, tạo được niềm tin ở pháp luật sẽ có ý thức chấp hành pháp luật,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 9-12-2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục,

nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2003), Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 05 tháng 3 năm 2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ văn minh, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương

khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

4. Ban Dân vận Trung ương (2000), Một số vấn đề về công tác vận động nông

dân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa (2004), Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 18-

6-2004 về việc triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Thanh Hóa.

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (1998), Nghiệp vụ phổ biến GDPL, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 8. Bộ Tư pháp (2002), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, GDPL, Hà Nội. 9. Bộ Tư pháp (2004), “Số chuyên đề về thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW của

Ban Bí thư Trung ương Đảng", Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

10. Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và Hội Nông dân Việt Nam (1999), Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQ-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 7-9-1999 về việc phối hợp phổ biến, GDPL cho cán bộ nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, Hà Nội.

11. C.Mác – Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Cục Thống kê Thanh Hóa (2016), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa năm

13. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ tư

Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nhà in Thống nhất, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa

nhiệm kỳ khóa VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 31-7-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng

trong các cơ quan báo chí”, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

26. Trần Ngọc Đường - Dương Thị Thanh Mai (1995), Bàn về GDPL, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Trần Ngọc Đường (2000), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Hồ Viết Hiệp (2000), "Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới", Dân chủ và pháp luật, (9), tr. 15-20.

29. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Cộng đồng làng xã Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn (2004), Giáo trình Triết học Mác-

Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Hội Nông dân Thanh Hóa (1993), Lịch sử phong trào nông dân và hội nông

dân Thanh Hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Nguyễn Linh Khiếu (2016), “Vai trò tất yếu của báo chí trong đấu tranh,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 113 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)