Đổi mới nội dung, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 105 - 108)

3.2. Các giải pháp bảo đảm vai trò của báo chí trong việc phổ

3.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho

dân phù hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương ở từng thời điểm cụ thể

Đối tượng phổ biến, GDPL là nông dân ở tỉnh Thanh Hóa đều có đặc điểm chung là phần lớn sinh sống trên địa bàn nông thôn, trình độ dân trí lại không đồng đều. Vì vậy việc xác định nội dung phổ biến, GDPL phù hợp với trình độ nhận thức cũng như nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân là rất quan trọng.

Trong thời gian qua nội dung phổ biến, GDPL thường chủ yếu tập trung vào những văn bản mới được ban hành. Một số cơ quan báo chí cũng đã có sự chọn lọc nội dung phổ biến, GDPL song vẫn còn khá dàn trải và chỉ tập trung vào việc phổ biến những quy định của pháp luật mà còn thiếu thông tin cập nhật việc thi hành pháp luật trong thực tế cũng như thiếu sự hướng dẫn kỹ năng thực hành pháp luật nên hiệu quả phổ biến, GDPL vẫn chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới nội dung phổ biến, GDPL cho nông dân cần tiếp tục được đổi mới theo hướng sau:

Một là, khảo sát, nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân. Trong thực tế ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có nhu cầu tìm hiểu pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như ở các khu công nghiệp của tỉnh thì sẽ liên quan đến giải

phóng mặt bằng, đền bù đất đai, tái định cư… thì nhu cầu tìm hiểu về các quy định của pháp luật đất đai sẽ cao hơn ở những địa phương khác; hoặc nhưng nơi là vùng nguyên liệu cho các nhà máy như vùng trồng mía, vùng trồng sắn… thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân thường tập trung nhiều vào các quy định của luật Dân sự, các quy định về ký kết hợp đồng kinh tế về mua bán sản phẩm…

Bên cạnh việc khảo sát nắm bắt nhu cầu tin hiểu pháp luật của nông dân, các cơ quan báo chí cũng cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật có liên quan đến những vấn đề đang gây bức xúc trong nông dân để tránh xảy ra điểm nóng. Ví dụ như vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; xử lý rác thải, nước sạch, vệ sinh môi trường, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, hay vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở một vài nơi giữa chính quyền và nông dân chưa có sự đồng thuận nên trong nông dân thường có nhóm người hay tập trung lôi kéo đông người gây mất trật tự trị an tại trụ sở UBND cấp xã, cấp huyện và các cơ quan chức năng. Vì vậy cần phải xác định rõ nguyên nhân của những vụ việc gây bức xúc trong nông dân là do chính quyền chưa tiến hành đầy đủ các bước theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết hay do thiếu hiểu biết pháp luật của nông dân nên đã nhận thức sai và dẫn đến việc nảy sinh những bức xúc đó để có định hướng tuyên truyền kịp thời định hướng dư luận quần chúng nhân dân, tạo ổn định xã hội.

Hai là, về nội dung phổ biến, phổ biến, GDPL, bên cạnh những nội dung là các văn bản pháp luật mới, các cơ quan báo chí cần tập trung và thường xuyên phổ biến, GDPL gắn với nhu cầu và lợi ích cụ thể của nông dân. Trong đó, nên chú ý đến các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân; pháp luật Dân sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Khiếu nại và Tố cáo, Tệ nan xã hội, Tài nguyên và Môi trường; các quy định về giải phóng mặt bằng, tái định cư… Yêu cầu quan trọng nhất đối với nội dung phổ biến, GDPL đó là phải gắn với tình huống pháp luật cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Như đã phân tích ở trên, Thanh Hóa là tỉnh có địa bàn rộng, nông dân sinh sống ở các vùng, miền khác nhau (miền biển, đồng bằng, trung du, miền núi),

điều kiện dân trí cũng khác nhau, chính vì thế ngoài những chương trình tuyên truyền kiến thức pháp luật chung, thời gian qua, tùy vào điều kiện của mỗi địa phương, các cơ quan báo chí trong tỉnh đã xây dựng những chuyên đề, nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, GDPL một cách có hiệu quả nhất với nông dân ở từng vùng, miền.

Đối với địa phương các huyện đồng bằng, trung du, vùng biển, cùng với việc tuyên truyền Luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình, Pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường, thị trấn…; phổ biến kịp thời việc sửa đổi, bổ sung một số Bộ luật mới, việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, các cơ quan báo chí tỉnh Thanh Hóa đã tập trung vào đẩy mạnh tuyên truyền vào việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, XDNTM, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Phổ biến cho nông dân những thông tin về pháp luật, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề trực tiếp liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích thiết thực của nông dân như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND xã, phường, thị trấn và của cấp trên có liên quan trực tiếp đến địa phương; các dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng; kết quả thực hiện chủ trương về vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Gắn phổ biến, GDPL cho nông dân với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lồng ghép với việc thực hiện cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động. Thông tin kết quả công tác thanh tra, kiểm tra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị, tình hình thực hiện pháp luật trên địa bàn... giúp cho nông dân hiểu và thực hiện đúng quy chế dân chủ, chỉ rõ được những việc nào nhân dân được biết, được bàn bạc, tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung tuyên truyền vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng và phổ biến các tiến bộ KH-KT vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thu nhập của nông dân, thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn... Tuyên truyền các gương tập thể, các nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện pháp luật ở địa phương; gương người tốt, việc tốt như: đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình… để mọi người làm theo.

Đối với đồng bào miền núi, việc phổ biến, GDPL lại xoay quanh những kiến thức cơ bản về pháp luật như: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các chế độ, chính sách mà Đảng và Nhà nước đặc biệt ưu tiên cho khu vực miền núi. Các đạo luật cơ bản: Luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình, Luật biên giới hải đảo, bảo vệ phát triển rừng, phòng chống ma túy, pháp luật về hôn nhân gia đình, phát huy tập quán tốt đẹp, tăng cường tình làng nghĩa xóm tại cộng đồng dân cư. Nội dung phổ biến, GDPL về đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân đan xen gắn kết với nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, phê phán các hủ tục lạc hậu, trái với pháp luật của Nhà nước, với lợi ích của xã hội, tập thể, kìm hãm văn minh tiến bộ... Tuyên truyền các gương tập thể, các nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện pháp luật ở địa phương để mọi người làm theo. Ngoài những nội dung nêu trên, các cơ quan báo chí cần lồng ghép nội dung hướng dẫn nông dân thực hiện đúng tập quán tốt đẹp, các luật tục còn phù hợp với pháp luật, hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư. Đồng thời chỉ ra cho nông dân thấy được những hủ tục lạc hậu, những luật tục trái với lợi ích của cộng đồng và pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn mới hiện nay, làm tăng ý thức pháp luật, sự hiểu biết pháp luật, tăng đòi hỏi của nông dân trong việc chấp hành và thực hiện pháp luật, kịp thời phát hiện và đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời củng cố, tăng cường niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không dao động trước những thông tin lệch lạc của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)