1.3. Các yêu cầu và điều kiện bảo đảm vai trò của báo chí trong
1.3.1. Yêu cầu đối với phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân qua
1.3.1.1 Yêu cầu về mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân qua
báo chí: Mục đích chính của phổ biến, GDPL cho nông dân là nâng cao khả năng
sử dụng pháp luật, khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, giúp nông dân xóa những tập tục lạc hậu, phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương. Để đạt được những mục đích trên thì phổ biến, GDPL cho nông dân phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
- Một là, báo chí phổ biến, GDPL cho nông dân phải gắn với việc phát huy
vai trò của nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào của dân tộc giai cấp nông dân luôn là lực lượng xã hội có đóng góp to lớn đóng góp sức người, sức của cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và có nhiều chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
quốc tế, người nông dân phải là người có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có trình độ sản xuất tiên tiến và có đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò là trung tâm, nòng cốt trong phong trào XDNTM. Vì vậy, việc trang bị kiến thức cho nông dân, nhất là kiến thức pháp luật là yêu cầu cấp thiết trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đã tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Thời gian qua, báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác phổ biến, GDPL cho nông dân, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với nông dân, giúp cho đông đảo nông dân kịp thời tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó, báo chí còn góp phần phản ảnh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương những gương nông dân tiêu biểu trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật của nông dân trong xã hội, củng cố niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong giai cấp nông dân. Đặc biệt, báo chí đã nêu các vụ việc cụ thể, đặc biệt là những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, đồng thời lồng ghép việc phân tích, phổ biến, GDPL có liên quan, tỏ thái độ định hướng dư luận xã hội để tạo ra sức mạnh chung lên án, đấu tranh với những vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo vệ công lý. Việc lồng ghép này khiến nội dung tuyên truyền hấp dẫn hơn… Nhìn từ một khía cạnh khác, báo chí cũng đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, báo chí cũng là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Báo chí phản ảnh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật.
- Hai là, báo chí cần gắn việc hiểu biết pháp luật thói quen xử sự theo pháp
luật và có kỹ năng thực hiện pháp luật của nông dân.
Mục đích phổ biến, GDPL cho nông dân là cung cấp kiến thức về pháp luật cho người nông dân để mở rộng tri thức pháp luật cho họ. Nhưng trong thực tế, không ít người mặc dù có tri thức về pháp luật nhưng ở họ không có tình cảm đúng
đắn với pháp luật nên không xử sự đúng theo quy định của pháp luật. Nếu chỉ dừng lại ở việc hiểu những quy định của pháp luật nhưng họ không thực hiện hoặc thực hiện với thái độ thiếu tự giác, không tích cực thì hiệu quả của phổ biến, GDPL sẽ không cao, mục đích của phổ biến, GDPL không đạt. Vì vậy có tri thức về pháp luật phải đi đôi với thói quen xử sự theo pháp luật và có kỹ năng thực hiện nó. Trong thực tế, nếu không được hướng dẫn kỹ năng thực hiện pháp luật thì người nông dân rất khó khăn trong việc sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.
Với phương thức đưa tin phong phú, từ các hình thức báo chí truyền thống cho đến thông tin điện tử hiện đại phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, báo chí hiện đại đã đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi về thông tin ngày càng cao của công chúng. Với lực lượng đông đảo, nông dân Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường công chúng báo chí lớn, hấp dẫn và nhiều tiềm năng. Cùng với sự bùng nổ thông tin mang tính chất quốc tế, với số lượng lớn các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử, chưa bao giờ Việt Nam lại có sự đa dạng, phong phú về loại hình, số lượng báo chí như hiện nay. Với số lượng phát hành lớn, phủ sóng rộng, sự kết nối mạng Internet toàn cầu, việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí được thực hiện trên diện rộng, không có loại hình nào ưu việt hơn báo chí. Trên bất kỳ lĩnh vực nào, người nông dân cũng có thể tìm thấy những thông tin từ báo chí, thậm chí có nhiều tạp chí chuyên khảo về lĩnh vực pháp luật, nông dân, nông thôn. Đây là những kênh quan trọng, cung cấp những thông tin hữu ích về pháp luật để mở rộng tri thức pháp luật cho người nông dân, giúp họ có thêm kiến thức sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của chính mình.
1.3.1.2. Yêu cầu về nâng cao chất lượng phổ biến, GDPL cho nông dân qua
báo chí: Chất lượng phổ biến, GDPL cho nông dân trong điều kiện hiện nay được
thể hiện ở một số yêu cầu cơ bản sau:
Yêu cầu về nội dung giáo dục: Nội dung phổ biến, GDPL là yếu tố quan trọng trong hoạt động phổ biến, GDPL, xác định đúng nội dung giáo dục là tiền đề
tốt cho phổ biến, GDPL đạt hiệu quả cao. Đối với phổ biến, GDPL cho nông dân thì nội dung phải đảm bảo yếu tố thiết thực, là những vấn đề mà mà họ đang quan tâm và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân. Những nội dung phổ biến, GDPL phải có ý nghĩa thiết thực trong từng thời gian nhất định, điều này có nghĩa là không chỉ tập trung quá sâu vào văn bản pháp luật mới được ban hành mà còn phải tùy vào thời gian nhất định, tùy vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, hay các vấn đề đang mang tính thời sự ở địa phương như đền bù, giải phóng mặt bằng, báo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội... Bên cạnh đó việc phổ biến, GDPL cần quan tâm đến việc hướng dẫn cho người nông dân biết thực hiện những quy định của pháp luật như thế nào và cách sử dụng nó để bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.
Báo chí đã thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc tế, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân. Thông tin trên báo chí in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã tuyên truyền sâu rộng, có chất lượng, với hình thức phong phú, đa dạng về những là những vấn đề tìm hiểu pháp luật mà nông dân đang quan tâm và nhu cầu tìm hiểu. Báo chí phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tập trung phản ánh một số nhiệm vụ cấp bách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo như tái cơ cấu nông nghiệp, XDNTM, xuất khẩu hàng hóa, xóa đói giảm nghèo. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc phát triển dân chủ xã hội, kịp thời phát hiện, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực xã hội khác, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Báo chí đã làm tốt việc đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên. Đối với các vụ việc nhạy cảm, phức tạp, báo chí đã thể hiện sự chấp hành đúng các quy định của pháp luật; sự chỉ đạo và cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng, tạo được những thông
tin chính xác, kịp thời góp phần ổn định dư luận xã hội. Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) các cơ quan báo chí đã thông tin đến bạn đọc trong cả nước những sai phạm của chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phòng cũng như những vi phạm, sai phạm của ông Đoàn Văn Vươn theo kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng. Một số bài báo đã đi sâu phân tích nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chồng chéo, phức tạp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính quyền các địa phương trong cả nước trong chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật; đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai; đồng thời cũng là bài học để người nông dân tự điều chỉnh các hành vi pháp luật của mình, tránh để xảy ra những vụ việc đáng tiếc tương tự.
Yêu cầu về hình thức, phương pháp giáo dục: Hiệu quả trong công tác phổ
biến, GDPL không chỉ phụ thuộc vào nội dung giáo dục mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hình thức và phương pháp giáo dục, bởi vì để chuyển tải được nội dung phổ biến, GDPL đến đối tượng giáo dục đòi hỏi phải có cách thức và biện pháp tác động phù hợp với khả năng tiếp nhận của từng đối tượng. Đối với nông dân, có thể phân loại các nhóm đối tượng theo độ tuổi, theo trình độ văn hóa, theo địa bàn sinh sống hoặc theo tôn giáo...
Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau có thể sử dụng hình thức và phương pháp khác nhau và có thể sử dụng một hoặc nhiều hình thức kết hợp để nâng cao chất lượng phổ biến, GDPL. Việc sử dụng hình thức và phương pháp phổ biến, GDPL cho nông dân phải gắn với đặc thù của người nông dân, gắn với điều kiện, hoàn cảnh, địa bàn dân cư và gắn với từng thời điểm thích hợp [72, tr.15].
Ví dụ như không thể tổ chức phổ biến, GDPL cho nông dân khi họ đang tập trung sản xuất hoặc thu hoạch mùa vụ; hoặc vào lúc họ đang đi biển... Chỉ có sử
dụng đúng hình thức, phương pháp thì nội dung phổ biến, GDPL mới nhanh chóng đi vào cuộc sống của nông dân.
Với các hình thức thể hiện phong phú: phóng sự, phim tài liệu, tọa đàm, tiểu phẩm pháp luật, thực tiễn xét xử của cơ quan tư pháp; các chương trình, trò chơi truyền hình, văn nghệ, tin tức, thời sự các tiểu phẩm pháp luật, câu hỏi, tình huống có nội dung phổ biến pháp luật; Chương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp; Tiểu phẩm pháp luật; Giao lưu trực tuyến; Ngày hội tư vấn pháp luật; Ngày hội tư vấn pháp luật; Tin, bài tuyên truyền pháp luật... qua kênh truyền hình, báo chí để giới thiệu những văn bản pháp luật quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống của người nông dân, Tư vấn, Hướng dẫn, thủ tục hành chính, giải đáp các thắc mắc liên quan đến pháp luật cho người dân và thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật thông qua vụ việc cụ thể... nên nội dung phổ biến, GDPL qua báo chí thường nhanh chóng đi vào cuộc sống của nông dân.